Hiện trạng phát triển công nghiệp và xây dựng

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược Huyện Bến Lức (Trang 43 - 47)

b. Nhóm đất phèn

2.1.5.2 Hiện trạng phát triển công nghiệp và xây dựng

Tăng trưởng cả năm ước 25,7-26% vượt mức kế hoạch đề ra (đạt 25,0-25,5%). Mức tăng của khu vực này chủ yếu là do sự đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng khoảng 65%. Đa số sản phẩm công nghiệp chủ yếu duy trì được mức tăng trưởng khá cao so cùng kỳ. Kết quả trên một phần do những tháng cuối năm UBND tỉnh tập trung lãnh đạo thực hiện rà soát các dự án đầu tư, tăng cường hậu kiểm đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư; tổ chức các đoàn làm việc, động viên và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có qui mô lớn, thuộc các ngành chủ lực của tỉnh và có khả năng tăng sản lượng, giá trị sản xuất nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp để hoàn thành kế hoạch chung của tỉnh.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp, xây dựng đang gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát trong nước và khủng hoảng tài chính bên ngoài, nhất là đối với các doanh nghiệp trong nước có qui mô đầu tư nhỏ và vừa (chiếm đa số), doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phải nhập khẩu nguyên, vật liệu...; thị trường hàng hoá, bất động sản, chứng khoán không ổn định, ảnh hưởng không tích cực đến đầu tư và sản xuất; tiến độ triển khai của các dự án... Trong những tháng cuối năm UBND

tỉnh chỉ đạo các ngành tập trung rà soát 139 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, qua đó giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đồng thời kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư kéo dài do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp.

- Về tình hình sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp: thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng qui định, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước. Việc sử dụng đất cho phát triển khu, cụm công nghiệp chủ yếu là đất nhiễm mặn, nhiễm phèn, sản xuất nông nghiệp năng suất thấp, bấp bênh. Toàn tỉnh hiện có 18 khu công nghiệp với tổng diện tích 7.719 ha và 43 cụm công nghiệp với tổng diện tích 6.350 ha. Đến nay, có 10 khu công nghiệp đã được UBND tỉnh giao đất và cho thuê đất với diện tích là 2.519 ha; 13 cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh giao đất và cho thuê đất với diện tích 1.128 ha. Diện tích đã giao và cho thuê trong các khu, cụm công nghiệp đến nay là 3.648 ha, với tỷ lệ lấp đầy 34,6%.

Lũy kế đến nay diện tích đã được giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong và ngoài khu, cụm công nghiệp đối với 1.259 dự án đầu tư là 7.668 ha, chiếm tỷ trọng 53%.

2.1.5.3 Hiện trạng phát triển Nông nghiệp:

Ước cả năm đạt tăng trưởng 5,7%, vượt so với kế hoạch 1,2%. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng 10,3%, chủ yếu do sản lượng lúa tăng (tăng 11,7% so với cùng kỳ). Mức tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước (giảm 0,9%). Riêng giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản giảm mạnh (giảm 12,1%) do giá nguyên liệu đầu vào của ngành thủy sản tăng cao đồng thời giá một số loại thủy sản giảm mạnh. Cụ thể:

- Trồng trọt: do thời tiết, giá cả đầu năm tương đối thuận lợi nên diện tích gieo trồng tăng (tăng 28.624 ha lúa so với năm 2007) và cùng với việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây lúa nên sản xuất lúa năm 2008 đạt 2,178 triệu tấn, vượt kế hoạch 14,2%. Các sản phẩm chủ yếu khác hầu hết đều tăng so với cùng kỳ: bắp tăng 3,7%, mía tăng 2,3%, dưa hấu tăng 3,5%, thanh long tăng 24%,… Riêng đay giảm 76,7% do Nhà máy Bột giấy Phương Nam chưa đi vào hoạt động, nông dân chưa yên tâm sản xuất.

- Chăn nuôi: dịch cúm gia cầm cơ bản được khống chế, đàn gia cầm tăng 28,7%; đàn bò tăng 3,3%. Riêng đàn heo do ảnh hưởng của dịch bệnh tai xanh ở các vùng lân cận, thiếu con giống.

- Nuôi trồng thuỷ sản gặp rất nhiều khó khăn. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 9.683 ha, giảm 23,1% so với năm 2007. Diện tích nuôi tôm sú 6.104 ha giảm 32,8%; sản lượng ước đạt 5.136 tấn, giảm 24,5% so cùng kỳ.

Nhìn chung năm 2008 khu vực I tăng trưởng khá cao nhưng còn những khó khăn như: giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thủy sản tăng cao trong khi đó giá nông sản không ổn định, thị trường bấp bênh, tồn đọng sản lượng hàng hoá (lúa) nên hiệu quả sản xuất không cao, gây thiệt hại cho nông dân; nguy cơ thiên tai, dịch bệnh cao; các thách thức hậu gia nhập WTO, nhất là kỹ thuật đầu tư thâm canh ngày càng lớn;

- Thực hiện Chương trình cụm tuyến dân cư vượt lũ tiến độ vẫn còn chậm: đến tháng 11/2008 số hộ bình xét 25.813 hộ, giao nền: 20.433 hộ đạt tỷ lệ 62,3% so với quy mô; vào ở rất thấp mới đạt 9.988 hộ, chỉ đạt gần 50% kế hoạch năm (kế hoạch 20.000 hộ).

2.1.5.4 Tình hình phát triển thương mại - dịch vụ

Dự kiến tuy có mức tăng trưởng khá, nhưng không đạt kế hoạch đề ra (11,2%- 11,5%/KH 12%-12,5%), tương đương so cùng kỳ (năm 2007 tăng 11,2%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng 3,8% so với kế hoạch, tăng 27,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 tăng 3% so với kế hoạch, tăng 30,2% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu năm 2008 tăng 36,6% so với kế hoạch, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Công tác kiểm tra kiểm soát thị trường được triển khai thực hiện thường xuyên, nhưng có nơi, có lúc còn chưa chặt chẽ để xảy tình trạng không kiểm soát được tình hình giá cả thị trường một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn (sốt giá gạo), gian lận thương mại; tình hình buôn lậu trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung lãnh đạo thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu, mở rộng thị trường nội địa và nội khối ASEAN cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường xuất khẩu; đề xuất với Chính phủ các giải pháp giá cả thu mua, xuất khẩu, dự trữ lương thực để tiêu thụ hết sản lượng lúa, gạo hàng hóa trong dân. Tăng cường quản lý, phân công rõ trách nhiệm từng ngành, huyện thị trong công tác kiểm soát chặt chẽ thị trường hàng hóa, ổn định giá cả, tập trung chống

buôn lậu và gian lận thương mại, phát huy giám sát của nhân dân trong công tác quản lý thị trường.

Dự kiến tuy có mức tăng trưởng khá, nhưng không đạt kế hoạch đề ra (11,2%- 11,5%/KH 12%-12,5%), tương đương so cùng kỳ (năm 2007 tăng 11,2%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng 3,8% so với kế hoạch, tăng 27,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 tăng 3% so với kế hoạch, tăng 30,2% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu năm 2008 tăng 36,6% so với kế hoạch, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Công tác kiểm tra kiểm soát thị trường được triển khai thực hiện thường xuyên, nhưng có nơi, có lúc còn chưa chặt chẽ để xảy tình trạng không kiểm soát được tình hình giá cả thị trường một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn (sốt giá gạo), gian lận thương mại; tình hình buôn lậu trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung lãnh đạo thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu, mở rộng thị trường nội địa và nội khối ASEAN cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường xuất khẩu; đề xuất với Chính phủ các giải pháp giá cả thu mua, xuất khẩu, dự trữ lương thực để tiêu thụ hết sản lượng lúa, gạo hàng hóa trong dân. Tăng cường quản lý, phân công rõ trách nhiệm từng ngành, huyện thị trong công tác kiểm soát chặt chẽ thị trường hàng hóa, ổn định giá cả, tập trung chống buôn lậu và gian lận thương mại, phát huy giám sát của nhân dân trong công tác quản lý thị trường.

2.1.5.5 Tình hình phát triển mạng lưới đô thị

29/3/2010, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã ký Quyết định 376/QĐ-BXD công nhận thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An là đô thị loại IV. Đây là căn cứ, động lực quan trọng để Bến Lức vươn lên trở thành đô thị cầu nối giữa TP.HCM với Long An cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Khu vực thị trấn Bến Lức trước đây thuộc tổng Thuận An, huyện Tân Bình, cho đến gần cuối thế kỷ XVII vùng này vẫn còn hoang vu. Trong thời gian đó, số lưu dân người Việt từ miền Trung vào ở Mô Xoài (Bà Rịa) hoặc Bến Nghé - Đồng Nai hay theo sông Vàm Cỏ từ Soài Rạp… lên định cư. Để nối sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và QL1, những năm 1866 thì Bến Lức dần dần trở thành đầu mối giao thông quan trọng là nơi dừng chân của thương gia từ Sài Gòn tới Mỹ Tho và ngược lại. Hiện nay thị trấn Bến Lức là huyện lỵ của huyện Bến Lức có diện tích tự nhiên là 866,54 ha gồm 9 khu phố và 1 ấp Voi Lá, với dân số là 50.282 người…

Theo đồ án quy hoạch mới được duyệt, thị trấn Bến Lức tiếp tục phát triển là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của huyện Bến Lức nói riêng, tỉnh Long An cũng như Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung. Do nằm ở cửa ngõ lại chỉ cách TP.HCM 30km về phía Nam nên Bến Lức có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng. Bến Lức sẽ phát triển dựa trên các đầu mối giao thông quan trọng như (có nút giao trên đường tỉnh 830), QL1A, đường tỉnh 830, sông Vàm Cỏ Đông.

Thế mạnh của Bến Lức trong tương lai chính là phát triển khu đô thị, khu công nghiệp (KCN) và các trung tâm dịch vụ, thương mại, khách sạn, nhà hàng. Hiện các KCN đã phát triển phủ kín 20% diện tích đất tự nhiên. Ngoài ra, các hệ thống hạ tầng cơ sở nội bộ như: giao thông, công viên cây xanh, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện, bến xe… đều được chú trọng đầu tư.

Đặc biệt, sau khi đồ án Quy hoạch chung được UBND tỉnh Long An phê duyệt, Bến Lức đã có Quy chế quản lý xây dựng theo quy hoạch và quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị. Thiết kế nhà ở tại đây đều phát huy đặc trưng đô thị sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Đồ án cũng đã xác định các khu vực mở rộng đô thị, xây dựng các khu đô thị mới đồng thời xác định các tuyến, khu cải tạo, chỉnh trang đô thị…

Phát biểu kết luận tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch và công nhận Bến Lức là đô thị loại IV vừa tổ chức cuối tháng 3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng Cao Lại Quang đã đánh giá cao đồ án này cũng như tốc độ đô thị hóa của thị trấn trong những năm gần đây. Thứ trưởng cho rằng: “Lên đô thị loại IV là cơ hội để Bến Lức tiếp tục đầu tư những đô thị, tuyến phố đồng bộ, đẹp, lối sống đô thị văn minh xứng với vị trí địa lý quan trọng của mình”.

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược Huyện Bến Lức (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w