7. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Nội dung khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng các phương pháp: Dự giờ học trên lớp; Phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh; Điều tra bằng phiếu khảo sát.
2.2.4.1.Về giờ dạy – học các bài ca dao trên lớp
Chúng tôi đã khảo sát một số giờ dạy ca dao ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, dưới đây là bài soạn cho một tiết học cụ thể:
Ngày soạn : 15.10.2011 Ngày giảng: .10.2011 Lớp 10A3 – THPT Phú Bình Tiết 26,27
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức Giúp học sinh:
- Hiểu và cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm đà màu sắc dân gian của ca dao.
2. Kĩ năng
Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại 3. Thái độ
Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C. Phương pháp thực hiện
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận, ...
D. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức lớp
Lớp 10A5
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh
? Phân tích nghệ thuật gây cười qua hai truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
G gọi 1 H đọc phần tiểu dẫn SGK
? Ca dao là gì? Ca dao có những đặc điểm gì nổi bật về nội dung và nghệ thuật?
Ca dao có những đặc trưng của VHDG, khác với văn học viết…
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại ca dao
- Khái niệm : SGK tr.19 - Đặc điểm:
+ Nội dung: ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, xã hội, đất nước. Ca dao là tiếng nói của cộng đồng…(thiên về trữ tình)
+ Nghệ thuật:
Ca dao là tiếng nói chung của cộng đồng Thể thơ: thường là thể lục bát hoặc lục bát biến thể
Ngôn ngữ: ngắn gọn, mang đậm sắc thái dân gian
Gọi H đọc chùm ca dao
Tại sao 6 bài ca dao lại đặt chung vào 1 bài? Xác định chủ đề của các bài ca dao?
G: đọc bài 1,2
? Phát hiện và chỉ ra những điểm giống và khác nhau của 2 bài ca dao? Đây là lời than thân của ai?
?Thân em được so sánh với những hình ảnh nào?
?Cho H thảo luận về những hình ảnh so
Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ
- Phân loại: 3 loại ( SGK)
2. Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
a. Đọc- chú thích
b. Chủ đề: đều nói về tình cảm con người - Bài 1,2,3: ca dao than thân
- Bài 4,5,6: Ca dao yêu thương, tình nghĩa Bài 4: nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn
Bài 5: ước muốn mãnh liệt trong tình yêu Bài 6: Nghĩa tình gắn bó thuỷ chung của vợ chồng
II. Đọc-hiểu văn bản *Ca dao than thân 1. Bài ca dao số 1,2
- Nét chung: mở đầu bằng cụm từ “ thân em như” (So sánh): lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là tiếng nói, là tình cảm, là lời than thân ngậm ngùi, xót xa; nhấn mạnh, tạo sự chú ý với người tiếp nhận. Hình ảnh: so sánh, ẩn dụ: tấm lụa đào, củ ấu gai.
- Nét riêng:
- Bài 1: Tấm lụa đào: Gợi ra vẻ đẹp tự nhiên, duyên dáng, đầy nữ tính, đáng trân
sánh: tấm lụa đào, củ ấu gai…những hình ảnh đó co giá trị như thế nào trong việc thể hiện chủ đề than thân.
G: ca dao có 1 hệ thống bài ca mở đầu bằng cụm từ “ Thân em như…” được xem như lời chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.
? Tìm những bài ca dao có mô típ tương tự? Bối cảnh trên, em liên tưởng đến cảnh ngộ và số phận của nhân vật trữ tình ntn?
? Vậy giá trị tư tưởng của 2 bài ca dao trên là gì? Qua đó thấy được nét đẹp gì của người phụ nữ xưa?
G: Đọc bài ca dao 3
? Cách lập ý (mở đầu) ở bài ca dao này có gì khác so với hai bài trước? ( chưa xác định rõ nhân vật trữ tình là ai?)
Lối mở đầu này cũng thường thấy trong ca dao:
? Tìm những bài ca dao có mô típ tương tự?
Trèo lên cây bưởi hái hoa Trèo lên cây gạo cao cao
trọng; người phụ nữ ý thức được sắc đep, tuổi xuân, giá trị của mình
Giữa chợ: Không nơi bấu víu, bị phụ thuộc hoàn toàn vào người mua, cách sử dụng của từng người mua chúng => nổi bật lên số phận của người phụ nữ xưa là hoàn toàn phó mặc cho sự may rủi của cuộc đời, không chủ động, không có quyền quyết định hạnh phúc của mình. Bài 2: So sánh: Vẻ ngoài – bên trong -> nhấn
mạnh, khẳng định giá trị thực của người con gái “ Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”. Lời mời mọc càng khẳng định giá trị thực đó:
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi
Trong sự khẳng định giá trị có cả nỗi ngậm ngùi, chua xót của người con gái.
Hai bài ca dao nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ và là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.
2. Bài 3
a. Hai câu đầu:
- Lập ý: dùng lối nói đưa đẩy, gợi cảm hứng: Trèo lên cây khế nửa ngày, Lối mở đầu này thường thấy trong ca dao để nói
? Có thể hiểu đại từ phiếm chỉ “ai” ntn?
? Mặc dầu lỡ duyên nhưng tình nghĩa con người ntn?
? Hình ảnh “Sao Vượt chờ trăng giữa trời” có ý nghĩa gì?
? Em cảm nhận được gì từ bài ca dao?
G: dẫn dắt: thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà cũng có khi nó lại được dân gian thể hiện cụ thể trong ca dao. ? H đọc bài, H khác nhận xét?
? Bài thơ làm theo thể thơ gì? Cách đọc? ? Em biết những bài ca dao nào cùng biểu hiện nỗi nhớ?
? Xác định kết cấu của bài ca dao số 4? ( Chia làm mấy phần, nội dung từng phần)
lên nỗi chua xót vì lỡ duyên thường là của các chàng trai.
- Đại từ phiếm chỉ “Ai”: mang ý nghĩa xác định chỉ xã hội phong kiến xưa đã từng ngăn cách bao mối tình. Từ “Ai” như xoáy sâu vào lòng người bao nỗi chua xót, đắng cay.
- Lối chơi chữ: Khế chua, lòng người cũng chua, chàng trai hỏi khế để bộc lộ lòng mình, cách hỏi ấy khiến lời than càng tha thiết => Nỗi than thở cho mối duyên lỡ dở của nhân vật trữ tình.
b. Hai câu tiếp
- Nghệ thuật so sánh: trời-trăng-sao: thiên nhiên, vũ trụ to lớn, vĩnh hằng.
- Tình nghĩa con người vẫn bền vững, thuỷ chung như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng. c. Hai câu cuối
Hình ảnh “ Sao vượt chờ trăng giữa trời”: thể hiện sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn và vô vọng, duyên kiếp dở dang nhưng tình nghĩa thì vẫn mãi không thay đổi=>hình ảnh đẹp, giàu chất thơ, mang vẻ đẹp tình nghĩa con người.
=> Sự ấm áp tình đời, tình người lan toả từ niềm tin yêu vào sự thuỷ chung, son sắt của tình yêu.
? Sự chuyển biến từ khăn sang đèn có ý nghĩa gì?
? Ánh sáng của ngọn đèn không tắt giúp em liên tưởng đến điều gì
? Hình ảnh mắt được biểu hiện ntn?
? Em cảm nhận được gì về cung bậc của nỗi nhớ?
? Gọi HS đọc bài?
? Đây là lời nói của ai? Nói về điều gì? ND đó được biểu đạt bằng cách nói độc đáo ntn?
? Lấy một vài VD khác mà em biết?
? HS đọc bài
Vì sao khi nói đến tình nghĩa con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng? ? PT ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu
* Ca dao yêu thương, tình nghĩa Bài số 4
a. Nỗi nhớ thương người yêu của cô gái
* Hình ảnh: khăn-đèn-mắt
- Khăn: rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt => nỗi nhớ triền miên, da diết trải nhiều chiều, nhiều hướng-> trạng thái bồn chồn, không yên.
- Thanh bằng 16/24 -> nỗi nhớ nhẹ nhàng, da diết, đằm sâu nữ tính
- Đèn: sự chuyển biến từ không gian sang thời gian ( thương nhớ ai - > nhân hoá; không tắt -> trằn trọc, cồn cào, da diết, thời gian: ngày-đêm)
- Mắt: thương nhớ ai-> nỗi nhớ trào dâng mãnh liệt trong lòng cô gái
- Kiểu câu hỏi->lặp cấu trúc: nỗi nhớ khôn nguôi, nỗi niềm khắc khoải
b. Nỗi lo phiền
=> Bài ca là tiếng hát đầy yêu thương của một tấm lòng đòi hỏi phải được yêu thương
* Bài 5
- Lời ước muốn của cô gái, cũng là lời cô thầm nói với người yêu: ước gì sông rộng 1 gang
cảm của 2 hình ảnh đó?
? Đặc sắc về nghệ thuật biểu đạt?
? Qua chùm bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, em thấy và hiểu gì về đời sống tâm hồn, tình cảm và vẻ đẹp của người lao động xưa?
? Hãy khái quát lại các cách thức biểu đạt mà các bài ca dao sử dụng?
Bắc cầu dải yếm… Ý tưởng táo bạo, hình ảnh độc đáo
-> Con sông không thực mà cái cầu lại càng ảo. Đó là cái cầu tyêu trong ca dao. Là cái cầu của người con gái chủ động bắc cho người mình yêu trong sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến thời xưa.
=> tâm hồn chân thành, đằm thắm của người lao động trong tình yêu.
*Bài 6
- Muối-gừng(gia vị của bữa ăn; vị thuốc của những người lao động nghèo, hương vị tình người) -> biểu tượng ca dao: sự thuỷ chung gắn bó.
- Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối, lục bát biến thể (13 tiếng)
=> Tình cảm sâu nặng, thắm thiết, thuỷ chung, luôn bền vững của vợ chồng trước thử thách của thời gian, cuộc đời.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Đời sống tâm hồn phong phú với nhiều cung bậc tình cảm, cảm xúc: chua xót, đắng cay…
- Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa giàu tình yêu thương, khát khao hạnh phúc.
Hình ảnh biểu tượng: cầu, khăn, ngọn đèn, gừng cay muối mặn
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ: tấm lụa, củ ấu… + Hình thức lặp lại: mô típ, công thức mở đầu.
+ Thể lục bát: thể hỗn hợp, nhịp điệu biến hoá linh hoạt.
3. Ghi nhớ ( SGK)
IV. Luyện tập
BT2(Tr.85)
4. Củng cố
? HS đọc thuộc lòng các bài ca dao vừa tìm hiểu?
? Qua việc tìm hiểu một số bài ca dao tiểu biểu trong chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, em hãy khái quát giá trị của thể loại ca dao này trong đời sống xưa và nay?
5. Hướng dẫn học bài
- Học bài, sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề - Chuẩn bị bài ca dao hài hước
6. Rút kinh nghiệm
Nhận xét giờ dạy: Nhìn chung đã tuân thủ đúng tiến trình của một giờ dạy.
Nội dung bài học đầy đủ, truyền tải được những kiến thức cơ bản cho học sinh. Trong quá trình dạy đã cố gắng phát huy được ý thức học tập, tìm tòi của học sinh bằng cách đặt các câu hỏi để học sinh suy nghĩ, trả lời.
Tuy nhiên, trong giờ học, giáo viên còn thiên về thuyết trình, giảng miên man, ít đặt ra nhiều vấn đề để học sinh thể hiện những cách hiểu khác nhau hoặc chính kiến của cá nhân, nếu có thì là các câu hỏi vụn vặt, học sinh chỉ cần dựa vào sách giáo khoa là có thể trả lời mà không cần phải suy nghĩ.
Giáo viên vẫn áp đặt kiến thức có sẵn cho học sinh mà không giúp các em phát huy được trí tưởng tượng, sức sáng tạo trong quá trình tiếp thu bài học.
Một số giáo viên đã có ý thức thay đổi phương pháp, song cũng nhiều người trong số đó cho rằng để thực hiện được quả là rất khó, vì xưa nay học sinh đã quen đọc chép, chỉ học những gì mà giáo viên giảng trên lớp, hơn nữa thời gian trên lớp hạn hẹp nên khó mà đạt yêu cầu khi thực hiện phương pháp này, nên phần nhiều đã quay về phương pháp cũ. Giáo viên vẫn coi việc hướng dẫn tự học cho học sinh chưa phải là vấn đề cấp thiết nên không chuyên tâm, cũng không cố gắng đi sâu tìm hiểu kỹ các vấn đề để áp dụng vào bài giảng trên lớp, nâng cao ý thức của học sinh về việc tự học. Khiến cho việc học các bài ca dao của học sinh trở nên nhàm chán, thậm chí làm mất đi lòng yêu thích của các em đối với ca dao nói riêng và văn học dân gian nói chung.
Song cũng không thể phủ nhận một điều rằng hiện nay việc dạy-học văn nói chung và dạy học ca dao nói riêng theo yêu cầu đổi mới phương pháp đã có những chuyển biến tích cực, lối dạy truyền thụ một chiều đã dần được khắc phục, việc dạy học ca dao theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đã được các giáo viên và các em học sinh đón nhận với thái độ nhiệt tình và cố gắng phát huy để giờ học đạt hiệu quả cao. Điều này cũng rất đáng được khuyến khích.