Thiết kế bài học

Một phần của tài liệu Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10 Trung học phổ thông (Trang 91 - 110)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.Thiết kế bài học

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa I. Định hướng dạy học

- Dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại

- Dạy học ca dao theo hướng hướng dẫn học sinh tự học

1. Mục tiêu

- Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến.

- Đồng cảm với tâm tư của người lao động xưa, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và yêu quý sáng tác của họ.

2. Chuẩn bị

- Giáo viên: vận dụng kiến thức chung về văn học dân gian, về ca dao để hướng dẫn học sinh hiểu các giá trị nội dung và hình thức của các bài ca

dao thông qua phần giải quyết các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK. Lựa chọn các câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm, đàm thoại.

Câu hỏi cho học sinh tự học:

? Em hãy sưu tầm một số bài ca dao có mô típ mở đầu bằng “Thân em như…” để chứng minh người xưa thường mượn hình ảnh so sánh để diễn tả cuộc đời, thân phận mình? Giải thích tại sao?

- Học sinh: Đọc hiểu văn bản các bài ca dao. Tìm ý và trả lời các câu hỏi đọc – hiểu trong SGK.

Tìm các câu ca dao khác cùng chủ đề than thân, yêu thương tình nghĩa, cùng có mô típ mở đầu hoặc các dị bản, nếu có.

I. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới

Việc 1: Đọc và tìm hiểu phần tiểu dẫn

Câu hỏi : Ca dao là gì? Ca dao khác dân ca ở chỗ nào?

Yêu cầu:

- Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

- Ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. Ca dao là lời thơ của dân ca.

Việc 2: Đọc - hiểu văn bản

1. Hoạt động tri giác ngôn ngữ

Bước 1: Gợi ra môi trường xuất hiện của các bài ca dao Môi trường: Văn hóa nông thôn

Bước 3: Cho học sinh đọc diễn cảm với giọng điệu xót xa, thông cảm (bài 1,2); giọng tha thiết, lắng sâu (bài 4,5,6); giọng chua xót và tha thiết mãnh liệt (bài 3).

Bước 4: Học sinh hình dung bối cảnh ra đời của bài ca dao qua việc thuyết trình kết hợp đặt câu hỏi:

Câu hỏi 1: Văn bản ca dao thuộc thể thơ nào?

Yêu cầu:

Cả 6 bài ca dao đều dùng thể thơ lục bát quen thuộc, dễ nhớ, dễ thuộc

Câu hỏi 2: Em thử hình dung bài ca dao được diễn xướng trong môi trường như thế nào?

Yêu cầu:

Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi, nêu ra những ý kiến khác nhau và tổng hợp lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Hoạt động tái tạo hình tượng

Câu hỏi 1: Hãy cho biết câu ca dao là lời của ai? Hướng về ai?

Yêu cầu:

Bài 1: Câu ca dao là lời than của cô gái mới lớn. Cô than thở về thân phận bị lệ thuộc của người phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân.

Bài 2: Cô gái than thở về hình thức bên ngoài có phần thua thiệt, đen đúa của mình.

Bài 3: Lời của người bị lỡ duyên (thường là các chàng trai).

Bài 4: Lời của cô gái, thể hiện tâm trạng đang yêu và đang phải sống trong cảnh xa cách người yêu.

Bài 5: Lời của cô gái thầm nói với người yêu mình.

Bài 6: Lời có thể là của nam hoặc nữ, nói về tình nghĩa vợ chồng.

2. Hoạt động phân tích, khái quát

Câu hỏi 1: Cảm nhận chung của em về nội dung biểu cảm của bài ca dao. Hãy chỉ ra các hình thức nghệ thuật nổi bật?

Bài 1,2

Cho học sinh đọc lại 2 bài ca dao với giọng xót xa.

Bài 1,2

- Cả hai cô gái đều có ý thức về giá trị, nhân phẩm của mình, đều có mong muốn, khát vọng hành phúc khi bước vào tuổi lấy chồng.( Hình ảnh tấm lụa đào tượng trưng cho nhan sắc lộng lẫy và tuổi xuân phơi phới của người con gái. Cô gái ở bài 2 cùng đã khẳng định mạnh mẽ giá trị phẩm chất của mình:

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi)

- Nghệ thuật đặc trưng của ca dao qua hai bài: Sự lặp lại mô thức câu mở đầu (Thân em như…,em như); Dùng những hình ảnh so sánh, ví von gần với đời thường (tấm lụa đào, củ ấu gai…);

Bài 3

- Tác giả dân gian khẳng định tình nghĩa bền vững, thủy chung qua sự vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ:

Mặt trăng sánh với mặt trời

Sao Hôm sánh với Sao Mai chằng chằng Mình ơi! Có nhớ ta chăng

Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời

Mặt trăng – mặt trời, sao Hôm – sao Mai tượng trưng cho người con gái và người con trai trong tình yêu.

“ Sánh với”, “Chằng chằng”: khẳng định dù phải xa cách nhưng vẫn thủy chung, đẹp đôi.

“ Sao Vượt chờ trăng giữa trời”: vừa có ý mòn mỏi đợi chờ trong vô vọng, vừa chứa đựng nỗi đau của người bị lỡ duyên.

Bài 4

Tình cảm thể hiện sinh động, tinh tế qua các hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa: khăn và đèn được nhân hóa, “đèn thương nhớ ai” là ẩn dụ, “mắt thương nhớ ai” là hoán dụ. Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt nhưng chính là hỏi lòng mình. Cụm từ thương nhớ ai lặp lại năm lần thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng cô gái.

Mỗi lần hỏi là mỗi lần nỗi nhớ lại trào dâng. Nhớ đến mức không còn tự chủ được cả bước đi, dáng đứng của mình: khăn vắt lên vai, khăn rơi xuống đất, khăn lau nước mắt. Cách diễn đạt ở đây gợi nên dáng vẻ ngẩn ngơ của cô gái với tâm trạng bồn chồn không yên.

Sự chuyển biến đột ngột từ thể thơ bốn chữ (10 dòng đầu) sang thể lục bát (hai dòng cuối) đã diễn tả tâm trạng của cô gái sâu lắng và tinh tế hơn.Cô lo lắng vì hạnh phúc bấp bênh, bị ngăn trở, thao thức vì những bất trắc thường xảy ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề

Bài 5

- Cô gái ước bắc một chiếc cầu dải yếm qua sông để người yêu sang chơi. - Ước muốn đó thể hiện nỗi nhớ nhung của cô gái, yêu nhau nhưng xa

cách, không thể thường xuyên gặp gỡ bởi con sông ngăn cách. Đây là ước muốn táo bạo nhưng thể hiện sự chân thành, khát vọng yêu đương cháy bỏng, thiết tha của cô gái.

Bài 6

- Hình ảnh muối – gừng: gợi lên sự mặn mà, nồng ấm, thơm tho và sự lâu bền. Nó cũng thể hiện tình nghĩa thủy chung của người bình dân.

- Hình ảnh muối – gừng trong bài này biểu trưng cho tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt:

Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Ba năm, chín tháng là chỉ thời gian lâu dài, vĩnh cửu. Cái mặn của muối và cái cay của gừng được đem so sánh với nghĩa nặng tình dày của tình yêu trai gái, tình nghĩa vợ chồng.

Cách nói “ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”

Đó là cách nói về thời gian (chỉ thời gian một trăm năm): cách nói phóng đại này nhằm làm tăng thêm sự gắn bó, thủy chung của vợ chồng trước thử thách của thời gian, cuộc đời.

Câu hỏi 2: Ở bài ca dao số 3, tác giả dân gian đã dùng các cặp biểu tượng sao Hôm – sao Mai, mặt trăng – mặt trời, theo em nó có ý nghĩa gì?

Yêu cầu:

Mặt trăng – mặt trời, sao Hôm – sao Mai tượng trưng cho người con gái và người con trai trong tình yêu.

Ý nghĩa: khẳng định dù phải xa cách nhưng vẫn thủy chung, đẹp đôi.

3. Hoạt động bình giá

Câu hỏi 1: Có ý kiến cho rằng bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” là một trong những bài ca dao hay nhất của người Việt nói về tình yêu và nỗi nhớ”. Ý kiến của em như thế nào? Tác giả đã mượn những sự vật hiện tượng nào để diễn tả nỗi nhớ thương của cô gái một cách tinh tế và kín đáo?

Yêu cầu:

Bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” đã diễn tả nỗi nhớ thương da diết, bồi hồi của cô gái đang yêu. Trạng thái tình cảm yêu thương vốn rất trừu tượng và khó có thể diễn đạt bằng lời nhưng cô gái diễn tả nỗi nhớ thương của mình một cách tinh tế và kín đáo: mượn những sự vật bên ngoài: “khăn”, “đèn” đến

“đôi mắt” là bộ phận của cơ thể để diễn đạt những tình cảm phức tạp, ngổn ngang trong lòng. Trạng thái của “chiếc khăn” rất đa dạng, vận động trong không gian đa chiều: “rơi xuống”, “vắt lên”, “lau nước mắt” thể hiện sự bồn chồn, mong nhớ. Hình ảnh “đèn”, “mắt” là biểu tượng của nỗi nhớ vượt thời gian, nỗi nhớ da diết. Nói đến “khăn thương nhớ ai” thực ra là nói đến tâm trạng thương nhớ bồn chồn của cô gái. Một loạt câu hỏi tu từ “thương nhớ ai?” dồn dập liên tục, đứt đoạn diễn tả tiếng lòng thổn thức với nỗi nhớ ngày một dâng lên, để rồi không thể kìm giữ được, nó bật ra tiếng nấc nghẹn ngào: “Đêm qua em những lo phiền. Lo vì một nỗi không yên một điều”. Ngoài nỗi nhớ thương, cô gái còn lo lắng cho duyên phận của mình. Từ tâm trạng ngổn ngang “trăm mối tơ vò” cho ta thấy tình yêu chân thành, đằm thắm, tha thiết của cô gái đối với chàng trai.

Câu hỏi 2: Cảm nhận của em về việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 6?

Yêu cầu: Hình ảnh muối – gừng: gợi lên sự mặn mà, nồng ấm, thơm tho và sự lâu bền. Nó cũng thể hiện tình nghĩa thuỷ chung của người bình dân. Hình ảnh muối – gừng trong bài này biểu trưng cho tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung, son sắt:

Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Ba năm, chín tháng: chỉ thời gian lâu dài, vĩnh cửu. Cái mặn của muối và cái cay của gừng được đem so sánh với nghĩa nặng tình dày của tình yêu trai gái, tình nghĩa vợ chồng.

4. Hoạt động tự nhận thức và ứng dụng

Câu hỏi 1: Từ mô típ “thân em” hãy tìm ba đến năm câu ca dao có cùng mô típ, phân tích những sắc thái ý nghĩa khác nhau của chúng, từ đó nêu nhận xét chung của em?

Yêu cầu:

Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa

Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

- Thân em như ớt chín cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng - Thân em như chiếc chổi đầu hè Để anh khuya sớm đi về chùi chân

- Thân em như cái cọc rào Mọt thì anh đổi cớ sao anh phiền

-> Tiếng kêu trong đau khổ nhẫn nhục trước chế độ đa thê

Câu hỏi 2: Qua việc đọc các bài ca dao, nhất là bài 1,2,3, hãy rút ra cách thức, phương pháp tiếp cận một bài ca dao? (Học sinh thảo luận)

Yêu cầu:

- Trước hết cần đưa bài ca dao vào hệ thống của nó (tức là nhóm bài ca dao có cùng mô thức về đề tài, nhân vật, hình ảnh, ngôn ngữ) để tìn hiểu ý nghĩa chung.

- Sau khi đã dựa vào cái chung để hiểu cái riêng, phải phát hiện và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật riêng của bài ca dao, từ đó tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của nó

II. Bài tập về nhà

1. Em hãy tìm các bài ca dao trong kho tàng ca dao Việt Nam có sử dụng môtip “Thân em như”, “Trèo lên”, “ước gì”, phân tích sắc thái tình cảm của từng bài đó?

Từ những hiểu biết về ca dao than thân, nhất là chùm ca dao có cùng mô thức “Thân em như…”, với phương pháp tiếp cận ca dao rút ra từ bài học

Thân em như tấm lụa đào Dám đem xé lẻ vuông nào cho ai

Ca dao hài hước I. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân vượt lên trên cuộc sống đầy khó khăn, nhọc nhằn của họ, biết trân trọng lối sống lạc quan, yêu đời đó

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài hước

II. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới

Việc 1: Đọc và tìm hiểu cấu trúc bài ca dao

Hướng dẫn HS đọc chùm ca dao hài hước

Câu hỏi 1: Trong các bài ca dao chúng ta vừa đọc, những bài nào là tiếng cười giải trí, tự trào, những bài nào là tiếng cười phê phán, chế giễu?

Yêu cầu:

Bài 1: Tiếng cười giải trí, tự trào.Học sinh đọc với giọng hóm hỉnh, vui tươi, mang âm hưởng bông đùa.

Bài 2,3,4: Tiếng cười phê phán, chế giễu. Học sinh đọc gọng vui tươi, pha chút giễu cợt.

Việc 2: Đọc-hiểu nội dung văn bản 1. Hoạt động tri giác ngôn ngữ

Bước 1: Gợi ra môi trường xuất hiện của các bài ca dao Môi trường: Văn hóa nông thôn

Bước 3: Cho học sinh đọc diễn cảm với giọng vui tươi, dí dỏm, đùa cợt (bài 1); giọng vui tươi pha ý giễu cợt (bài 2,3,4)

Bước 4: Học sinh hình dung bối cảnh ra đời của bài ca dao qua việc thuyết trình kết hợp đặt câu hỏi:

Câu hỏi 1: Văn bản ca dao thuộc thể thơ nào?

Yêu cầu:

Các bài ca dao đều dùng thể thơ lục bát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi 2: Em thử hình dung bài ca dao được diễn xướng trong môi trường như thế nào?

Yêu cầu:

Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi, nêu ra những ý kiến khác nhau và tổng hợp lại.

2. Hoạt động tái tạo hình tượng

Câu hỏi 1: Lời đối đáp ở bài ca dao 1 là ai nói với ai? Nội dung đề cập đến vấn đề gì?

Yêu cầu:

Lời đối đáp của chàng trai và cô gái nói về việc dẫn cưới và thách cưới.

Câu hỏi 2: Bài 2,3,4 là lời chế giễu nhắm đến đối tượng nào? Nhằm mục đích gì?

Yêu cầu:

Bài 2,3: chế giễu loại đàn ông yếu đuối, lười nhác, không có chí lớn; Bài 4: chế giễu những người phụ nữ trong xã hội xưa luộm thuộm, vô duyên. Tiếng cười trào lộng toát lên từ hình ảnh người chồng đứng ra ngụy biện cho cái xấu của vợ mình.

Ca dao hài hước trước hết là để mua vui, giải trí nhưng đằng sau đó ngầm chứa một ý nghĩa châm biếm nhẹ nhàng đối với những thói hư tật xấu

của một bộ phận người trong xã hội. Thái độ của tác giả dân gian vừa thân tình, vừa mang tính giáo dục sâu sắc.

3. Hoạt động phân tích, khái quát Bài 1

Câu hỏi 1: Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Việc dẫn cưới đã được chàng trai đem ra đùa vui như thế nào?

Yêu cầu:

- Khác thường ở lễ vật của việc dẫn cưới và thách cưới: Lễ vật trong lời dẫn cưới của cháng trai là “thú bốn chân”, chỉ là “con chuột béo: mời cả dân, cả làng; Lễ vật trong lời thách cưới của nhà cô gái cũng không có gì cầu kỳ, không phải các lễ vật sang trọng, tiền bạc, mà là “một nhà khoai lang”

- Chàng trai đem việc dẫn cưới ra để tự trào về cái nghèo của mình. Nhưng không than vãn, than nghèo kể khổ mà để đùa vui với cô gái

Câu hỏi 2: Qua việc dẫn cưới của chàng trai và thách cưới của cô gái, em cẩm nhận được gì về cảnh ngộ của họ? Nó bộc lộ điều gì trong tâm hồn người lao động bình dân xưa?

Yêu cầu:

Qua việc dẫn cưới và thách cưới cho thấy cuộc sống nghèo khổ của họ. Tuy nhiên không hề thấy tinh thần bi quan, chán chường mà là một thái độ hết sức lạc quan, vui tươi, hóm hỉnh, thậm chí vẫn có thể đùa cợt được. Luôn

Một phần của tài liệu Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10 Trung học phổ thông (Trang 91 - 110)