d. Hoạt động văn hó a thể thao
4.1.1.2. Nâng cao tỷ lệ che phủ rừng
Giữ ổn định diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ xung yếu, rừng đang tái sinh phục hồi, đánh giá giám sát quá trình phục hồi rừng; phát triển rừng trồng mới; phòng chống và kiên quyết xử lý việc chặt phá, đốt rừng, khai thác trái phép hoặc chiếm dụng đất rừng. Phấn đấu đến năm 2015 đạt mức độ che phủ trên 20% năm 2015 và năm 2020 duy trì 20% diện tích tự nhiên toàn huyện. Việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang các hình thức sản xuất khác, đặc biệt là nuôi tôm là không cần thiết và về lâu dài không có lợi cho môi trường sinh thái và nền sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Những yếu tố trên đòi hỏi diện tích rừng Bến Lức cần phải không ngừng tăng lên về sô lượng và chất lượng chứ không phải chuyển đổi rừng sang các mục đích khác như quy hoạch của dự án.
Phương án phát triển cho việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng tại địa phương là: phát triển rừng kết hợp với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, hạn chế tối thiểu việc chuyển diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất sang các hoạt động nuôi trồng thủy sản và các mục đích phi nông nghiệp, các giải pháp thực hiện là:
- Xây dựng bản đồ phân bố các giống loài động thực vật rừng.
- Xây dựng quy chế xử phạt nghiệm đối với đối tượng, tổ chức khai thác đánh bắt trái phép các loài động thực vật rừng.
- Nghiêm cấm mọi hình thức chuyển đất rừng sang đất thủy sản, trồng trọt.
- Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng, bổ sung lực lượng, trang thiết bị phục vụ công tác PCCR, bảo vệ tài nguyên rừng.
- Phủ xanh đất trống đồi trọc dưới hình thức giao đất khoán rừng cho người dân và Nhà nước trực tiếp kiểm tra.
- Bảo vệ và cải thiện các khu rừng đặc dụng:
+ Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và dự báo xu thế biến đổi tài nguyên rừng đặc dụng.
+ Đánh giá vai trò, chức năng của các khu rừng đặc dụng và các khu bảo tồn quốc gia trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn rửa trôi, phòng chống thiên tai.
+ Xây dựng mô hình phát triển và quản lý các vùng đệm.