Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh NHNo-PTNT

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 95 - 100)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh NHNo-PTNT

tỉnh Bắc Kạn

Định hướng phát triển dịch vụ huy động vốn

- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân, đặc biệt là tổ chức kinh doanh và các hộ vay vốn thuộc tổ tiết kiệm hoặc vay vốn tích lũy tài sản, đầu tư và gửi tiền vào ngân hàng bằng VND. Trong đó chú trọng nguồn tiền gửi và tiết kiệm của khách hàng; dịch vụ tài khoản; tiếp cận vốn ủy thác trong nước.

- Phát triển các dịch vụ tín dụng, đầu tư, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tài khoản.

- Khuyến khích ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Tranh thủ huy động các nguồn vốn ưu đãi từ ngân sách nhà nước, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh để đầu tư cho các đối tượng hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh doanh.

Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ qua các hình thức cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác.

- Trên cơ sở thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh và các đối tượng khác, triển khai tốt các Chương

trình cho vay trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và tổ chức kinh tế thuộc đối tượng cho vay của chi nhánh NHNo – PTNT tỉnh Bắc Kạn tiếp cận được nguồn vốn cho vay ưu đãi của Chính phủ. Nâng cap năng lực cấp tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh ngân hàng trong lĩnh vực cho vay.

- Tiếp tục mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo cho vay đúng đối tượng thủ hưởng, cơ cấu nguồn vốn. Coi trọng chất lượng đầu tư hoạt động tín dụng là mục tiêu hàng đầu; gắn tăng trưởng tín dụng và với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tiếp tục đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Hội đồng quản trị và NHNo – PTNT Việt Nam đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng, thủ tục, quy trình cấp tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện. Tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thị trường. Ngăn chặn mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán

- Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở hệ thống công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán quốc gia hiện đại, an toàn, tin cậy, hiệu quả. Phối hợp với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn để nâng cao tiện ích thanh toán của ngân hàng, đặc biệt là việc các hộ sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và giảm mạnh mức độ sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

- Bảo đảm đáp ứng một cách an toàn và đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế về thanh toán và dịch vụ ngân quỹ. Kết hợp chặt chẽ dịch vụ thanh toán với các dịch vụ thanh toán của các Ngân hàng khác, đặc biệt là huy động vốn và tín dụng. Hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và các tổ chức kinh tế khác trong việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ thanh toán.

- Tiếp tục thực hiện tốt dịch vụ thanh toán điện tử, đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền điện tử nội, ngoại tỉnh. Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản, trước hết là tài khoản cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích đa dạng kèm theo để thu hút nguồn vốn rẻ trong thanh toán và tạo cơ sở phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ, séc cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn

Căn cứ vào lý luận chung của quản trị nhân sự, thực trạng và các định hướng về công tác quản trị nhân sự của chi nhánh NHNo – PTNT tôi xin đề xuất các giải pháp sau:

3.3.1. Phân tích công việc

Hoạt động phân tích công việc tại chi nhánh chưa được thực hiện.

Hiện chi nhánh vẫn chưa có bản mô tả công việc, bảng yêu cầu thực hiện công việc và bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đây là một thiếu sót của hoạt động quản trị nhân sự

Để hoạt động phân tích công việc được thực hiện có hiệu quả chi nhánh nên tiến hành theo trình tự sau:

Phân tích công việc: Những thành viên tham gia vào quá trình phân tích công việc có thể gồm: Giám đốc, trưởng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các cán bộ nhân viên có kinh nghiệm trong ngành. Công việc của nhóm phân tích công việc gồm:

Xây dựng bảng công việc: Cho từng chức danh công việc bất kỳ của một loại

lao động nào dù đó là lao động trực tiếp hay gián tiếp ở tất cả các phòng ban, đơn vị, phải nêu được trách nhiệm, nhiệm vụ, điều kiện làm việc, thời gian hoàn thành và những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện công việc.

Xây dựng bảng yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Đó là các yêu cầu

mà người thực hiện công việc phải có được kiến thức, trình độ học vấn, trình độ lành nghề cần phải có, ngoại ngữ, tin học, sức khỏe, kinh nghiệm làm việc.

Xây dựng bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc: Là tập hợp các chỉ tiêu phản

ánh yêu cầu về số lượng, chất lượng về sự hoàn thành các nhiệm vụ trong bảng mô tả công việc.

Xác định chu kỳ phân tích công việc: Là thời gian đánh giá, phân tích có thể

là 6 tháng hoặc 1 năm sao cho đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của công việc và phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng.

Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin: Yêu cầu phải thu thập thông tin chính xác, nhanh chóng nhưng không làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức quản lý của ngân hàng.

Đánh giá hoạt động phân tích công việc: Để kiểm tra độ tin cậy các thông tin

một cách chính xác và khách quan cần có hội đồng đánh giá công việc có thể bao gồm: Giám đốc, trưởng, pho phòng, các chuyên viên có kinh nghiệm và chủ tịch công đoàn.

Hoạt động phân tích công việc đòi hỏi phải được tiến hành phân tích tất cả các chức danh công việc hiện có trong chi nhánh.

Bảng 3.1: Biểu mẫu phân tích công việc

Người chuẩn bị Tên công việc: Phòng/đội: Địa điểm Ngày

1. Nhân sự đang giữ các công việc hiện tại

2. Mục đích và mục tiêu của vị trí

3. Phối hợp làm việc quan hệ với: 4. Các trách nhiệm công việc + Các trách nhiệm chính ... ...

Chất lượng được kiểm tra như thế nào? Đánh dấu chỉ ra trách nhiệm chính được giám sát Ghi chú Đánh dấu vào ô thích hợp Hoàn thành đúng hạn Đạt được khối lượng công việc theo yêu cầu Đạt được các tiêu chuẩn dịch vụ và khối lượng đã quy định Các tiêu thức khác

5.Các mối quan hệ báo cáo với cấp trên và giám sát nhân viên cấp dưới: 6. Các trách nhiệm đối với (ghi rõ nếu có):

- Thiết bị, tài sản - Tiền mặt

- Các khoản chi tiêu... 7. Điều kiện làm việc

Các thiết bị liên quan và sử dụng Thời gian làm việc, nghỉ ngơi Các điều kiện môi trường

Bảng 3.2: Biểu mẫu phiếu mô tả công việc

Ngày Người chuẩn bị: Tên công việc: Đơn vị: Tên công việc

Tóm tắt công việc Các nhiệm vụ chính 1... Các nhiệm vụ phụ 1... Các mối quan hệ: + Báo cáo cho:

+ Giám sát những việc:

Bảng 3.3: Biểu mẫu phiếu tiêu chuẩn công việc

Ngày Tên công việc: Đơn vị: Nơi làm việc:

Các hoạt động Kết quả Chất lượng

công việc

Mức thời gian yêu cầu trên 1 công việc Các hoạt động sử dụng ngôn ngữ

Các hoạt động sử dụng thị giác và các giác quan khác

Các hoạt động sử dụng các quyết định quản lý kinh doanh

Các hoạt động cần đến mối quan hệ bên trong và bên ngoài ngân hàng Các cuộc họp tham dự hay điều khiển

3.3.2. Tuyển dụng nhân sự

- Cần đa dạng hóa nguồn tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là nguồn tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài cho các chức danh quản trị. Trong mấy năm gần đây việc tuyển dụng các vị trí chủ yếu được đề bạt, bổ nhiệm hoặc điều động trong nội bộ chi nhánh hoặc nội bộ ngành.

- Trước khi tiến hành tuyển dụng cần phân tích tình trạng thực tế của chi nhánh dựa vào kết quả của công tác phân tích công việc của từng cán bộ, nhân viên để làm cơ sở cho việc tuyển dụng nhân sự. Cần xác định yêu cầu, đòi hỏi của từng công việc cụ thể. Việc tuyển dụng nhân sự phải được tiến hành công khai, công bằng giữa các cá nhân tham gia vào việc tuyển dụng.

- Đối với việc tuyển dụng nhân sự vào làm việc ở các phòng chuyên môn nghiệp vụ liên hệ với các trường như: Học viện ngân hàng, Học viện tài chính, Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh bằng cách “đặt hàng” với các tiêu chuẩn mà chi nhánh đề ra, chắc chắn chi nhánh sẽ tìm được nguồn nhân sự phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)