Hạt nhân được cấu tạo bởi hai loại hạt sơ cấp
• prôtôn mang điện tích dương. Điện tích mỗi prôtôn là +e = + 1,6.10 - 19 C.
• nơtrôn không mang điện.
Số prôtôn trong hạt nhân bằng số thứ tự Z của nguyên tố tương ứng trong bảng tuần hoàn.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố
Số liệu từ bảng trên cho thấy:
o Hiđrô (H) có Z = 1 prôtôn
o Hêli (He) có Z = 2 prôtôn
o Liti (Li) có Z = 3 prôtôn
o Beri (Be) có Z = 4 prôtôn.
o ...
• Prô tôn và nơtrôn được gọi chung là nuclôn.
• Tổng số nuclôn trong hạt nhân gọi là số khối A.
• Số nơtrôn trong hạt nhân là N = A - Z
• Ký hiệu một hạt nhân là
Trong đó:
o X là ký hiệu của nguyên tố tương ứng với hạt nhân đang xét.
o A là số khối (cũng là tổng số nuclôn) của hạt nhân X.
Giáo án Vật Lí năm học 2014-2015 Page 68
o Z là nguyên tử số (cũng là số thứ tự trong bảng tuần hoàn, là số prô tôn trong
hạt nhân X nếu Z > 0)
Ví dụ:
1. Hạt nhân cacbon thông thường có ký hiệu là . Như vậy trong hạt nhân cacbon thông thường có:
o A = 12 nuclôn o Z = 6 prôtôn.
o N = 12 - 6 = 6 nơtrôn.
2. Hạt nhân phôtpho thông thường có ký hiệu là . Như vậy trong hạt nhân phôtpho thông thường có:
o A = 31 nuclôn o Z = 15 prôtôn.
o N = 31 - 15= 16 nơtrôn.
Chú ý: Cho giản tiện, người ta có thể viết ký hiệu hạt nhân theo cách khác (gọn hơn): Ví dụ:
• Hạt nhân có thể ký hiệu là C12 (số Z = 6 có thể tự tìm được nhờ biết tên của nguyên tố là C, nguyên tố C đương nhiên ở ô thứ 6 trong bảng tuần hoàn).
• Hạt nhân có thể ký hiệu là P31 (số Z = 15 có thể tự tìm được nhờ biết tên của nguyên tố là P, nguyên tố P đương nhiên ở ô thứ 15 trong bảng tuần hoàn).