Tình hình đãi ngộ

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 79 - 91)

5. Bố cục của luận văn

2.2.5. Tình hình đãi ngộ

2.2.5.1. Đãi ngộ vật chất

Tiền lương trong ngành ngân hàng phản ánh quan hệ giữa nhà nước với cán bộ nhân viên. Tiền lương trở thành công cụ đắc lực thúc đẩy sự phát triển của sản xuất kinh doanh NHNo – PTNT, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên trong ngành. Tiền lương là một vấn đề trọng yếu trong công tác tổ chức kinh doanh, có ý nghĩa to lớn trong việc đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh doanh, thực hành tiết kiệm không ngừng nâng cao năng suất lao động.

Quy chế phân phối thu nhập cho tập thể và cá nhân là cơ sở để phân phối thu nhập cho tập thể và trả lương hàng tháng cho cá nhân nhân sự được chi nhánh NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn xây dựng hàng năm được đại hội đại biểu công nhân viên chỉnh sửa và thông qua đưa vào thực hiện.

Chế độ tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng, hình thức chi trả tiền lƣơng, chế độ nâng bậc, nâng ngạch lƣơng

Chế độ tiền lƣơng:

Cán bộ viên chức làm việc tại NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn hiện đang được áp dụng

- Chi nhánh ngân hàng tỉnh được xếp hạng 2

- Giám đốc, Phó giám đốc ngân hàng tỉnh được xếp lương theo bảng lương chức vụ quản lý và theo hạng thực tế đạt được của đơn vị.

- Trưởng phòng, phó trưởng phòng chuyên môn tại hội sở tỉnh; Giám đốc, Phó giám đốc Ngân hàng cấp huyện nếu được bổ nhiệm thì được hưởng phụ cấp chức vụ theo quy định.

Chế độ phụ cấp lƣơng

* Phụ cấp chức vụ. Cán bộ viên chức, nhân viên làm việc tại ngân hàng tỉnh hoặc cán bộ viên chức, nhân viên, người lao động được chuyển đến làm việc tại NHNo - PTNT tỉnh nếu được bổ nhiệm giữ chức vụ, trừ các chức vụ được xếp lương theo bảng lương chức vụ quản lý ngân hàng thì được hưởng phụ cấp chức vụ, cụ thể:

- Giám đốc Ngân hàng cấp huyện: hệ số 0,5 - Phó Giám đốc Ngân hàng cấp huyện: hệ số 0,4 - Trưởng phòng ngân hàng cấp tỉnh: hệ số 0,4 - Phó Trưởng phòng ngân hàng cấp tỉnh: hệ số 0,3

* Phụ cấp trách nhiệm. Áp dụng với thành viên không chuyên trách Ban đại diện gồm hội đồng quản trị chi nhánh NHNo-PTNT cấp tỉnh, huyện; Tổ trưởng tổ kế hoạch nghiệp vụ, Kế toán trưởng và thủ quỹ Ngân hàng cấp tỉnh, huyện hưởng hệ số 0,2.

*Phụ cấp trách nhiệm cấp ủy các cấp. Áp dụng đối với đảng viên được bầu hoặc chỉ định (theo quy định của điều lệ Đảng) tham gia cấp ủy của các tổ chức Đảng (Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở là đơn vị có con dấu riêng).

Ủy viên ban chấp hành Đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở, hàng tháng được hưởng 0,3 mức lương tối thiểu chung.

* Phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị của cán bộ tự vệ. Áp dụng với cán bộ viên chức, người lao động Ngân hàng cấp tỉnh, huyện thuộc Ban chỉ huy quân sự cơ quan (do cơ quan có thẩm quyền thành lập), có quyết định bổ nhiệm giữ các chức vụ quản lý đơn vị tự vệ tại cơ quan. Hiện nay mức phụ cấp trách nhiệm:

- Tiểu đội trưởng: hệ số 0,25 với mức lương tối thiểu chung - Trung đội trưởng: hệ số 0,3 so với mức lương tối thiểu chung

- Phó chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cơ quan: hệ số 0,55 sơ với mức lương tối thiểu chung.

- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cơ quan: hệ số 0,6 so với mức lương tối thiểu chung

* Phụ cấp độc hại. Áp dụng với cán bộ viên chức, người lao động làm công việc có điều kiện lao động độc hại mà chưa xác định trong mức lương, hiện nay cụ thể là:

- Mức 1, hệ số 0,1: áp dụng đối với thành viên Ban quản lý kho tiền, thủ quỹ trong hệ thống NHNo - PTNT tỉnh.

- Phụ cấp độc hại được tính theo thời gian thực tế làm việc, tại nơi có điều kiện lao động độc hại. Làm việc dưới 04 giờ trong ngày thì được tính bằng ½ ngày làm việc, nếu làm từ 04 giờ trở lên thì được tính cả ngày.

* Phụ cấp khu vực. Áp dụng với cán bộ viên chức, người lao động làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh và khí hậu xấu. Hiện nay phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0. Khu vực được hưởng phụ cấp cụ thể quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV- BLĐTB&XH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên tịch Bộ nội vụ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban dân tộc.

* Phụ cấp thu hút. Áp dụng với cán bộ viên chức, người lao động, luân chuyển đến công tác có thời hạn tại các huyện nghèo; cán bộ viên chức, người lao động đang công tác (cán bộ tại chỗ) thuộc các huyện nghèo. Hiện nay mức chi 30% so với mức lương hiện hưởng theo ngạch bậc, chức vụ chuyên môn, nghiệp vụ cộng Phụ cấp các loại (nếu có), không tính hệ số K điều chỉnh.

Thanh toán lƣơng

Hình thức trả lương. Căn cứ vào quy định, để phù hợp với tính chất công việc, điều kiện làm việc NHNo-PTNT tỉnh đã lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian ngày và tháng

- Tiền lƣơng tháng

+ Ngày công tiêu chuẩn quy định một tháng là 22 ngày công

+ Hàng tháng, cán bộ viên chức, người lao động tạm ứng tối đa 80% tiền lương tháng (tiền lương V1), cuối năm mới thực hiện quyết toán tiền lương theo mức độ hoàn thành kế hoạch.

+ Trường hợp cán bộ viên chức, người lao động đi làm không đủ ngày công theo quy định trong một tháng thì: tiền lương được hưởng trong tháng = tiền lương tháng – (tiền lương ngày x số ngày nghỉ không lương trong tháng)

(1) Đối với cán bộ viên chức, người lao động làm công tác chuyên môn nghiệp vụ lương tháng được tính theo công thức sau:

Tiền lương tháng (V1) = Hệ số lương cấp bậc + Hệ số phụ cấp lương các loại (nếu có) x Mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định (từng thời kỳ) x Hệ số K điều chỉnh (Theo quy định của NHNo - PTNT) (2) Trường hợp các đơn vị hoàn thành vượt mức ké hoạch tài chính được giao, cán bộ công chức và người lao động trong đơn vị sẽ được trả lương thưởng V2 tương ứng với tỷ lệ hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Tiền lương vượt kế hoạch (lương V2) của từng bộ phận = Tiền lương V1 + Tiền lương phụ cấp tăng thêm cho cán bộ quản lý, cán bộ làm việc phức tạp (lương C, nếu có) x Hệ số riêng x Hệ số chung

(3) Trường hợp không hoàn thành kế hoạch thì mức lương được hưởng giảm tương ứng, tối thiểu bằng tiền lương cơ bản (gọi là tiền lương Vo) theo công thức sau:

Tiền lương cơ bản Vo = Hệ số lương cấp bậc + Hệ số phụ cấp lương các loại (nếu có) x

Mức tiền lương tối thiểu vùng do nhà

nước quy định

Đối với người lao động làm công tác bảo vệ, lao công tạp vụ…lương được trả theo một khoản tiền cố định theo tháng và tiền lương được tăng theo từng thời kỳ. Tại thời điểm hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.

(4) Quy trình thực hiện

+ Hàng tháng thực hiện tạm ứng (80%) lĩnh lương thành 02 kỳ. Ngày 15 đến 20 hàng tháng tạm ứng lương kỳ 1 không quá ½ tiền tạm ứng lương tháng, kỳ 2

chậm nhất ngày 05 đầu tháng sau thực hiện tạm ứng ½ tháng lương còn lại. Đối với người lao động là bảo vệ, lao công tạp vụ thực hiện chi trả tạm ứng 01 lần, vào ngày 01 đến ngày 05 đầu tháng sau. Việc tạm ứng tiền lương tháng phải có căn cứ vào bảng chấm công và kết quả công việc của từng người lao động.

+ Vào ngày cuối tháng, phòng Hành chính - Tổ chức nhận bảng chấm công từ các Phòng (Ban) trong đơn vị để kiểm tra tính đúng đắn của bảng chấm công, xác nhân số ngày nhân viên và người lao động làm việc thực tế, ngày nghỉ phép, nghỉ bù (chế độ), nghỉ ốm (nếu có), trưởng đơn vị sử dụng nhân viên và người lao động phải ký xác nhận trên bảng chấm công; ngày nghỉ phép, nghỉ bù vẫn được thanh toán đủ tiền lương theo quy định của cán bộ viên chức để chuyển tới phòng Kế toán – ngân quỹ để thực hiện thanh toán tiền lương cho nhân viên và người lao động. Khi thanh toán phải thực hiện trích lập đủ các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (nếu có). + Trường hợp cán bộ viên chức, người lao động nghỉ thai sản, ốm đau trong chế độ, có giấy nghỉ ốm của cơ quan có thẩm quyền thì các đơn vị có liên quan phối hợp với phòng kế toán – ngân quỹ (Tài vụ) lập hồ sơ trình cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định.

- Tiền lương ngày

Tiền lương ngày = tiền lương tháng/ngày công tiêu chuẩn (5) Tiền lương giờ

Tiền lương giờ = tiền lương ngày/8

- Tạm ứng tiền lương đối với cán bộ viên chức, người lao động trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị tạm giam, tạm giữ

+ Cán bộ viên chức, người lao động trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, bị tạm giam, tạm giữ của cơ quan pháp luật do vi phạm có liên quan đến quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì trong thời gian xem xét, tạm giam, tạm giữ; hàng tháng, cán bộ viên chức, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương cơ bản (Vo).

Nếu do lỗi của cán bộ viên chức, người lao động thì cán bộ viên chức, người lao động sẽ không được thanh toán số tiền lương còn lại ngoài số tiền lương đã tạm ứng.

Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động phải trả đầy đủ tiền lương V1, V2 theo quy định và thực hiện các nghĩa vụ khác đối với người lao động.

Nếu do lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng, thì cơ quan này phải hoàn trả cho người sử dụng lao động số tiền lương đã tạm ứng cho cán bộ viên chức, người lao động số tiền lương còn lại, tiền đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

- Trả lương khi nhân sự nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương. Theo quy định của nhà nước, hàng năm cán bộ viên chức và người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương tổng số là 09 ngày trong những ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Cán bộ viên chức, người lao động được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:

+ Cán bộ viên chức, người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc.

+ Cán bộ viên chức, người lao động kết hôn: nghỉ 03 ngày;

+ Con của cán bộ viên chức, người lao động kết hôn: nghỉ 01 ngày

+ Bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 03 ngày

- Trả lương thêm giờ: Các đơn vị chỉ được làm thêm giờ khi cần phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn được. Trường hợp làm thêm giờ thì đơn vị có gười làm thêm giờ phải có tờ trình Giám đốc ngân hàng các cấp, nêu lý do làm thêm giờ và được cấp thẩm quyền phê duyệt mới được làm thêm giờ, khi thanh toán làm thêm giờ phải căn cứ vào bảng chấm công thực tế.

Thời gian làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Tổng số giờ làm thêm không quá

16 giờ, riêng đối với cán bộ làm công việc độc hại thì không quá 10 giờ; Tổng số giờ làm thêm trong một năm của 01 người lao động không vượt quá 200 giờ.

- Quyết toán tiền lương: Cuối năm tài chính, các đơn vị nhận khoán trong hệ thống ngân hàng PTNT thực hiện quyết toán tiền lương theo quy định của NHNo – PTNT (Hiện nay được thực hiện theo điểm b và c. Mục 4 văn bản số 1313B/NHNo- PTNT-KT ngày 07/5/2005 của tổng giám đốc về Hướng dẫn khoán tài chính trong hệ thống NHNo – PTNT).

2.2.5.2. Chế độ nâng bậc lương

Nâng bậc lƣơng

Điều kiện nâng bậc lương

* Đối với cán bộ viên chức, người lao động:

- Phải thường xuyên hoàn thành công việc được giao đã được ghi trong hợp đồng lao động đã được ký kết;

- Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật lao động theo quuy định của Bộ Luật lao động và nội quy lao động của đơn vị;

- Cán bộ viên chức, người lao động làm việc chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành phục vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại đơn vị ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch lương có hệ số khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 2,34; có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch lương có hệ số khởi điểm (bậc 1) từ 2,34 trở lên quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.

* Đối với Giám đốc, Phó giám đốc

- Có thời gian giữ bậc 1 từ 3 năm trở lên - Hàng năm hoàn thành kế hoạch

- Không vi phạm chế độ trách nhiệm theo quy định của pháp luật - Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật.

Quy trình thực hiện. Hàng năm, NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn tổ chức xét nâng bậc lương cho cán bộ viên chức, người lao động theo 02 đợt:

- Đợt 1: Vào tháng 6 hàng năm để xét nâng bậc lương đối với cán bộ viên chức, người lao động có thời hạn được xét nâng bậc từ tháng 1 đến tháng 6 năm đó;

- Đợt 2: Vào tháng 12 hàng năm để xét nâng bậc lương cho cán bộ viên chức, người lao động có thời hạn được xét nâng bậc lương từ tháng 7 năm đó đến tháng 12 năm đó

* Trong trường hợp ngày ký Quyết định nâng bậc lương theo thời điểm được tính nâng mới thì cán bộ viên chức, người lao động được truy lĩnh tiền lương, tiền thưởng (nếu có) và truy nộp bảo hiểm các loại phần chênh lệch tiền lương tăng thêm giữa bậc lương mới so với bậc lương cũ.

Bước 1: Bộ phận tổ chức – cán bộ lập danh sách cán bộ viên chức, người lao động có đủ điều kiện đề nghị xét nâng bậc lương. Danh sách phải nêu rõ các nội dung: Họ tên, năm sinh, trình độ chuyên môn, công việc đang làm, chức danh hiện tại, mức lương cũ, thời gian hưởng lương cũ…

Bước 2: Căn cứ thông báo danh sách cán bộ viên chức, người lao động có đủ điều kiện được đề nghị xét nâng bậc lương do bộ phận tổ chức – cán bộ chuyển đến các phòng (ban), ngân hàng cấp huyện, đơn vị sử dụng lao động có cán bộ viên chức, người lao động đề nghị.

- Thông báo cá nhân cán bộ viên chức, người lao động tự viết bản tự nhận xét, đánh giá trong thời gian giữ bậc lương.

- Thủ trưởng đơn vị tổ chức họp nhận xét, đánh giá đối với các cá nhân cán bộ viên chức, người lao động có hoàn thành nhiệm vụ được giao trong suốt thời gian giữ bậc lương cũ để nâng bậc lương mới hay không.

- Tờ trình của đơn vị kèm biên bản cuộc họp đơn vị và bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ viên chức, người lao động gửi về bộ phận tổ chức cán bộ làm cơ sở trình cho hội đồng nâng bậc lương.

Bước 3: Thành lập hội đồng nâng bậc lương, gồm các thành phần sau: - Giám đốc hoặc người ủy quyền - Chủ tịch hội đồng

- Giám đốc ban tổ chức cán bộ (Trưởng phòng hành chính tổ chức, phụ trách bộ phận tổ chức cán bộ) - ủy viên kiêm thư ký hội đồng

- Đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở - Ủy viên - Và một số thành viên khác do Giám đốc quyết định

Bước 4: Tổ chức họp Hội đồng nâng bậc lương để xét nâng bậc lương cho từng trường hợp theo danh sách đề nghị. Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản, có ý kiến kết luận của Chủ tịch hội đồng nâng bậc lương và có đầy đủ chữ

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 79 - 91)