d. Hoạt động văn hó a thể thao
4.1.4.2. Về Giải pháp Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch
a) Về công tác quản lý cần bổ sung thêm một số giải pháp sau
(1) Giải pháp bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường trên địa bàn đến năm 2020: gồm các nội dung
- Về thể chế và bộ máy bảo vệ môi trường - Về quản lý và khai thác, sử dụng tài nguyên - Về nhiệm vụ bảo vệ môi trường
- Bổ sung, hoàn thiện chính sách - Về định hướng phát triển bền vững
- Về nhiệm vụ kế hoạch hóa trong lĩnh vực bảo vệ TN&MT - Về hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường - Về đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường - Về phát triển KH&CN cho lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Về xã hội hóa nhiệm vụ bảo vệ môi trường
(2) Giải pháp tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn.
- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh, bổ sung hoặc bãi bỏ cho phù hợp với Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
- Xây dựng cơ chế phối hợp, xác định, phân công rõ trách nhiệm của cơ quan TN&MT và UBND về phối hợp quản lý, kiểm tra, thanh tra các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp.
- Tăng cường hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo hướng phân cấp mạnh về cơ sở, kết hợp quản lý theo sở, ban, ngành chức năng và cơ sở về năng lực kinh phí và trang thiết bị.
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn.
- Tăng cường năng lực giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Tăng cường vai trò của tổ chức, cộng đồng trong các công tác quan trọng như: thẩm định và quản lý hoạt động sau thẩm định ĐTM, giám sát chất lượng môi trường,…
- Tăng cường hợp tác với các huyện, Thành phố trong khu vực về bảo vệ môi trường.
(3) Giải pháp tăng cường áp dụng các công cụ pháp lý và kinh tế trong các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn:
- Xây dựng và ban hành quy chế bảo vệ môi trường cho 2 vùng phát triển kinh tế trọng điểm của 2 vùng trên địa bàn.
- Xây dựng và ban hành các quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính áp dụng cho việc tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2020.
- Xây dựng và ban hành các quy định về các mức phạt - khắc phục - bồi thường cụ thể trong việc áp dụng nguyên tắc “ Người gây thiệt hại môi trường phải trả tiền, khắc phục và bồi thường ” sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của huyện.
(4) Giải pháp tăng cường công tác tổ chức, lãnh đạo và phân công trách nhiệm cụ thể trong việc triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn:
- Tổ chức phân công triển khai thực hiện các nội dung cụ thể của đề án, quy hoạch và kế hoạch hoạt động bảo vệ môi trường hàng năm đến các ngành, các cấp, các đoàn thể; phân công chủ trì, phối hợp đồng bộ cụ thể hóa đầy đủ, chi tiết vào kế hoạch hàng năm; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện đề án, quy hoạch và kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn.
- Thành lập Tiểu Ban phát triển bền vững nhằm tham mưu và tổ chức thực hiện sự nghiệp phát triển bền vững của huyện, phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa các phân vùng phát
triển kinh tế - xã hội và quản lý môi trường trên địa bàn và phối hợp hoạt động với các địa phương có liên quan trong tỉnh Long An và cả nước.
b) Về công tác tổ chức thực hiện quy hoạch
Trên cơ cơ sở phân công tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bến Lức đến năm 2020 đã được trình bày trong (mục 7.8) của dự án, thì dự án bổ sung việc thực hiện về công tác bảo vệ môi trường cho các cơ quan, ban, ngành cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 4.4: Phân công trách nhiệm bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch kinh tế xã hội huyện Bến Lức đến năm 2020
STT Cơ quan, tổ chức Nhiệm vụ phân công
01 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Phối hợp các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường.
- Giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.
02 Các Phòng, Ban, Ngành; UBND huyện; các tổng công ty và các Công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung Nghị quyết 41- NQ/TW của Bộ Chính trị.
- UBND huyện trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp phân bố chi ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương và với mục tiêu của chương trình hành động của Ban Thường vụ Huyện ủy.
03 Phòng Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì phối hợp với Sở, Ngành liên quan, UBND bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
04 Phòng Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài nguyên và Môi trường cân đối, bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện các dự án về bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trường hàng năm trên 1% trong tổng chi ngân sách tỉnh và năm sau cao hơn năm trước ít nhất 10%.
05 Phòng Tư pháp
- Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ và Văn phòng UBND tỉnh rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do UBND tỉnh ban hành trước đây, để đề nghị điều chỉnh, bổ sung hoặc bãi bỏ cho phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
- Phối hợp nghiên cứu đề xuất ban hành các quy định pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh để thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
06 Bộ chỉ huy quân sự , Công an
- Huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý. 07 Phòng Công thương Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, UBND hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp.
08 Phòng Khoa học và Công nghệ
- Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và triển khai áp dụng thành tựu khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ sinh học trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Nâng cao năng lực thẩm định công nghệ môi trường.
09 Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Chủ trì phối hợp với Sở, Ngành liên quan, UBND hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải trong nông nghiệp.
- Quản lý giống cây trồng vật nuôi; đối với hệ thống đê điều, thủy lợi, khu bảo tồn và nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
10 Phòng Xây dựng
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, UBND các cấp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trong đô thị.
11 Phòng Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì phối hợp cùng các Sở, Ban, Ngành xây dựng và trình UBND thực hiện đề án đưa môi trường vào chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông đảm bảo phù hợp với đặc trưng địa lý, sinh thái của tỉnh Kiên Giang.
12 Phòng Giao thông vận tải
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác có pháp luật có liên quan đối với hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động giao thông vận tải.
- Đảm bảo hạ tầng giao thông vận tải trong phòng chống lụt bão, ứng phó sự cố môi trường khi xảy ra sự cố tràn dầu và hóa chất độc hại trên các tuyến đường thủy nội địa và cảng. 13 Phòng Y tế
Hướng dẫn, kiểm tra việc việc quản lý chất thải y tế; công tác bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong các cơ sở y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động mai táng.
14 Ban Quản lý các KCN
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quản lý.
15
Công ty, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp
- Thực hiện đầy đủ hoạt động bảo vệ môi trường, như : xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tập trung; thu hút dự án theo đúng phân khu, loại hình sản xuất đã được phê duyệt; hình thành tổ chức bộ phận chuyên môn để thực hiện chương trình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
16 Các tổ chức, hộ gia
các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn 17 Phòng Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các đoàn thể, UBND các huyện, thị xã Hà Tiên và Tp. Rạch Giá; các Sở, Ban, Ngành tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án về lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.