Quá trình proton hóa zeolite ZSM-5

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất xúc tác trên nền zeolite sử dụng trong công nghệ lọc hoá dầu (Trang 56 - 114)

2.3.2.1 Quy trình công nghệ proton hóa ZSM-5

Hình 2.10: Quy trình công nghệ proton hóa ZSM-5 2.3.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ proton hóa ZSM-5

Số lượng hóa chất cần thiết đề trao đổi ion với 1kg zeolite ZSM-5

Bảng 2.5: Hóa Chất tổng hợp H-ZSM-5 TT Hóa chất Mục đích sử dụng Số lượng cần dùng 1 Dung dịch (NH4)2SO4 20% Cung cấp H+ 3,5 kg 2 Zeolite ZSM-5 Tạo H-ZSM-5 1 kg

Cách thực hiện quá trình proton hóa ZSM-5 thành H-ZSM-5

Bước 1: Chuẩn bị hóa chất như trong bảng 2.5.

Bước 2: Cho dung dịch (NH4)2SO4 20% vào bình phản ứng R1, bật cánh khuấy, gia nhiệt đến 80oC.

Bước 3: Cho zeolite ZSM-5 vào bình R1, giữ nguyên nhiệt độ, khuấy trong thời gian 4h.

Bước 4: Bơm (bánh răng) hỗn hợp trong bình R1 vào hệ thống lọc chân không, lọc rửa cho đến khi hết ion SO42- (thử bằng dung dịch BaCl2).

Quá trình lọc cần rửa sạch triệt để ion SO42-, nếu còn lẫn ion này trong mạng

tinh thể zeolite ZSM-5 trong quá trình sấy sẽ dễ bị phá hủy cấu trúc. Bản chất quá

Dung dịch (NH4)2SO4 20% ZSM-5 Khuấy; 80oC; 4h Lọc, rửa Sấy; 120o; 2h Nung; 500oC; 4h H-ZSM-5

Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 52

trình trao đổi ion là thay thế các ion Na trong mạng tinh thể zeolite ZSM-5 bằng

các ion H+

Bước 5: Lấy zeolite sau khi proton hóa đi sấy ở nhiệt độ 120oC trong thời gian 2h,

sau đó nung ở 500oC trong thời gian 4h, thu được zeolite dạng H-ZSM-5.

2.3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá zeolite ZSM-5

Zeolite H-ZSM-5 sau quá trình kết tinh được đánh giá chất lượng qua các chỉ

tiêu như sau:

- Cấu trúc tinh thể: đo phổ XRD - Độ kết tinh: đo phổ IR

- Diện tích bề mặt riêng, đường kính lỗ xốp: đo BET

- Kiểm tra tỷ lệ SiO2/Al2O3: phân tích XRF

2.3.3 Tạo hạt zeolite H-ZSM-5 2.3.3.1 Quy trình công nghệ 2.3.3.1 Quy trình công nghệ

Hình 2.11: Quy trình công nghệ tạo hạt zeolite 2.3.3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ

Thành phần của hỗn hợp tạo hạt Bảng 2.5: Thành phần tạo hạt zeolite H-ZSM-5 TT Hóa chất Tỷ lệ 1 Chất nền 80% 2 Zeolite H-ZSM-5 20% 3 H2O Độ ẩm 15%

Cách thực hiện quá trình tạo hạt zeolite H-ZSM-5

Chất nền H-ZSM-5 Trộn Ép đùn Sấy; 120oC; 2h Nung; 500oC; 4h H-ZSM-5 hạt H2O

Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 53

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu tạo hạt như bảng 2.3.

Bước 2: Cho hỗn hợp nguyên liệu trên vào thiết bị trộn theo thứ tự chất nền,

zeolite H-ZSM-5, nước, tiến hành khuấy trộn hỗn hợp nguyên liệu đến

khi đồng nhất.

Quá trình trộn cần đảm bảo đồng đều, chất hoạt động zeolite ZSM-5 phân tán đều trên chất nền, chất lượng xúc tác ổn định. Chất hoạt động phân bố không đồng

đều trên bề mặt chất nền sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng cục bộ khi tiến hành phản

ứng với sự có mặt của xúc tác, làm giảm tuổi thọ và hoạt tính của xúc tác. Sự đồng nhất của hỗn hợp nguyên liệu tạo hạt giúp tăng độ bền cơ tính của hạt xúc tác sau

khi nung.

Bước 3: Cho hỗn hợp nguyên liệu từ thiết bị trộn vào máy ép đùn dạng trụ để tạo hạt zeolite H-ZSM-5.

Máy ép đùn được thiết kế đảm bảo độ cứng của hạt xúc tác sau khi ép. Có thể

thay đổi đường kính hạt xúc tác bằng cách thay đổi đường kính lỗ khuôn ép, điều

chỉnh độ dài hạt bằng cách điều chỉnh chu kỳ quay của dao cắt.

Bước 4: Đem zeolite dạng hạt đi sấy ở nhiệt độ 120oC trong thời gian 2h, sau đó

đi nung ở nhiệt độ 500oC trong thời gian 4h, thu được zeolite H-ZSM-5

dạng hạt.

2.3.4 Quá trình tẩm Pt lên chất mang zeoite ZSM-5 dạng hạt 2.3.4.1 Quy trình công nghệ

Hình 2.12: Quy trình công nghệ tẩm Pt lên zeolite H-ZSM-5 2.3.4.2 Thuyết minh quy trình công nghệ

Số lượng hóa chất cần thiết để tổng hợp 1 kg xúc tác 0,2%Pt/H-ZSM-5

Bảng 2.7: Nguyên liệu tổng hợp xúc tác 0,2%Pt/H-ZSM-5 Dung dịch H2PtCl6 2g/l H-ZSM-5 Tẩm Sấy; 100oC; 1h Sấy; 180oC; 1h Nung; 500oC; 3h Pt/H-ZSM-5

Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 54 TT Hóa chất Mục đích sử dụng Số lượng cần dùng 1 Dung dịch H2PtCl6 2g/l Cung cấp Pt 2,5 l 2 Zeolite H-ZSM-5 Chất nền 1 kg

Cách tiến hành quá trình tẩm kim loại Platin lên zeolite dạng hạt

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu như trong bảng 2.4

Bước 2: Phun dung dịch H2PtCl6 2g/l lên zeolite H-ZSM-5 cho đến khi các hạt zeolite H-ZSM-5 đã hấp phụ bão hòa, đem các hạt này đi sấy khô sau đó lại phun tẩm cho đến khi hết lượng dung dịch H2PtCl6 cần thiết.

Dựa trên thể tích lỗ xốp của zeolite ZSM-5 để tính toán lượng dung dịch thích

hợp tẩm lên bề mặt zeolite đảm bảo kim loại được phân tán đều và tránh thất thoát

kim loại.

Bước 3: Sau khi hoàn tất quá trình tẩm, đem hạt zeolite đi sấy ở nhiệt độ 100oC

trong 1h, 180oC trong 1h, sau đó nung ở nhiệt độ 500oC trong thời gian

3h, thu được xúc tác Pt/H-ZSM-5.

2.3.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hạt xúc tác

Hạt xúc tác Pt/H-ZSM-5 được đánh giá chất lượng qua các chỉ tiêu sau: - Độ cứng: ASTM 6175

- Độ mài mòn: ASTM 6058

Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 55

2.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH XÚC TÁC PT/ZSM-5 TRÊN PHẢN ỨNG REFORMING REFORMING

Xúc tác Pt/ZSM-5 sau khi điều chế nghiệm được đánh giá hoạt tính dựa vào

phản ứng reforming xúc tác hỗn hợp hexan và heptan, kết quả được thực hiện tại

phòng dầu khí xúc tác, viện công nghệ hoá học, Viện khoa học và công nghệ Việt nam, số 1 Mạc Đỉnh Chi, quận 1, TPHCM.

2.4.1 Hệ thống phản ứng reforming

Sơ đồ công nghệ hệ thống phản ứng reforming xúc tác:

Hình 2.13: Sơ đồ công nghệ hệ thống thí nghiệm reforming

Ghi chú:

- 1: Van điều áp dòng khí vào - 2: Áp kế

- 3: Van tiết lưu - 4: Van ON/OFF - 5: Lưu lượng kế - 6: Van 4 chiều - 7: Bình điều nhiệt

- 8: Bình chứa nguyên liệu - 9: Vị trí lấy mẫu nguyên liệu - 10: Vị trí lấy mẫu sản phẩm - 11: Lò phản ứng

- 12: Bình phản ứng

- 13: Bộ phận kiểm tra lưu lượng - 14: Bình nước hấp thụ khí thải

Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 56

Hình 2.14: Hệ thống phản ứng reforming xúc tác thực tế 2.4.2 Quá trình tiến hành phản ứng reforming xúc tác

2.4.2.1 Hoạt hóa xúc tác

Cân 3 gam xúc tác cho vào bình phản ứng chữ U cho lớp xúc tác nằm giữa 2

lớp hạt thủy tinh để giữ cố định, xúc tác không bị lôi cuốn theo dòng khí.

Lắp bình phản ứng vào hệ, đặt cặp nhiệt điện ngay vị trí lớp xúc tác, để lấy đúng nhiệt độ ngay tại lớp xúc tác.

Mở dòng khí N2 đi vào hệ để kiểm tra sự rò rỉ tại các vị trí nối ống bằng bọt

xà phòng. Khoá dòng N2 lại và tiến hành khử xúc tác.

Tiến hành khử xúc tác: chỉnh dòng H2 với lưu lượng 3L/h vào hệ, tăng từ từ

nhiệt độ lên đến 500°C trong 2-3 giờ. Sau khi khử hạ xuống nhiệt độ cần khảo sát

và tiến hành phản ứng.

2.4.2.2 Thực hiện phản ứng

Nhiệt độ phản ứng khảo sát: 400°, 450°, 500° và 550°C. Lượng xúc tác sử dụng: 3 gam

Chỉnh tốc độ các dòng khí như sau:

- Dòng N2 (99,99%) sục vào bình heptane: 2L/h ở nhiệt độ 30oC.

- Dòng H2 : 1L/h

- Tốc độ tổng của hỗn hợp khí: 3L/h

- Ở 30°C với nồng độ hơi bão hòa của n-heptane là 7,15% mol.

Như vậy, nồng độ n-heptane trong hỗn hợp nguyên liệu là:

7,15% × 2/3 = 4,77% mol.

Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 57

Tỉ lệ mol H2 : n-heptane = 33,3 : 4,77 = 7 : 1

Khi lưu lượng dòng khí và nhiệt độ hệ phản ứng ổn định, tiến hành trích mẫu

đem phân tích sắc kí để xác định hoạt tính cũng như độ chọn lọc của xúc tác ở nhiệt độ tương ứng.

Ứng với mỗi nhiệt độ khảo sát, dùng xi lanh bơm 0,40 ml hỗn hợp sản phẩm

tại vị trí lấy mẫu và bơm vào máy sắc kí, đầu dò FID. Kết quả thu được lấy giá trị

trung bình 3 lần bơm. Tiếp tục chuyển sang nhiệt độ khảo sát khác và lặp lại tương

tự bước trên.

Máy sắc ký khí được sử dụng là máy sắc ký Agilent Technologies 6890 Plus, máy được trang bị phần mềm GC Chem Station để xử lý số liệu.

Để phân tích hỗn hợp hydrocacbon từ C1 ÷ C6, ta sử dụng đầu dò FID (Cột

mao quản HP - 1 Methyl Siloxane, model DB-624 30m × 250µm × 0,32µm) với

thông số hoạt động tương ứng như sau: - Nhiệt độ lò: 60oC

- Nhiệt độ buồng bơm mẫu: 320oC

- Nhiệt độ đầu dò: 250oC - Dòng khí mang: N2

- Áp suất: 20 Psi

Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 58

2.4.2.3 Công thức tính toán

a. Độ chuyển hóa của nguyên liệu

Độ chuyển hoá dehydro vòng hóa n-heptane, X (%) được xác định dựa trên số

mol n-heptane thay đổi có trong kết quả phân tích sắc ký của hỗn hợp khí trước và sau phản ứng: 2 1 n X(%)= (1 - )×100 n Trong đó:

- n1: số mol n-heptane trong nguyên liệu. - n2: số mol n-heptane trong sản phẩm.

b. Độ chuyển hoá thành toluene

Toluene Toluene 1 n X (%)= ×100 n Trong đó:

- n1: số mol n-heptane trong nguyên liệu. - nToluene: số mol toluene được tạo thành.

c. Độ chọn lọc sản phẩm toluene Toluene Toluene X S (%)= ×100 X

d. Hiệu suất tạo sản phẩm toluene

Toluene Toluene X × S Y (%)= 100 e. Chỉ số RON

Thành phần nguyên liệu ban đầu: - n-Heptane: 100%

- RON = 0

Thành phần sản phẩm sau khi dehydro vòng hoá n-heptane: - Độ chuyển hoá tổng: X(%)

- Độ chuyển hoá thành phần sau phản ứng: Xi(%)

- n-Heptane còn lại sau phản ứng: Xn-heptane(còn lại)= 100% – X(%)

n

i i

i

RON = ∑X ×RON

Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 56

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ ZEOLITE ZSM-5

Hiện nay có rất nhiều quy trình tổng hợp zeolite ZSM-5 đã được nghiên cứu và công bố, tuy nhiên chưa có bất kỳ nghiên cứu nào thực hiện việc so sánh và đánh giá giữa các quy trình đó. Do đó, mục đích của giai đoạn nghiên cứu chọn

quy trình tổng hợp ZSM-5 và khảo sát một số thông số công nghệ trong quá trình

tổng hợp ZSM-5, từ đó đề xuất quy trình phù hợp cho việc áp dụng triển khai ở quy mô công nghiệp và điều kiện Việt Nam.

Các tiêu chí được dùng để đánh giá và so sánh bao gồm:

− Áp dụng được ở quy mô công nghiệp với các các năng suất khác nhau.

− Nguồn nguyên liệu có sẵn ở thị trường Việt Nam.

− Sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng.

− Chi phí sản xuất thấp.

− Quy trình sản xuất đơn giản trong chế tạo và vận hành.

Từ công thức hóa học và thành phần của zeolite đã được giới thiệu ở phần trước, zeolite ZSM-5 sẽ được tổng hợp từ một nguồn nguyên liệu cung cấp silic và một nguồn cung cấp nhôm, kim loại kiềm và chất tạo cấu trúc.

3.1.1 Các nguồn Silic

Trong nghiên cứu này sử dụng nhiều nguồn cung cấp Silic khác nhau nhằm nghiên cứu hoàn thiện quy trình tổng hợp ZSM-5 phù hợp với điều kiện triển khai thực tế tại Việt Nam. Các nguồn cung cấp silic sử dụng bao gồm:

− TEOS (Merck, Đức, 99,99%)

− Silicagel (Merck, Đức, 99,99%)

− SiO2 (TQ)

− Thủy tinh lỏng (30% SiO2, TQ)

− Na2SiO3.9H2O (TQ)

Ngoài ra, trong nghiên cứu này, nguồn silic được chuyển hóa từ vỏ trấu cũng được sử dụng. Quy trình thu hồi nguồn Silic từ vỏ trấu được thực hiện như sau:

Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 57

Quy trình công nghệ tổng hợp nguồn silic từ vỏ trấu:

Hình 3.1: Quy trình công nghệ tổng hợp sol silic từ vỏ trấu

Mô tả quy trình công nghệ sản xuất nguồn silic từ vỏ trấu:

Vỏ trấu sau khi lấy từ nhà máy xay xát về, đem rửa sạch hết tạp chất sau đó

đem phơi nắng cho thật khô. Đốt trấu trong lò nung ở nhiệt độ 700oC trong 6 giờ.

Trấu cháy hoàn toàn thành tro. Bảo quản tro tránh tiếp xúc với hơi nước. Hòa tan

tro trấu thu được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ 100oC thu được dung dịch thủy

tinh lỏng Na2SiO3, do còn 1 phần tro trấu cháy không hoàn toàn nên dung dịch bị

đen do đó cần khử màu bằng than hoạt tính.

Nhận xét về khả năng sử dụng nguồn silic từ vỏ trấu để sản xuất zeolite ZSM- 5:

Tuy nhiên nguồn sol silic từ nguồn trấu sản xuất trong điều kiện hiện tại nhà

máy có giá thành cao hơn so với một số nguồn SiO2 có sẵn trên thị trường như

Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 58

các quá trình khác của vỏ trấu như khí hoá và vẫn còn có tính lý thuyết. Do đó, với

mục đích có thể áp dụng được vào thực tế nhà máy, dự án này sử dụng các nguồn silic sẵn có trên thị trường. Nguồn silic sẽ được chúng tôi hoàn thiện hơn khi kết hợp hợp lý với các công nghệ khác.

3.1.2 Các nguồn nhôm

Để phù hợp với triển khai ở quy mô công nghiệp, nguồn nhôm được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:

− Al2(SO4)3.18H2O (TQ) − Al(NO3)3.9H2O (TQ) − Al2O3 (TQ)

3.1.3 Chất tạo cấu trúc

Chất tạo cấu trúc được sử dụng là Tetrapropyl Ammonium Bromua (TPABr) (Ardrich, USA) và chất tạo mầm tinh thể là n – propylamine (Merck, Đức)

Ngoài ra, quá trình thực nghiệm có sử dụng một số hóa chất cơ bản sau:

- NaOH, (NH4)2SO4, H3PO4, Mg(NO3)2.6H2O

- (NH4)2HPO4, Al(NO3)3.9H2O

- Dung dịch NH3

3.1.4 Quy trình điều chế ZSM5

Chúng tôi đã khảo sát 03 quy trình khác nhau (HDZ01, HDZ02, HDZ03)

nhằm tìm ra quy trình tối ưu cho triển khai sản xuất thử nghiệm:

3.1.4.1 Quy trình HDZ01

a. Giai đoạn 1: Chuẩn bị Boehmite

Pha 100g Al(NO3)3.9H2O với nước thành 500 ml và 500 ml dd NH3 5% cho

vào 2 buret nhỏ giọt từ từ đồng thời (khoảng 2ml/phút, tạo tủa trong nước), khuấy mạnh đến khi pH = 8-9.

Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 59

Phương trình phản ứng:

NH3 + H2O = NH4OH

Al(NO3)3 + 3NH4OH =Al(OH)3 + 3NH4NO3

Để yên hỗn hợp sau phản ứng khoảng 12h, sau đó lọc hút chân không. Rửa 2 lần bằng nước cất (2 lần), 1 lần cồn để loại hết ion.

Để Al(OH)3 khô tự nhiên ngoài không khí sau đó sấy từ từ ở nhiệt độ 60°C

trong 5 giờ và nâng lên 120°C trong 3 giờ nhằm chuyển Al(OH)3 sang dạng

Boehmite AlO(OH):

Al(OH)3 + 36,3 kcal → AlO(OH) + H2O

b. Giai đoạn 2: Chuẩn bị sol Silic

Cân 30,87 gam dung dịch thủy tinh lỏng hòa tan với nước cất thành 150ml dung dịch và khuấy (dung dịch 1).

Cân tiếp 6,64 gam (NH4)2HPO4 rắn hòa tan vào nước thành 150ml dung dịch

và khuấy đến khi tan hoàn toàn (dung dịch 2).

Cho nhỏ giọt từ từ dung dịch 1 và 2 vào becher lớn chứa 200ml nước cất ở

nhiệt độ khoảng 10-120C (làm lạnh dung dịch bằng hỗn hợp sinh hàn nước đá và

muối), hỗn hợp này được khuấy trộn liên tục bằng máy khuấy từ.

Điều chỉnh vận tốc các dòng (dung dịch 1 và 2) sao cho pH của hỗn hợp càng

gần 7 càng tốt, ngoài ra cần phải duy trì nhiệt độ trong khoảng 10-120C.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất xúc tác trên nền zeolite sử dụng trong công nghệ lọc hoá dầu (Trang 56 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)