Hoạt động tri giác ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10 Trung học phổ thông (Trang 83 - 84)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2.1.Hoạt động tri giác ngôn ngữ

Ca dao là văn bản ngôn từ dân gian, khác với văn bản ngôn từ văn học viết nên việc tri giác ngôn từ ca dao cũng có những yêu cầu khác, không đơn giản chỉ là đọc diễn cảm ca dao. Trước hết, giáo viên giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ ngữ trong văn bản, giải tỏa những vướng mắc về ngôn từ. Giáo viên gợi không khí làng quê của ca dao, dẫn dắt học sinh vào môi trường văn hóa dân gian của bài ca dao, cho học sinh đọc hoặc có thể hát theo những làn điệu dân ca, sau đó giáo viên giúp học sinh xác định xuất xứ bài ca dao (thời gian, dựng lại hoàn cảnh chung nhất, bao quát nhất của sự xuất hiện bài ca dao). Ngoài ra, giáo viên giúp học sinh xác định những vấn đề liên quan đến văn bản ca dao qua hệ thống dị bản, mô típ… bằng hệ thống câu hỏi.

Ví dụ, với bài ca dao:

Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Người dạy có thể tổ chức hoạt động tri giác ngôn từ qua các bước sau:

Bước 1: Gợi ra môi trường xuất hiện của bài ca dao này gắn với vùng văn hóa nông thôn.

Bước 2: Giải tỏa những vướng mắc về ngôn từ

Bước 3: Cho học sinh đọc diễn cảm với giọng điệu xót xa, thông cảm.

Bước 4: Giúp học sinh hình dung bối cảnh ra đời của bài ca dao qua việc thuyết trình kết hợp đặt câu hỏi:

- Văn bản ca dao này thuộc thể thơ nào?

- Em thử hình dung bài ca dao được diễn xướng trong môi trường như thế nào?

Như vậy, đây là khâu có vai trò quan trọng giúp học sinh tiếp xúc bước đầu với tác phẩm, là cầu nối để dẫn dắt người học vào các bước tiếp theo để đi sâu vào tác phẩm.

Một phần của tài liệu Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10 Trung học phổ thông (Trang 83 - 84)