Bảng 3.16: Tính chất naphtha sử dụng cho phản ứng reforming xúc tác
Tính chất Kết quả
Điểm sôi đầu 35oC
Điểm sôi cuối 160oC
Tỷ trọng 0,69
RON 68 (Nguồn mẫu naphtha lấy từ nhà máy Công Ty Cổ Phẩn Lọc Hóa Dầu Nam
Việt).
Bảng 3.17: HIệu quả xúc tác Pt/ZSM5 trong quá trình nâng cao chỉ số octan của phân đoạn naphtha
Reforming Full naphta T phản ứng (oC) tăng RON % V lỏng 450 6.00 53.00 500 13.00 35.00 550 19.00 29.00
Kết quả phản ứng cho thấy độ tăng RON của sản phẩm so với nguyên liệu ban đầu từ 6 đến 19 RON trong khoảng nhiệt độ khảo sát. Đồng thời việc tăng hàm
lượng Pt từ phòng thí nghiệm là 0,1% và tăng tỷ lệ SiO2/Al2O3 làm cho độ tăng
RON sản phẩm và hiệu suất sản phẩm lỏng thu được tốt hơn so với sản phẩm thu được từ phản ứng với xúc tác tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Hàm lượng Pt tăng lên 0,2% làm tăng hoạt tính xúc tác nên chỉ số octan của sản phẩm lớn hơn. Tăng tỷ lệ SiO2/Al2O3 làm độ acid của xúc tác giảm, làm giảm hiệu suất cracking thành các sản phẩm nhẹ nên hiệu suất sản phẩm lỏng tăng lên đáng kể.
Hiện nay tại các nhà máy lọc dầu, quá trình reforming xúc tác sử dụng nguồn nguyên liệu là heavy naphtha đã được xử lý để loại bỏ tạp chất. Trong dự án này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng trực tiếp nguồn naphtha từ quá trình chưng cất
condensate, không cần qua quá trình làm sạch, kết quả phản ứng cho độ tăng RON
của sản phẩm đáng kể (độ tăng RON cao nhất thu được là 19). Điều này có ý nghĩa
quan trọng trong thực tế vì có thể triển khai quá trình chế biến sâu mà không cần
Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Việt 89
Tuy nhiên từ kết quả phản ứng ta thấy hiệu suất xăng thu được từ quá trình còn thấp (hiệu suất lớn nhất thu được là 53%), cần điều chỉnh thành phần xúc tác để tăng hiệu suất xăng, đồng thời đảm bảo độ tăng RON của sản phẩm.