NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược Huyện Bến Lức (Trang 158 - 176)

d. Hoạt động văn hó a thể thao

5.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU

5.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo

1. Phòng Tài nguyên môi trường - UBND huyện Bến Lức, “Báo cáo tình hình môi trường trên địa bàn huyện Bến Lức”, 12/2009.

2. Chi cục quản lý nước và công trình thủy lợi – Sở NN&PTNT, “Báo cáo kết qủa điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác nước ngầm tỉnh Long An”, 4/2003.

3. UBND huyện Bến Lức, “Điều chỉnh quy hoạch nông – lâm – ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi huyện Bến Lức – tỉnh Long An”, 5/2004.

4. UBND huyện Bến Lức, “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Bến Lức thời kỳ 1998 - 2010”, 5/1999

5. UBND tỉnh huyện Bến Lức, “Quy hoạch sử dụng đất huyện Bến Lức – tỉnh Long An thời kỳ 2002 - 2010”, 11/2003.

6. UBND Huyện Bến Lức, dự thảo“ Báo cáo tình hình thực hiện phát triển KT-XH huyện Bến Lức thời kỳ 2001 – 2005 và định hướng giai đoạn 2006 - 2010”, 10/2005

7. UBND tỉnh Long An, “Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Long An thời kỳ 2005 - 2010”, 10/2005.

8. UBND tỉnh Long An, “Quy họach tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An”, 2/1998

9. UBND tỉnh Long An, “Điều chỉnh quy hoạch phát triển CN-TTCN trên địa bàn tỉnh Long An giai đọan 2005 – 2010 có xét đến năm 2020”, 5/2005.

10.UBND huyện Bến Lức, Đánh giá thực hiện phát triển kinh tế xã hôi huyện Bến Lức 2008

11. UBND Huyện Bến Lức, Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bến Lức đến 2020

12.UBND Huyện Bến Lức, Tình hình kinh tế huyện Bến Lức năm 2009 và chỉ tiêu phấn đấu năm 2010

13.Cục Thống kê tỉnh Long An - Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2008 - Năm 2008.

14.GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng và tập thể tác giả - Đánh giá môi

trường chiến lược – Phương pháp luận và thử nghiệm ở Việt Nam -

NXB Xây dựng, Hà Nội, năm 2006.

15.Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam - Việt Nam: Môi trường và cuộc sống, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội, năm 2004. 16.Trương Mạnh Tiến - Môi trường và Quy hoạch tổng thể theo hướng

phát triển bền vững (Một số cơ sở lý luận và thực tiễn), NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội, năm 2002.

17. Nguyễn Ngọc Sinh, Chu Thị Sàng - Hiện trạng Quy hoạch môi trường ở Việt Nam và định hướng trong thời gian tới - Hà Nội, T.5/2001.

18. Nguyễn Khắc Kinh- Đánh giá môi trường chiến lược – cách tiếp cận mới trong quản lý và BVMT - Tạp chí “ Bảo vệ môi trường “ số 5, năm 2005.

Nhìn chung, các nguồn tài liệu và dữ liệu tham khảo sử dụng vừa có tính chất cập nhật, vừa có tính chất là sách giáo khoa, sách giáo trình và hướng dẫn kỹ thuật phổ cập cho công tác xây dựng báo cáo ĐMC và báo cáo ĐTM dự án đầu tư phát triển, nên cơ bản đã được thử nghiệm, kiểm chứng và có độ tin cậy cao.

5.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập

UBND huyện Bến Lức - phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức. Báo cáo tổng hợp dự án “Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Bến Lức đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Bến Lức năm 2010.

5.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐMC5.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng 5.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng

- Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã huyện Bến Lức.

- Nghiên cứu, khảo sát thực địa.

- Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các quy định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường của huyện Bến Lức và tỉnh Long An.

- Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận.

- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động phát triển KTXH.

- Phương pháp thống kê.

- Phương pháp phân tích, so sánh. - Phương pháp ma trận.

- Phương pháp phân tích lợi ích chi phí.

- Phân tích SWOT (phân tích các điểm mạnh và điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ)

5.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng

Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong quá trình ĐMC có thể được đánh giá theo thang mức định tính như trình bày trong bảng 6.1 dưới đây.

Bảng 5.1. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong quá trình ĐMC theo thang mức định tính

STT Phương pháp ĐMC sử dụng Thang mức định

tính

01 Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan ***

03 Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận ***

04 Phương pháp đánh giá nhanh **

05 Phương pháp thống kê ***

06 Phương pháp phân tích so sánh ***

07 Phương pháp ma trận **

08 Phương pháp phân tích lợi ích chi phí ***

09 Phân tích SWOT (phân tích các điểm mạnh và

điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ) ***

Mức độ tin cậy tổng hợp ***

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường (CEE), năm 2009 Ghi chú

* Mức độ tin cậy thấp (độ chính xác hạn chế)

** Mức độ tin cậy trung bình (độ chính xác có thể chấp nhận) *** Mức độ tin cậy cao (độ chính xác cao)

Theo bảng 5.1, các phương pháp ĐMC đã sử dụng đều có mức độ tin cậy từ mức chấp nhận được đến mức độ cao, trong đó có nhiều phương pháp ĐMC có độ tin cậy cao.

- Thu thập, kế thừa các thông tin: thu thập, tổng hợp các tài liệu về quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Bến Lức: nội dung, phạm vi nghiên cứu của dự án; các mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển; cơ cấu phát triển kinh tế, các phương án phát triển; quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng; định hướng quy hoạch sử dụng đất; các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm …Thu thập, tổng hợp các tài liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và KTXH huyện Bến Lức: điều kiện về địa lý, địa chất; khí tượng thủy văn; các thành phần môi trường tự nhiên; điều kiện KTXH; diễn biến môi trường huyện Bến Lức trong các năm gần đây..

- Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các quy định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường của huyện Bến Lức và Tỉnh Long An..

nước ta hiện nay, phương pháp kết hợp kiến thức chuyên gia có kinh nghiệm về khoa học thực tế từ các lĩnh vực khác nhau và phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá, phát triển ngành được sử dụng chủ yếu trong việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, đây cũng là phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình ĐMC quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyên Bến Lức.

- Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên phương pháp đánh giá tác động môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới. Có hiệu quả cao trong tính toán tải lượng ô nhiễm và đánh giá tác động của các nguồn ô nhiễm, rất hữu ích trong công tác đánh giá tác động môi trường, nhất là trong trường hợp không xác định được các thông số cụ thể để tính toán.

- Phương pháp thống kê; phương pháp lập bản liệt kê, phương pháp phân tích so sánh; phương pháp ma trận, thuộc các phương pháp ĐTM truyền thống đều đã được áp dụng. Các dự án thông thường (không phải là quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch) đều cung cấp các số liệu cụ thể về nguyên liệu, sản phẩm, công nghệ và dòng thải, vì vậy áp dụng các phương pháp truyền thống thường cho kết quả dự báo định lượng và có độ tin cậy cao. Trong khi đó, do tính chất của các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch ở tầm vĩ mô, các số liệu đưa ra không đủ cụ thể và chi tiết, việc áp dụng các phương pháp truyền thống thường chỉ cho kết quả định tính. Phương pháp phân tích, so sánh: đánh giá và phân tích chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn liên quan. Phương pháp ma trận: ma trận được sử dụng để ước tính ở mức độ nào đó các tác động từ các hoạt động của một dự án lên một nguồn. Phương pháp này độ chính xác có thể chấp nhận. - Phương pháp phân tích lợi ích chi phí: là một cách làm dựa trên phương pháp phân tích chi phí truyền thống, một công cụ phân tích kinh tế tính toán của kinh tế tiêu dùng phổ biến. Mục tiêu đặt ra là tìm cách đạt được tối đa lợi ích với chi phí đã cho. Khác với việc phân tích chi phí lợi ích kinh tế thông thường, phân tích lợi ích chi phí không chỉ tính tới các khoản chi phí và thu về bằng tiền tệ và vật chất mà còn xét tới các khoản chi phí và lợi ích không thể

định giá trên thị trường bình thường (như suy thoái tài nguyên, giảm thiệt hại do ô nhiễm...). Với phương pháp này có thể ước lượng được tác động đến tài nguyên môi trường của các hoạt động có liên quan.

- Phân tích SWOT (phân tích các điểm mạnh và điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ): Phân tích SWOT được sử dụng như một phần của việc dự báo tình trạng hiện tại. Nó làm sáng tỏ các vấn đề bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) và các vấn đề bên ngoài (cơ hội và nguy cơ) cần phải được xem xét trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Là công cụ hữu ích để thu nhận các quan điểm khác nhau về tình trạng hiện tại và có thể được sử dụng rất tốt trong các quá trình có sự tham gia của bên khác nhau.

5.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ

Qua việc đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng trong ĐMC quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bến Lức cho thấy, báo cáo ĐMC này đã cố gắng sử dụng tối đa các phương pháp ĐMC và ĐTM hỗ trợ nhằm triết xuất tối đa các thông tin đánh giá môi trường chiến lược cho việc đưa ra các đánh giá xu hướng biến đổi có tính toàn diện hơn và đa chiều hơn, nên việc đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch đã thực hiện trong Chương 3 của Báo cáo có mức độ chi tiết và mức độ tin cậy có thể chấp nhận được, bởi vì các phương pháp sử dụng trong quá trình ĐMC đều có đủ độ tin cậy cần thiết, nhất là trong việc đánh giá các nguồn gây tác động có liên quan tới chất thải, phân tích dự báo xu hướng diễn biến môi trường chiến lược để xác định các vấn đề môi trường cấp bách, cũng như việc đối sánh, lồng ghép và lựa chọn các giải pháp tối ưu hóa cho ĐMC.

Tuy nhiên, đối với hầu hết các nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải, cũng như một số đánh giá về xu hướng biến đổi về các điều kiện tự nhiên và các điều kiện xã hội, thì các đánh giá môi trường chiến lược mới chủ yếu là phép đánh giá dự báo sơ bộ do hiện nay còn thiếu các thông tin, số liệu chi tiết để làm cơ sở cho đánh giá.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. VỀ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP VỚI CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

Báo cáo ĐMC của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bến Lức đến năm 2020 đã đánh giá được những điểm hạn chế của dự án cụ thể: dự án quy hoạch chưa có sự lồng ghép chặt chẽ và phù hợp về bảo vệ môi trường vào trong phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện thông qua việc thiếu hụt hoạch định đầy đủ các định hướng, chỉ tiêu về nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai dự án quy hoạch vào thực hiện phát triển kinh tế - xã hội.

Xuất phát từ việc đánh giá trên, báo cáo cũng đã đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và và cải thiện dự án thông qua việc điều chỉnh tối ưu hóa các quan điểm, mục tiêu, giải pháp các phương án phát triển, các chiến lược, quy hoạch có liên quan khác... Đồng thời cũng đã xây dựng được các chương quản lý giám sát môi trường cho huyện. Mặt khác, báo cáo cũng đưa ra cái nhìn tổng quát về xu thế biến đổi tài nguyên, môi trường dưới áp lực phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Từ đó huyện có những chiến lược, giải pháp phù hợp đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường theo tinh thần Nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ Chính trị : “đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”.

2. VỀ TÁC ĐỘNG XẤU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

1). Nhìn chung, việc triển khai dự án quy hoạch trong thời kỳ từ đây đến năm 2020 sẽ gây nên các áp lực rất cao đối với trạng thái tài nguyên và môi trường huyện, nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng, nhất đối với tài nguyên đa dạng sinh học của huyện, hoặc gây nên rất nhiều khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn,ô nhiễm môi trường, nước, không khí do sản xuất vật liệu xây dựng, hoặc có thể gây nên các tác động phổ biến ô nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng tới đời sống sức khỏe của người dân.

Tuy nhiên, bằng việc huyện đã xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, các nguy cơ nêu trên đều có thể kiểm soát chặt chẽ, đẩy lùi và xử lý triệt để, đồng thời có thể tăng cường cải

thiện chất lượng môi trường và năng lực phát triển bền vững của huyện, nếu như huyện có thể đáp ứng đầy đủ các nguồn vốn đầu tư cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Do vậy, trong trường hợp không thể đáp ứng đầy đủ các nguồn vốn đầu tư cần thiết cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường, thì giải pháp cuối cùng cần dự trù là giảm bớt tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến xuống mức thích hợp với quy mô nguồn vốn đầu tư có thể đáp ứng cho bảo vệ môi trường.

2). Các ngành, lĩnh vực có mức độ tác động xấu đối với môi trường được đánh giá là ở nguy cơ cao, bao gồm: phát triển công nghiệp; phát triển chăn nuôi; phát triển đô thị; phát triển cơ sở hạ tầng; các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và xử lý chất thải tập trung (ngành quản lý tài nguyên và môi trường); phát triển y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; phát triển dân số và lao động. Tuy nhiên, tương tự như trên các nguy cơ tác động xấu này đều có thể kiểm soát chặt chẽ, đẩy lùi và xử lý triệt để, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.

3. VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN

Nhìn chung, dự án quy hoạch này có thể được phê duyệt sau khi đã tiếp thu, bổ sung hoàn chỉnh các ý kiến đánh giá và kết luận của báo cáo và cần lồng ghép chặt chẽ và phù hợp với định hướng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai dự án quy hoạch vào thực hiện phát triển kinh tế - xã hội.

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KHÁC4.1. Kết luận 4.1. Kết luận

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Bến Lức sẽ đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, ổn định trên cơ sở phát đầy đủ những ưu thế về điểm xuất phát, phối hợp gắn kết với các địa phương trong tỉnh Long An. Đồng thời cũng đã phát huy được các lợi thế so sánh của vùng và bối cảnh quốc tế thuận lợi, vị trí địa lý, khả năng giao lưu và hội nhập kinh tế, nguồn tài nguyên đất đai và

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược Huyện Bến Lức (Trang 158 - 176)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w