Fluorescence)
Phương pháp phân tích huỳnh quang tia X dựa trên hiện tượng quang điện xảy ra trên lớp K, L hoặc M của vỏ nguyên tử khi bị kích thích bởi các bức xạ ion hóa (tia X, tia gamma, electron). Cùng với hiện tượng phát electron quang điện sẽ xảy ra hiện tượng chuyển mức của các electron quỹ đạo từ mức năng lượng cao hơn để lấp chỗ trống, dẫn đến phát xạ các tia X huỳnh quang, có năng lượng bằng hiệu số giữa hai mức năng lượng.
Do phân bố các mức năng lượng trên vỏ nguyên tử của các nguyên tố khác
nhau là khác nhau, chỉ phụ thuộc vào bậc số nguyên tử Z nên năng lượng các tia X
huỳnh quang của các nguyên tố là khác nhau. Trong phương pháp XRF, các tia X huỳnh quang đặc trưng cho nguyên tố. Trong phổ XRF năng lượng của tia X đặc trưng cho nguyên tố (định tính), cường độ của tia X tương ứng đặc trưng cho hàm lượng của nguyên tố đó (định lượng).
Phương pháp XRF có thể phân tích định tính và định lượng hầu hết các nguyên tố trong mẫu dạng rắn và dạng lỏng, giới hạn nồng độ phát hiện là 100% đến vài ppm.
Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 41
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
Trong quá trình thực hiện dự án, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau để hoàn thiện quy trình sản xuất xúc tác Pt/H-ZSM-5 đạt được các chỉ tiêu phân tích hóa lý như XRD, IR, BET… đồng thời kiểm tra hiệu quả sử dụng của xúc tác cho quá trình reforming xúc tác. Dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và hiệu chỉnh thực tế, chúng tôi đã triển khai thành công việc sản xuất xúc tác Pt/H-ZSM-5 ở quy mô pilot. Kết quả cụ thể được trình bày như bên dưới.
2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU
Nguyên liệu để tổng hợp xúc tác Pt/H-ZSM-5 bao gồm: - Acid HCl
- Thủy tinh lỏng - Xút (NaOH)
- Nhôm nitrat Al(NO3)3
- Muối amonisunfat ((NH4)2SO4
- Methanol
- Tetrapropylamonium-bromide TPA-Br
- Chloroplatinic acid hexahydrate (H2PtCl6.6H2O)