Công tác đào tạo và phát triển quản trị nhân sự

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 65 - 79)

5. Bố cục của luận văn

2.2.4. Công tác đào tạo và phát triển quản trị nhân sự

Để sử dụng nhân sự một cách có hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi liên tuch của môi trường kinh doanh cũng như nắm bắt được tâm lý nhu cầu của

khách hàng thì chi nhánh đã thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo và phát triển nhân sự.

Thử việc đối với nguồn tuyển mới

CBCNV-NLĐ trước khi vào thử việc phải được đào tạo các vấn đề sau: - Phải có đủ hồ sơ lý lịch theo yêu cầu của quy định tuyển dụng

- Học nội quy và quy chế của ngân hàng NHNo - PTNT - Đạt kỳ thi tuyển nhân sự

Thời gian, chế độ trong thời gian thử việc (Hợp đồng thử việc)

- Đối với nhân sự có trình độ đại học, cao đẳng: thời gian thử việc không quá 60 ngày

- Đối với nhân sự khác: Thời gian thử việc không quá 6 ngày

Trong thời gian thử việc nhân sự được hưởng 70% tiền lương cấp bậc chức vụ hoặc theo công việc được giao, được hưởng chế độ ăn ca, bồi dưỡng độc hại, được trang bị bảo hộ theo quy định

- Thủ trưởng cơ quan, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có trách nhiệm đôn đốc; hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề, nội quy kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, ý thức tổ chức kỷ luật cho người thử việc.

Trong thời gian thử việc:

+ Nếu vi phạm quy chế, nội quy và quy định sẽ đình chỉ thử việc.

+ Nếu gây thiệt hại kinh tế thì phải có trách nhiệm bồi thường hoàn toàn thiệt hại vật chất gây ra.

- Phòng tổ chức phối hợp với bảo vệ, y tế, công đoàn cơ quan kiểm tra đột xuất để phát hiện ra các tệ nạn xã hội.

- Hết thời gian thử việc người lao động phải viết báo cáo kết quả thử việc. - Các bộ phận trực tiếp nhận người thử việc phải xác nhận bằng văn bản về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, ý thức tổ chức của người thử việc và kết luận. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về nhận xét của mình.

- Nếu được tiếp nhận vào làm việc ngay tại chi nhánh cá nhân phải viết cam đoan về thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao, chấp hành mọi nội quy, quy chế quy định của đơn vị.

- Trong thời gian làm việc tại chi nhánh nếu kiểm tra phát hiện thấy mắc các tệ nạn xã hội thì được xử lý theo đúng quy định hiện hành.

- Hình thức hợp đồng và trả lương đối với CBCNV-NLĐ khi hết hạn thử việc được tuyển vào làm việc thì được hưởng 100% lương. Việc ký hợp đồng 1 năm hay 3 năm không ảnh hưởng tới việc tiền lương và mọi quyền lợi khác.

Ngoài các tiêu chuẩn quy định ở trên chi nhánh có chính sách ưu tiên cho các đối tượng sau:

+ Ưu tiên cho người trình độ cao, bằng khá giỏi, bằng chính quy + Ưu tiên cho con em CBNV trong chi nhánh

+ Ưu tiên cho những người dân tộc thiểu số, người địa phương, có bằng lái xe ô tô…

Nhận thức được cai trò quan trọng của nguồn lực con người trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện hội nhập, tự do cạnh tranh, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, với yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ, NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn tiến hành đào tọa và đào tạo lại đội ngũ nhân sự của mình để có thể đáp ứng được các yêu cầu về trình độ trong hoàn cảnh mới.

Trình tự thực hiện công tác đào tạo ở NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn

Xác định nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo được lập theo hướng dẫn của NHNo – PTNT Việt Nam, NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn dựa vào nhu cầu đào tạo của các đơn vị trực thuộc gửi lên để xây dựng kế hoạch đào tạo các ngành nghề, cấp, trình độ và loại hình đào tạo, dự toán kinh phí…

Lựa chọn đối tượng đào tạo

Việc lựa chọn người đi đào tạo xuất phát từ quy hoạch đào tạo của ngân hàng tỉnh, đối tượng cử đi đào tạo là các cán bộ các phòng ban. Khi lựa chọn nhân sự đi đào tạo NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn dựa vào các căn cứ: những quy định, chính sách và hướng dẫn của nhà nước, ngân hàng về đào tạo, căn cứ thực tế công việc; nhu cầu; nguyện vọng và động lực của nhân sự.

Thực hiện quá trình đào tạo

Quá trình đào tạo sẽ được thực hiện tại 3 nơi: tại các trường của ngành ngân hàng, tại các trường ngoài ngành ngân hàng và NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn.

- Đào tạo tại các trường của ngành: Học viện ngân hàng, Trường trung cấp ngân hàng ở Bắc Ninh, …trình tự tiến hành như sau:

+ Ngân hàng lập kế hoạch nhu cầu đào tạo cho năm kế hoạch NHNo-PTNT Việt Nam

+ Trên cơ sở báo cáo của đơn vị, cùng với những báo cáo của đơn vị thành viên của NHNo-PTNT Việt Nam, ngân hàng sẽ cân đối nhu cầu và giao kế hoạch đào tạo hàng năm cho các trường.

+ Các trường đào tạo ra thông báo tuyển sinh gửi trực tiếp cho NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn với đầy đủ thông tin về ngành học, thời gian, địa điểm…

+ NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn lập hồ sơ cá nhân và gửi danh sách người dự tuyển cho cơ sở đào tạo.

+ Khi có kết quả tuyển sinh, giám đốc ngân hàng tỉnh ra quyết định cử người đi học.

- Đào tạo tại các trường ngoài ngành ngân hàng, trình tự tiến hành:

+ Bưu điện tỉnh lập kế hoạch đào tạo chi tiết về: trình độ, ngành nghề, loại hình đào tạo, kinh phí đào tạo trình NHNo – PTNT Việt Nam duyệt.

+ Căn cứ vào thông báo của các trường đào tạo, NHNo - PTNT tỉnh ra quyết định cử người đi đào tạo, sau khi đã đối chiếu, sắp xếp nhân sự hợp lý.

+ Tuy nhiên, chỉ những ngành nghề hoặc hình thức đào tạo nào không được tổ chức ở các trường của ngành thì NHNo - PTNT tỉnh mới cử người đi đào tạo ở các trường bên ngoài.

- Đào tạo tại NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn: đây là hình thức bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày do NHNo - PTNT tỉnh tổ chức. NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn tiến hành mời các chuyên gia các lĩnh vực cần tập huấn về giảng dạy để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ mới về các dịch vụ của ngân hàng, tin học, các lớp hướng về khách hàng, hoặc do cán bộ của NHNo - PTNT tỉnh đảm nhận đối với các lớp bồi

dưỡng nhập ngành. Việc đào tạo ngay tại NHNo - PTNT tỉnh có thuận lợi là tiến hành được nhanh chóng, số lượng người được đào tạo nhiều, tiết kiệm được thời gian và kinh phí đào tạo.

Thực tế cho thấy công tác đào tạo tại chỗ ở NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, chất lượng đào tạo cao do nhân viên được thực hành ngay sau khi học lý thuyết, nội dung đào tạo sát và phù hợp lại tiết kiệm được chi phí. Hàng năm NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn tổ chức thêm được 4 đến 6 lớp tập huấn tại chỗ, đối tượng chủ yếu là nhân sự là giao dịch viên, các nhân viên kế toán, phòng hành chính,… Sau khi được đào tạo, lực lượng này đã phát huy được kiến thức và làm việc khá hiệu quả.

Bảng 2.11: Tình hình thực hiện công tác đào tạo năm 2009-2010 TT Chƣơng tình

đào tạo Năm 2009 Năm 2010

So sánh 2010/2009 Mức % 1 Dài hạn 5 8 +3 +60 2 Ngắn hạn 24 36 +12 +50 Tổng cộng 29 44 +15 +62,5 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành Chính )

Từ bảng trên ta nhận thấy rằng, NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn rất chú trọng tới chương trình đào tạo. Năm 2010 tăng thêm 3 chương trình đào tạo dài hạn và 12 chương trình đạo tạo ngắn hạn so với năm 2009. Có được kết quả trên là do Ban giám đốc đã rất quan tâm tới sự phát triển nội lực của ngân hàng tỉnh, nhận thức được kinh doanh ngân hàng là hình thức kinh doanh dịch vụ mang yếu tố vô hình, vì vậy chỉ nhờ vào đội ngũ nhân sự mới có thể nắm bắt được tâm lý của khách hàng, như thế mới níu chân được khách hàng. Do vậy đào tạo và phát triển nhân sự là yếu tố quan tâm hàng đầu của ban giám đốc.

Về số lượng và trình độ

Xuất phát từ định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam và từ thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn, định hướng và mục tiêu đào tạo hàng năm đã được xác định rõ ràng, được Ban lãnh đạo phê duyệt và là

căn cứ để tổ chức thực hiện. Số lượt cán bộ được đào tạo và trình độ cán bộ qua các năm đều tăng lên. Cụ thể:

Bảng 2.12: Số lƣợt cán bộ đƣợc đào tạo hàng năm TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Mức % Mức % 1 Số lớp 17 24 36 7 141,18 12 150 2 Số lượt 147 285 473 138 193,88 188 165,96 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành Chính )

Về số lượt cán bộ được đào tạo hàng năm, qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa số lớp đào tạo trong năm với số lượt người tham gia tăng qua các năm. Số lượt người tham dự các lớp học đông, với các lớp ngắn hạn về marketing, marketing dịch vụ, quảng cáo, PR, kế toán, nghiệp vụ ngân hàng, các lớp kỹ năng mềm như thuyết trình, giao tiếp, làm việc theo nhóm… được đông đảo cán bộ viên chức hưởng ứng. Kết quả của quá trình đào tạo được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 2.13: Tỷ lệ trình độ cán bộ phân loại theo hình thức đào tạo (2008 – 2010)

Đơn vị: %

STT Trình độ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Trình độ tin học Cử nhân 1.33 1.15 2.05 Cao đẳng 0 0 0.7 Chứng chỉ C 2.23 6.44 1.79 Chứng chỉ B 12.28 13.11 17.1 Chứng chỉ A 47.33 9.21 59.05 Chưa học 36.83 70.09 19.31 2 Trình độ ngoại ngữ Cử nhân 1.3 1.44 1.47 Chứng chỉ C 6.3 1.35 8.25 Chứng chỉ B 12 14.47 16.2 Chứng chỉ A 7.13 52.84 11.25 Chưa học 73.27 29.9 62.83 (Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính)

Xác định được tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình xử lý các tình huống nghiệp vụ khi CB CNV làm việc với khách hàng, mục tiêu mà Ban lãnh đạo của chi nhánh là giao phó cho toàn thể CBVC tham gia đào tạo tin học và ngoại ngữ. Đây không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần trên cùng địa bàn.

Bảng trên cho ta thấy đa số CBVC chưa được theo học các lớp tin học và ngoại ngữ. Năm 2009, cả trình độ tin học và ngoại ngữ được cải thiện. Nhưng do CBVC tham gia các lớp học này chủ yếu là đi học để có chứng chỉ có thời hạn trong thời gian ngắn, sau khi cuộc thi sát hạch về trình độ được tổ chức vào năm 2010 các chứng chỉ đã hết thời gian hiệu lực và được tính là không tham gia đào tạo liên tục làm cho tỷ lệ này lại tăng vọt. Kết quả là khả năng cập nhật thông tin, ứng dụng thực tiễn của CBVC của chi nhánh vào thực tế còn yếu kém, nội lực chưa mạnh và do vậy bị cạnh tranh mạnh về mảng nhân sự.

Về hình thức đào tạo

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cán bộ nhân viên với số lượng rất lớn cho toàn hệ thống, chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Kạn đã sử dụng nhiều hình thức, phương pháp đào tạo khác nhau để phù hợp với từng đối tượng, mục tiêu, nội dung đào tạo cụ thể.

Nội dung của các khóa học được lựa chọn và trình bày nhằm giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ trên thực tế của cán bộ, chuyên viên đang đảm nhận các vị trí công việc cụ thể trong các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian khác. Thời lượng để học viên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia cũng như thực hành nghiệp vụ thông qua các tình huống thực nghiệm sẽ được cơ cấu ít nhất ở mức 50%.

Phương pháp giảng dạy và học tập được áp dụng là các phương pháp hiện đại, đa chiều và trọng tâm vào học viên như: học tập tích cực, học tập theo tình huống, học tập theo chuyên đề, học tập theo nhóm, đóng vai, trò chơi mô phỏng. Bài giảng sẽ được trình bày một cách hấp dẫn với sự trợ giúp của các phương tiện

trình chiếu, internet và các video clips và được thiết kế hấp dẫn và liên tục được cập nhật góp phần giúp cho học viên dễ dàng tiếp thu, dễ nhớ, dễ dàng vân dụng kiến thức vào công việc hằng ngày.

Đào tạo trong công việc

Đối với hình thức đào tạo trong công việc chỉ mới áp dụng phương pháp đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc. Phương pháp này sử dụng với đối tượng là nhân viên mới được tiếp nhận vào làm việc tại NHNo & PTNT Bắc Kạn hoặc nhân viên chuyển đổi sang công việc mới. Mục tiêu đào tạo nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cơ bản và đơn giản nhất cho nhân viên để ngân hàng có thể sử dụng ngay lực lượng lao động này trong khi chưa kịp chuẩn bị lớp đào tạo riêng. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, đây cũng là thời gian thử việc để ngân hàng xem xét, cân nhắc có tiếp nhận chính thức hay không.

Giáo viên (người hướng dẫn) là cán bộ quản lý hoặc nhân viên có kinh nghiệm của chính bộ phận đó (phòng, tổ nghiệp vụ). Địa điểm đào tạo: ngay tại nơi làm việc.

Đào tạo ngoài công việc

Đây là hình thức đào tạo được áp dụng chủ yếu tại NHNo & PTNT Việt Nam (chiếm 98%). Trong hình thức đào tạo này, các phương pháp đào tạo đã được triển khai là:

a) Mở các lớp đào tạo tại ngân hàng

Đây là phương pháp đào tạo được triển khai khá phổ biến và đã đào tạo tổng số 473 lượt người năm 2010. Đối tượng đào tạo gồm tất cả các cấp cán bộ từ lãnh đạo đến nhân viên của các nghiệp vụ. Nội dung các lớp nhằm đào tạo kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng và các kiến thức bổ trợ khác phục vụ công việc. Thời gian của khoá học thường từ 5 – 30 ngày, số học viên trung bình 20-30 người/lớp phụ thuộc mục tiêu, nội dung khoá học. Lớp học được mở tại TTĐT, các CSĐTKV hoặc đơn vị thành viên. Nguồn giảng viên cho loại hình đào tạo này từ trong và ngoài NHNo & PTNT Việt Nam.

b) Cử đi học ở trường chính quy

Phương pháp này nhằm đào tạo cho nhân viên kiến thức có hệ thống một cách bài bản. Các lớp đào tạo chủ yếu như sau:

+ Nghiệp vụ ngân hàng cơ bản: cho đối tượng là cán bộ, nhân viên các cấp chưa được đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, số học viên 20-30 người/lớp.

+ Các lớp chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin (quản trị mạng CCNA, an ninh mạng), tiếng Anh biên, phiên dịch, tiếng Anh cho cán bộ lãnh đạo,… số học viên 25-30 người/lớp.

+ Các lớp đào tạo lý luận chính trị trung cao cấp, đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học (số lượng do các đơn vị thành viên cử đi).

Thời gian đào tạo tại các trường chính quy thường từ 1 tháng đến vài năm tuỳ theo nội dung học tập. Nguồn giảng viên cho phương pháp đào tạo này hoàn toàn là từ các học viện, nhà trường hoặc các cơ sở đào tạo mà NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn cử cán bộ đến học tập.

c) Hội nghị tập huấn, hội thảo

Đây là hình thức đào tạo phổ biến nhất. Hàng năm NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn và các đơn vị thành viên đều tổ chức rất nhiều hội nghị tập huấn nghiệp vụ nhằm cập nhật cho cán bộ nhân viên kiến thức mới hoặc văn bản mới có liên quan. Giảng viên tại hội nghị tập huấn thường là giảng viên kiêm chức trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Ngoài ra còn tổ chức các hội thảo chuyên đề trong đó

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 65 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)