b. Điện
3.1.1.2.2. 3 Phát triển nông nghiệp nông thôn
Kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu GDP, năm 2000 là 21%, năm 2005 11%, năm 2010 là 5% so với tổng GDP. GDP nông nghiệp năm 2005 là 293,3 tỷ đồng, năm 2010 là 387 tỷ đồng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp phù hợp với cơ cấu kinh tế chung trên địa bàn; nhịp độ tăng trưởng bình quân 4% năm, trong giai đoạn (2006 – 2010). Đến 2020 nhịp độ tăng 6% cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
• Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, chuyển một phần diện tích lúa và cây trồng năng suất thấp sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được phê duyệt. Chú trọng công tác chuyển giao khoa học – kỹ thuật, đầu tư thâm canh, thay đổi giống mới... để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
• Về chăn nuôi cần khôi phục lại đàn gia cầm sau tái phát dịch cúm gà vừa qua, đồng thời tiếp tục phát triển theo mô hình bán công nghiệp, công nghiệp để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Chú ý phát triển chăn nuôi bò trong các hộ gia đình gắn với trang trại. Phấn đấu tăng tỷ trọng chăn nuôi đạt từ 30 – 35% so với giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp.
• Đa dạng hóa các mô hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp để giải quyết các vấn đề về vốn, lao động, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Phát triển các dịch vụ phục vụ nông nghiệp nông thôn làm cầu nối gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và thị truờng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.
• Đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như đường liên xã Bình Đức – Thạnh Lợi, đưa 1.800 hộ dân vào định cư ở các cụm tuyến dân cư vượt lũ, cải tạo lưới điện nông thôn, đầu tư chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường... hỗ trợ vốn tín dụng, đầu tư vốn sự nghiệp nông, lâm nghiệp để tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, giảm cách biệt mức sống giữa thành thị và nông thôn.