Về sử dụng và quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 37 - 110)

5. Bố cục của luận văn

1.3.3.2. Về sử dụng và quản lý nhân lực

- Có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và giữ chân người tài giỏi trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, quan tâm đến những quyền lợi về vật chất và tinh thần của người lao động.

- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, thực hiện “ chế độ tham dự” theo mô hình của Nhật Bản trong một số cơ quan, doanh nghiệp.

- Phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức công đo àn trong các doanh ghiệp (hoạt động theo hình thức “Công đoàn trong nhà” như tại Nhật bản), nhằm tăng

cường sự ổn định và phát triển doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo những quyền lợi của người lao động…

- Tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu người lao động, chú trọng giới thiệu người lao động đến các nước có nền kinh tế phát triển, ổn định, quan tâm đến quyền lợi và đời sống của người lao động xuất khẩu.

- Khuyến khích Việt kiều, đặc biệt là các nhà khoa học, du học sinh – sinh viên tốt hiệp về thành phố công tác, xây dựng kế hoạch đào tạo và thu hút nhân tài cho thành phố và đất nước.

- Cần thành lập cơ quan chuyên trách về phát triển nguồn nhân lực, nhân tài.

1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp: Kết quả số liệu điều tra từ Cục Thống kế - Tỉnh Bắc Kan; Phòng lao động – Sở lao động xã hội Tỉnh Bắc Kan, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Ngân hàng NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn, Các báo cáo tình hình lao động, tiền lương của Ngân hàng NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn,…

- Thu thập thông tin sơ cấp: Điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra và thực hiện trực tiếp thông qua các điều tra viên; thảo luận nhóm; điều tra khảo sát; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ở các chi nhánh ngân hàng huyện của tỉnh Bắc Kạn.

Đề tài được tiến hành điều tra chọn mẫu theo phương pháp phi ngẫu nhiên. Tính đại diện của ngân hàng thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Ngân hàng có số CBCNV đủ lớn (Từ 30 người trở lên) + Có đủ các lĩnh vực trong ngành ngân hàng

+ Đủ các loại hình ngân hàng (Ngân hàng Trung Ương, Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, Ngân hàng ngoài quốc doanh)

Đánh giá chất lượng nhân sự của ngân hàng theo các tiêu chí sau: (1). Mức độ đáp ứng nhu cầu nhân sự về tổng lượng.

(2). Mức độ đạt yêu cầu của đội ngũ lãnh đạo, quản lý theo khảo sát.

(3). Mức độ đạt yêu cầu của đội ngũ chuyên môn, nghiệp vụ theo khảo sát. (4). Mức độ đạt yêu cầu của đội ngũ công nhân, nhân viên theo khảo sát (5). Mức độ đáp ứng về cơ cấu giới tính

(6). Mức độ đáp ứng về theo cơ cấu khoảng tuổi

(7). Mức độ đáp ứng về cơ cấu lãnh đạo, quản lý/ chuyên môn, nghiệp vụ/ công nhân, nhân viên

(8). Mức độ đáp ứng về cơ cấu trình độ ngành nghề của lãnh đạo, quản lý/ chuyên môn, nghiệp vụ/ công nhân, nhân viên

(9). Chất lượng công tác của lực lượng lãnh đạo, quản lý/ chuyên môn, nghiệp vụ/ công nhân, nhân viên

(10). Mối quan hệ gữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với chất lượng nhân lực

* Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi nghiên cứu đánh giá từng mặt chất lượng nhân lực của doanh nghiệp được xử lý bằng chương trình Excel. Sau đó dùng phương pháp so sánh mức độ đạt thực tế so với mức đạt chuẩn, lấy ý kiến của chuyên gia để đánh giá. Sau đó mới đi đến kết luận cuối cùng về chất lượng nhân lực.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CHI NHÁNH NHNo – PTNT TỈNH BẮC KẠN

2.1. Khái quát chung về Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo-PTNT Bắc Kạn Bắc Kạn

Chi nhánh NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn được thành lập tháng 01 năm 1997. Đến nay mạng lưới hoạt động của Chi nhánh NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn hiện có 1 Hội sử chính đặt tại trung tâm NHNo tỉnh, 7 ngân hàng huyện, 4 ngân hàng cấp III và 3 phòng giao dịch trực thuộc hội sở hoạt động rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng số cán bộ đến 31/12/2010 là 200 người, trong đó có nam 105 người, nữ có 95 người. Trình độ đại học 84 người chiếm tỉ trọng 40%/tổng số CB CNV, trình độ chuyên môn khác 34 người chiếm tỉ trọng 18%/ tổng số CB CNV, trình độ cao cấp lý luận 7 người chiếm tỉ trọng 11%/tổng số CB CNV, trình độ trung cấp 85 người chiếm 42%/tổng số CB CNV, trình độ sơ học và nghiệp vụ khác 33 người chiếm tỉ trọng 18,23%/tổng số CB CNV [6]

Là đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam trong hoạt động kinh doanh phải có lợi nhuận. Chi nhánh NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn đã coi nguồn vốn là nền tảng là tầm vóc để NH mở rộng hoạt động kinh doanh. Trước đay nguồn vốn vay của NH chủ yếu là từ Ngân hàng Nhà nước chiếm tới 80%, phần còn lại là tự huy động. Bằng sự nỗ lược quyết tâm của Ban lãnh đạo và toàn thể CB CNV chi nhánh NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn đã chủ động đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, áp dụng mọi biện pháp hữu hiệu, linh hoạt, nhanh nhạy về hình thức và lãi suất huy động, tập trung huy động nguồn vốn dân cư, thu hút nguồn tiền gửi kho bạc, bảo hiểm XH. Nghiên cứu sản phẩm huy động vốn mới có tính hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh, thành lập tổ huy động vốn lưu động bám sát địa bàn. Cho đến nguồn vốn huy động đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng, phục vụ và cung ứng vốn một cách tốt nhất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn

- Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với nhiều hình thức: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế...

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (Trong đó: cho vay theo hình thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp...)

- Thực hiện công tác ngân quỹ: Thu chi tiền mặt tại Ngân hàng. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

- Kinh doanh ngoại tệ.

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.

- Thanh toán trong hệ thống NHNo&PTNT với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay vốn tài trợ, ủy thác.

- Các dịch vụ Ngân hàng khác.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị của chi nhánh NHNo-PTNT Bắc Kạn

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn

GIÁM ĐỐC

PHÓ

GIÁM ĐỐC Phòng kiểm tra

kiểm toán nội bộ

Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm tra, kiểm toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tin học Phòng kế toán ngân quỹ Phòng dịch vụ marketing

Về nhân sự và bộ máy tổ chức, tính đến ngày 31/12/2010 tổng số cán bộ chi nhánh là 200 người, trong đó có nam 105 người, nữ có 95 người. Trình độ đại học 81 người chiếm tỉ trọng 40%/tổng số CB CNV, trình độ chuyên môn khác 34 người chiếm tỉ trọng 18%/ tổng số CB CNV, trình độ cao cấp lý luận 7 người chiếm tỉ trọng 11%/tổng số CB CNV, trình độ trung cấp 85 người chiếm 42%/tổng số CB CNV, trình độ sơ học và nghiệp vụ khác 33 người chiếm tỉ trọng 18,23%/tổng số CB CNV [6]

Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn gồm có:

* Ban lãnh đạo: gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo

và điều hành mọi kinh doanh của ngân hàng.

* Phòng kế toán – ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch

toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN,NHNo&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn trình cấp trên phê duyệt.Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước.Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng đồng thời chấp hành quy định về an toàn kho quỹ.

* Phòng kế hoạch kinh doanh: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn; Cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân và cho vay kinh tế hộ gia đình. Huy động vốn, thực hiện các dịch vụ cầm cố bảo lãnh cho các đơn vị kinh tế, xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh hàng năm phù hợp.Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.

* Phòng kiểm tra kiểm toán: Làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của chi nhánh về thực hiện các quy định, quy chế của Nhà nước, của NHNo&PTNT Việt Nam.

* Phòng dịch vụ marketing: Nghiên cứu phân loại thị trường, phân loại khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng về nguồn vốn, phân loại thị trường đầu tư vốn và thị trường tín dụng.Nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

* Phòng tổ chức, hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ

chức đào tạo cán bộ; Làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần.

* Phòng tin học: Đưa ra một số chương trình phần mềm, quản lý kinh doanh

chặt chẽ đảm bảo cập nhật thông tin chính xác.

2.1.4. Các hoạt động khác

* Công tác kế toán

Ngân hàng đã ứng dụng một số phần mềm vào công tác kế toán. Quản lý chặt chẽ và đảm bảo cập nhật thông tin nên mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh được hạch toán kịp thời và chính xác. Doanh số dịch vụ chuyển tiền điện tử năm sau lớn hơn năm trước cả về số món và số tiền tạo thêm cho Ngân hàng có một nguồn thu nhập tương đối chắc chắn và ổn định.

* Công tác thanh toán không dùng tiền mặt.

Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng, cho đến nay nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm. Do đó thể thức thanh toán này càng được mở rộng và chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu trong nghiệp vụ ngân hàng.

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo-PTNT Bắc Kạn

2.1.5.1. Hoạt động huy động vốn

Để đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn đã HĐV bằng các hình thức sau: Tiền gửi tổ chức kinh tế; tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng đến tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, tiết kiệm gửi góp, bậc thang, phát hành kỳ phiếu CCTG các hình thức tiết kiệm phong phú.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn qua các năm

Đơn vị : triệu VNĐ, USD

CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Mức % Mức %

Tổng nguồn vốn HĐ 571.655 777.781 877.477 + 206.126 +36 +993696 +12.8

Nguồn vốn nội tệ 562.104 771.713 870.933 +209.609 +37 +99.220 +12.9

Nguồn vốn ng.tệ (USD) 26927,77 16247,5 16098,73 -10680,3 -39,66 -148,77 -0.9

- Không kỳ hạn 263.395 404.629 329.767 +141.234 +53.6 -74.862 -18.5 - Có kỳ hạn 308.260 373.152 547.710 +64.892 +21 +174.558 +46.8

Tiền gửi dân cƣ 308.138 405.672 519.937 +97.534 +31.7 +114.265 +28.2

Nội tệ 298.835 399.871 513.393 +101.036 +33.8 +113.522 +28.4

- Tiền gửi tiết kiệm 297.732 393.442 460.330 +95.710 +32 +66.888 +17

- Phát hành GTCG 1.103 6.429 53.063 +5.326 +483 +46.634 +725

Ngoại tệ ( USD) 26241,32 15531,59 15577,05 -10709,7 -40,81 45,45 +0,3

- Tiền gửi tiết kiệm 25082,77 15531,59 15577.05 -9551,18 -38,07 45.45 +0.3

- Phát hành GTCG 1158,55 0 0 -9551,18 -38,07 0 0

(Nguồn: Phòng Kế toán và tính toán của tác giả )

Qua bảng số liệu ta thấy kết quả huy động vốn tăng lên rõ rệt. Tổng nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 777.781 triệu đồng, tăng 206.126 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 36% so với năm 2008. Năm 2010 đạt 877.477 triệu đồng tăng 99.696 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng 12,8%.

- Vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dài hạn lên tạo điều kiện thuận lợi, là cơ sở vững chắc để chi nhánh NHNN & PTNT tỉnh Bắc Kạn mở rộng đầu tư, mở rộng quy mô tín dụng cho vay trung và dài hạn, cụ thể: Năm 2009 tiền gửi dân cư đạt 406.672 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 97.534 triệu đồng, tốc độ tăng 31.6%. Năm 2010 tiền gửi dân đạt 519.937 tăng so với 2009 là 114.265 triệu đồng, tốc độ tăng là 28,2%

Nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư là một trong những yếu tố quyết định mở rộng hay thu hẹp đầu tư của chi nhánh NHNN & PTNT tỉnh Bắc Kạn do vậy chi nhánh NHNN tỉnh đã huy bằng nhiều hình thức phù hợp với từng thời kỳ.

2.1.5.2. Về hoạt động sử dụng vốn

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn đầu tư tín dụng là công việc nghiệp vụ rất quan trọng của ngân hàng vì vậy phần lợi nhuận mà ngân hàng thu được phần lớn từ đầu tư cho vay. Nếu ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí cho huy động vốn chi phí hoạt động vốn chi phí hoạt động và th được lợi nhuận. Nếu ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả sẽ gây ra nguy hại tới vốn tự có của ngân hàng. Vì thế chi nhánh NHNN & PTNT tỉnh Bắc Kạn đã và đang thực hiện tốt công tác tín dụng đồng thời chú trọng đến công tác huy đông vốn theo hướng “đi vay để cho vay” đến mọi thành phần kinh tế.

Căn cứ vào các chương trình kinh tế của tỉnh, các dự án về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để có cơ sở đầu tư đúng hướng thường xuyên phân tích đánh giá phân loại dư nợ nên đã xử lý kịp thời các món vay quá hạn bị rủi ro bất khả kháng giúp cho hộ vay ổn định sản xuất, khắc phục dần trong việc trả nợ tiền vay và đã được những kết quả nhất định.

Trong công tác tín dụng, đầu tư vốn là một trong những nhiệm vụ trong âm xuyên suốt hoạt động ngân hàng, có đẩy mạnh được công tác đầu tư vốn ngân hàng

mới phát huy được vai trò của mình trong cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá các hình thức sủ dụng vốn, đồng thời mới việc mở rộng tín dụng Chi nhánh NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn đã rất quan tâm đến việc thu nợ, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả của quá trình đầu tư, ngân hàng thường xuyên bám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc thu nợ kịp thời khi đến hạn. Tình hình sử dụng vốn của NHNo - PTNT tỉnh Bắc Kạn được thể hiện qua bảng 2 sau:

423933 588916 863099 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 2008 2009 2010 Năm Sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 37 - 110)