Một số đặc điểm cơ bản của công nghệ tái sinh liên tục:
- Lớp xúc tác được chuyển động nhẹ nhàng, liên tục trong hệ thống thiết bị phản ứng với tốc độ vừa phải (3 – 10 ngày).
- Toàn bộ hệ thống được vận hành liên tục.
- Lớp xúc tác sau khi ra khỏi hệ thống phản ứng được đưa ra ngoài để tái sinh trong một hệ thống tái sinh riêng, sau đó quay trở lại hệ thống phản ứng.
- Công nghệ tái sinh liên tục được sử dụng phổ biến tại các nhà máy lọc hóa dầu trên thế giới hiện nay.
Sơ đồ công nghệ Platforming của hãng UOP:
Hình 1.22: Sơ đồ công nghệ Platforming
Xúc tác đã
tái sinh Khí
Nguyên
liệu H2 tuần hoàn Sản phẩm reformat
Phần lỏng Khí nhiên liệu Thu hồi phần nhẹ 1 2 3 4 5
Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 26 Ghi chú: (1): thiết bị phản ứng (2): lò gia nhiệt (3): tháp tách (4): tháp ổn định (5): thiết bị ngưng tụ
Mô tả sơ đồ công nghệ:
- Đặc điểm riêng biệt của sơ đồ là các thiết bị phản ứng chồng lên nhau thành một khối. Xúc tác chuyển động từ thiết bị phản ứng trên cùng xuống thiết bị phản ứng cuối cùng. Xúc tác đã làm việc được chuyển sang thiết bị tái sinh để khôi phục
lại hoạt tính rồi được nạp trở lại thiết bị phản ứng đầu tạo thành một chu trình kín.
Nhờ lấy ra liên tục một phần xúc tác để tái sinh nên nó có thể duy trì mức độ hoạt tính trung bình của chất xúc tác cao hơn so với hệ thống với lớp xúc tác cố định.
Do vậy mà áp suất và bội số tuần hoàn khí chứa hydro có thể giảm xuống tương
ứng có thể 9 ÷ 12 at và 400 ÷ 500 m3/m3. Việc giảm được áp suất có ảnh hưởng tốt đến chất lượng của quá trình, tăng hiệu suất, tăng nồng độ hydro trong khí chứa hydro.
- Lượng xúc tác chứa trong thiết bị phản ứng rất khác nhau , thiết bị thứ nhất chỉ chứa 10-20% lợng xúc tác và các thiết bị cuối chứa khoảng 50% khối lượng xúc tác.
Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ tái sinh liên tục:
- Ưu điểm: do được tái sinh liên tục nên hoạt tính của xúc tác ít bị thay đổi trong quá trình vận hành hệ thống, chất lượng sản phẩm ổn định.
- Nhược điểm: công nghệ hệ thống phức tạp.