Công tác đãi ngộ nhân sự

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 101 - 110)

5. Bố cục của luận văn

3.3.4. Công tác đãi ngộ nhân sự

Công tác đãi ngộ nhân sự là một lĩnh vực quan trọng trong công tác quản trị nhân sự. Đãi ngộ nhân sự nhằm kích thích người lao động nâng cao hiệu quả công việc được giao và có ý thức gắn bó lâu dài với công ty. Tuy nhiên, nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự ngân hàng cần thực hiện:

Đãi ngộ vật chất

Trong những năm tới Ban giám đốc xác định là phải tăng được thu nhập cho toàn thể CBCNV – NLĐ. Vậy để tăng thu nhập cho CBCNV – NLĐ thì chi nhánh tập trung tăng thu, tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất. Xây dựng thang chấm điểm xếp loại A, B, C để chi lương

Tiền thưởng là vấn đề mà CBCNV luôn quan tâm nên Ngân hàng cần tăng cường nguồn quỹ khen thưởng cũng như nâng cao mức thưởng để phát huy, khích

lệ CBCNV thi đua lập nhiều thành tích làm lợi cho Ngân hàng. Số tiền thưởng cho các CBCBV – NLĐ có thành tích tốt phải đủ để khuyến khích họ phát huy thành tích tốt hơn nữa.

Đãi ngộ tinh thần

Một số biện pháp khuyến khích tinh thần

Sử dụng đúng khả năng, bố trí công việc phù hợp với năng lực và sở trường từng người, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có thể tự nâng cao trình độ cho bản thân.

Duy trì đều việc tổ chức có quà tặng sinh nhật cho các cán bộ đoàn viên công đoàn và cho CBCNV – NLĐ.

Ngoài các phong trào trên, hàng năm ngân hàng nên tổ chức xây dựng quỹ tình nghĩa, mặc dù quỹ không cần quá lớn nhưng cũng đủ để trợ cấp cho các gia đình khi gặp khó khăn.

Các ngày lễ, tết chi nhánh cần tổ chức các phong trào vui chơi, giải trí phù hợp với điều kiện thực tế của chi nhánh.

Hàng năm tổ chức cho CBCNV – NLĐ được đi tham quan, nghr mát, nghỉ dưỡng.

3.3.5. Đánh giá thực hiện công việc

Qua thực tế tại chi nhánh hoạt động đánh giá thực hiện công việc, đưa ra một số giải pháp sau:

Lựa chọn chu kỳ đánh giá lựa chọn công việc: Nên lựa chọn chu kỳ 1 năm 1 lần. Đây là ý kiến của đa số CBCNV – NLĐ

Phạm vi đánh giá thực hiện công việc: Chi nhánh nên đánh giá tất cả các cán bộ nhân viên trong chi nhánh và đánh giá tại các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

Căn cứ để đánh giá thực hiện công việc: nên dựa vào hoạt động phân tích công việc như bảng mô tả công việc, bảng yêu cầu thực hiện công việc và bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Phương pháp đánh giá: đánh giá bằng phương pháp mức thang điểm. Phương pháp này thực hiện như sau:

+ Khối lượng công việc hoàn thành + Chất lượng công việc hoàn thành

+ Những sáng kiến, phát minh trong quá trình thực hiện công việc + Sự hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp

+ Phẩm chất, đạo đức, tác phong trong khi thực hiện công việc.

Xác định thứ hạng kém, yếu, trung bình, khá, giỏi, xuất sắc. Với mỗi hạn ta cho một nấc điểm cụ thể: kém (từ 0-29 điểm); yếu (từ 30-49 điểm); trung bình (từ 50-69 điểm); khá (từ 70-79 điểm), giỏi (từ 80-89 điểm), xuất sắc (từ 90-100 điểm). Với mỗi yếu tố đánh giá ta đều có một mức điểm mà họ đạt. Số điểm mà nhân viên đó đạt được là tổng điểm từ các yếu tố đánh giá

Để minh họa điều này ta xem ví dụ sau:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Các yếu tố đánh giá Mức độ đạt đƣợc Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi Xuất sắc Tổng điểm Điểm 0-29 30-49 50-69 70-79 80-89 90-100 KLCV hoàn thành 75 75 CLCV hoàn thành 82 82 Phát minh, sáng kiến 60 60 Hợp tác, giúp đỡ 71 71 Tư cách, đạo đức 85 85 Tổng hợp KQ 373

Họ và tên: Nguyễn Văn A Chức danh công việc: Nhân viên

Phòng/ban/đơn vị: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Ngày tháng năm 2012

Với phiếu đánh giá thực hiện công việc trên ta thấy nhân viên Nguyễn Văn A đạt 373 điểm. Chẳng hạn nhân viên Nguyễn Văn B đạt 394 điểm và nhân viên Nguyễn Văn C đạt 312 điểm. Vậy với kết quả đó xếp hạng nhân viên như sau:

Họ và tên Kết quả tổng hợp (điểm) Xếp thứ

Nguyễn Văn B 394 1

Nguyễn Văn A 373 2

Nguyễn Văn C 312 3

Biểu dương những cán bộ công nhân viên có thành tích xuất sắc, sau khi đánh giá thực hiện công việc. Kết quả của cuộc đánh giá cần được công bố kịp thời xuống các phòng, đơn vị. Chi nhánh có một cuộc họp biểu dương các cá nhân điển hình, tiên tiến. Khích lệ họ bằng vật chất, tinh thần, cụ thể là khen thưởng với mức từ 500.000 tới 1.000.000 VNĐ. Đây cũng là căn cứ để xếp loại lương hàng tháng và lương thưởng.

Hội đồng đánh giá, xem xét lại quá trình đánh giá thực hiện công việc của mình: sau mỗi lầm đánh giá thực hiện công việc nên cùng nhau họp lại để đánh giá quá trình thực hiện công việc của hội đồng. Yêu cầu là phải được ghi lại bằng văn bản để hoạt động đánh giá thực hiện công việc lần sau có chất lượng cao hơn, tránh được những sai sót, sơ suất của những lần đánh trước.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước chuyển nhanh sang cơ chế thị trường cơ sự quản lý của Nhà nước hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung có nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu và triển khai cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế. Việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp về sử dụng nguồn nhân sự là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện để Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Kạn phát triển trong môi trường kinh tế thời kỳ mở cửa. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu bài luận văn đã hoàn toàn thành được một số nhiệm vụ đề ra:

- Những lý luận về quản trị nhân sự ở Ngân hàng thương mại.

- Nghiên cứu tổng quát về tình hình sử dụng nhân sự ở chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Kạn trong thời kỳ gần đây. Qua đó đánh giá khả năng sử dụng nhân sự và những định hướng trong tương lai để sử dụng nguồn lực con người có hiệu quả hơn.

- Nêu ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả nhân sự.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị Minh Thọ, Ban giám đốc và cán bộ nhân viên các phòng chức năng NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Trần Kim Dung, Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thống Kê, năm 2008. [2]. Nguyễn Văn Điềm, Giáo trình quản trị nhân sự, NXB Kinh tế quốc dân,

năm 2007

[3]. Đỗ Văn Phức, Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, NXB Bách Khoa, năm 2007 [4]. Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B2003 – 28 – 108 và B2005 – 28 – 182 do PGS –

TS Đỗ Văn Phức làm chủ nhiệm

[5]. Các bài viết trên các tạp chí: Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Kinh tế dự báo 3/2007; Tạp chí Công nghiệp.

[6]. Báo cáo tình hình nhân sự năm 2009 và 2010 của Phòng Tổ chức hành chính – Chi nhánh NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn.

PHỤ LỤC PHẦN HỎI Ý KIẾN Kính thƣa quý vị!

Tầm quan trọng của yếu tố con người trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Vì vậy công tác quản trị nhân sự sẽ giúp giải quyết vấn đề này và việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp nhằm tạo ra được một đội ngũ người lao động nhiệt tình, hăng hái, chuyên nghiệp và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Xin quý vị vui lòng bớt chút thời gian cung cấp các thông tin vào bảng hỏi dưới đây, thông tin này được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

A. Thông tin chung

1.1.Họ và tên:………. 1.2. Giới tính: Nam  Nữ  1.3. Tuổi: 1.4. Chức vụ hiện nay: 1.5. Trình độ học vấn cao nhất

Sơ cấp  Trung cấp  Cao đẳng 

Sau đại học  Đại học 

B. Một số thông tin cơ bản

1. Xin quý vị cho biết công tác lập kế hoạch nhân sự có được thông báo tới tất cả các CBVC, NLĐ trongg chi nhánh không?

2. Đánh giá công tác tuyển dụng của chi nhánh theo các mức độ sau đây

(đánh dấu  vào bảng dưới đây):

Tiêu chí Đánh giá mức độ

Tốt Bình thường Không tốt 1. Quy trình tuyển dụng khoa học, minh

bạch, khách quan

2. Nguồn tuyển phong phú 3. Hình thức đa dạng

3. Quý vị tham gia bao nhiêu chương trình đào tạo trong năm? (Ghi rõ số lớp và số lượt đã tham gia)

………. 4. Các chương trình đào tạo được đáp ứng như thế nào?

(Hãy đánh giá theo phương pháp cho điểm như sau: 1- Rất tồi; 2 - Không tốt ; 3- Bình thường; 4- Tốt; 5- Rất tốt)

Tiêu chí Chƣa đào tạo Sau khi đào tạo

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

1. Đáp ứng về mặt chuyên môn, nghiệp vụ 2. Đáp ứng về các kỹ năng cơ bản: thuyết trình, thuyết phục, giao tiếp, làm việc nhóm

3. Khả năng lãnh đạo và ra quyết định

4. Khả năng nắm bắt thông tin và xử lý các tình huống 5. Khả năng giải quyết vấn đề chung của ngân hàng

5. Quý vị hãy đánh giá mức độ hài lòng về công tác đãi ngộ của CB, VC ở chi nhánh NHNT - PTNT tỉnh Bắc Kạn? (đánh dấu  vào bảng dưới đây)

Tiêu chí Đánh giá mức độ (%) Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng 1. Tiền lương tương xứng với kết quả công việc

2. Sống hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập từ công việc 3. Tiền lương được trả công bằng giữa các nhân viên 4. Chính sách tiền lương công bằng và thoả đáng 5. Phúc lợi được thực hiện đầy đủ và hấp dẫn

6. Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm chu đáo của Ban lãnh đạo

6. Anh (chị) hãy đánh giá các tiêu chí sau theo thang điểm đã cho Nội dung Thang đo Rất thấp 1 Thấp 2 BT 3 Tốt 4 Rất tốt 5 1. Mức độ đáp ứng của nhân sự về tổng lượng

2. Mức độ đạt yêu cầu của đội ngũ lãnh đạo, quản lý

3. Mức độ đạt yêu cầu của đội ngũ chuyên môn, nghiệp vụ

4. Mức độ đạt yêu cầu của đội ngũ CBCNV

5. Mức độ đáp ứng chuẩn cơ cấu giới tính

6. Mức độ đáp ứng chuẩn cơ cấu khoảng tuổi

7. Mức độ đáp ứng chuẩn cơ cấu lãnh đạo, quản lý/chuyên môn, nghiệp vụ/CBCNV

8. Mức độ đáp ứng chuẩn cơ cấu trình độ ngành nghề của lực lượng CBCNV

9.Mức độ đáp ứng chuẩn cơ cấu trình độ ngành nghề của lực lượng chuyên môn nghiệp vụ

10.Mức độ đáp ứng chuẩn cơ cấu trình độ ngành nghề của lực lượng lãnh đạo, quản lý

11. Chất lượng công tác của lực lượng lãnh đạo, quản lý

12. Chất lượng công tác của lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ 13.Chất lượng công tác của lực lượng CBCNV

14. Mức độ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

7. Anh (chị) vui lòng đánh giá chung về hoạt động quản trị nhân sự theo thang điểm Nội dung Thang đo Rất kém 1 Kém 2 BT 3 Tốt 4 Rất tốt 5 Lập kế hoạch nhân sự Phân tích công việc Tuyển dụng nhân sự

Đào tạo và phát triển nhân sự Công tác đãi ngộ nhân sự Đánh giá thực hiện công việc

8. Hình thức đào tạo mà ngân hàng đưa ra áp dụng là gì?

... ...

Xin trân trọng cảm ơn các ý kiến của anh (chị)!

Ngày tháng năm 2012

Điều tra viên

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngƣời trả lời phỏng vấn

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)