Phân loại ca dao

Một phần của tài liệu Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10 Trung học phổ thông (Trang 29 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.1.2. Phân loại ca dao

Ngày 21 tháng 4 năm 1921, cách đây 90 năm, chủ bút Nam Phong Phạm Quỳnh đã có bài diễn thuyết về Tục ngữ ca dao, sau đó được đăng lại trên báo Nam Phong năm 1921.

- Loại làm theo lối phú: thường nói rõ tên, kể rõ sự việc Ví dụ: Ai ơi chớ lấy học trò

Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm

- Loại làm theo lối Tỉ, tức là dẫn vật

Ví dụ: Tò vò mà nuôi con nhện Ngày sau nó lớn nó quyện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi nhện hỡi mày đi đường nào

- Loại làm theo lối hứng: tức là mượn một việc để dẫn khởi một việc Ví dụ: Cái cò trắng bạch như vôi

Có ai lấy lẽ bố tôi thì về Mẹ tôi chẳng đánh chẳng chê Mài dao cho sắc móc mề mà xem

Diễn giả còn phân loại ca dao theo chủ đề liên quan:

- Gia đình (nhận xét về sự tha hóa trong gia đình thời đó, diễn giả đưa ra một ví dụ mà vẫn thấy được giá trị thời sự nóng hổi cho đến ngày nay):

Chồng đánh bạc vợ đánh bài Chồng hai ba vợ, vợ hai ba chồng

- Thời tiết nông vụ (Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi)

- Về tình yêu nam nữ, diễn giả chọn lọc và đưa ra nhiều ví dụ rất hấp dẫn…

Cách phân loại ca dao theo diễn giả Phạm Quỳnh, chủ bút Nam Phong cách đây 90 năm vẫn là những gợi ý hữu ích, giúp phân biệt rạch ròi giữa Tục ngữ với Ca dao và đặc biệt cũng là một tư liệu quý giá trong danh mục tham khảo cần thiết cho các nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian hiện nay.

Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam (tập 2), NXB giáo dục, 1990 đã chia nguồn ca dao truyền thống của người Việt thành mấy bộ phận chính như sau:

- Đồng dao (hay ca dao trẻ em) - Ca dao nghi lễ phong tục

- Ca dao lao động (bao gồm cả những bài ca nghề nghiệp) - Ca dao trào phúng bông đùa (hay ca dao vui chơi)

- Ca dao ru con (hay ca dao ru em)

- Ca dao trữ tình (bao gồm các loại đề tài: tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương xứ sở, tình cảm gia đình, đề tài xã hội, lịch sử…)

Mã Giang Lân trong cuốn Tục ngữ Ca dao Việt Nam, NXB giáo dục, 1998 đã chia ca dao thành mấy bộ phận chính:

- Ca dao thời kỳ phong kiến (bao gồm: lao động và các nghề nghiệp, Lịch sử và đất nước, Tình yêu nam nữ, Hôn nhân và gia đình, Đấu tranh chống phong kiến và các tệ nạn xã hội, Nhận định về con người và việc đời)

- Ca dao thời kỳ bị thực dân Pháp xâm lược.

Hiện nay, cách phân loại ca dao phổ biến nhất là phân loại ca dao theo chủ đề:

- Ca dao than thân

- Ca dao yêu thương tình nghĩa - Ca dao hài hước, trào phúng

Một phần của tài liệu Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10 Trung học phổ thông (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)