0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Khảo sát tình hình tự học phần các bài ca dao trong chương trình

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC CÁC BÀI CA DAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 55 -61 )

7. Cấu trúc luận văn

2.2.4.2. Khảo sát tình hình tự học phần các bài ca dao trong chương trình

lớp 10 của học sinh THPT

Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 3 khía cạnh sau:

- Húng thú của học sinh đối với phần các bài ca dao; - Nhận thức của học sinh về vấn đề tự học các bài ca dao; - Hoạt động tự học của học sinh trước và sau khi lên lớp.

Phiếu khảo sát 1:

Câu hỏi: Bạn có thích chùm các bài ca dao trong sách giáo khoa không? Tại sao?

1. Có 

2. Không 

3. Bình thường 

Kết quả khảo sát:

Bảng 1: Hứng thú của học sinh đối với phần các bài ca dao lớp 10

Kết quả STT Đối tượng Tổng số phiếu Thích Không thích Bình thường 1 HS THPT Lương Ngọc Quyến 80 45(56,3%) 10(12,5%) 25(31,3 %) 2 HS THPT Gang Thép 70 30(42,9%) 5(7,1%) 35(50%) 3 HS THPT Phú Bình 62 20(32,3%) 10(16,1%) 30(48,4 %) 4 HS THPT Dương Tự Minh 85 40(47,1%) 15(17,6%) 30(35,3 %) Kết quả khảo sát trên cho thấy tỷ lệ học sinh thích học phần các bài ca dao là rất cao (có nơi chiếm đến 56,3%). Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều học sinh tỏ ra lưỡng lự hoặc lúng túng khi đưa ra lựa chọn của mình (từ 31,3% đến 50%), lý do là vì các em không thích học văn, hoặc nếu có học cũng vì bắt buộc, dẫn đến việc không có hứng thú với các tác phẩm. Số học sinh không thích học ca dao tuy không nhiều (cao nhất là 17,6%), song cũng đáng để suy nghĩ. Vấn đề là tìm ra đâu là nguyên nhân làm mất đi hứng thú của các em? Nhiệm vụ của người dạy làm thế nào gợi lại hứng thũ ấy cũng rất quan trọng.

Phiếu khảo sát 2:

Câu hỏi: Theo bạn, tự học các bài ca dao có ý nghĩa như thế nào trong việc học văn của bạn?

1. Để nâng cao và làm giàu có thêm vốn tri thức về văn học dân gian của bản thân 

2. Để hoàn thiện nhân cách và vốn sống của bản thân 

3. Để làm bài kiểm tra và thi 

( Bạn đánh dấu theo thứ tự điểm ưu tiên từ 1 đến 3)  Kết quả khảo sát:

Bảng 2: Nhận thức của học sinh về vấn đề tự học các bài ca dao

Điểm

1 2 3

STT

Điểm

Nội dung nhận thức Phiếu % Phiếu % Phiếu %

1 Lựa chọn 1 50 30,3 50 30,3 100 38

2 Lựa chọn 2 50 30,3 60 22,8 85 32,3

3 Lựa chọn 3 100 38 30 30,3 10 3,8

Bảng khảo sát trên cho thấy, học sinh cho điểm 1 – điểm quan trọng nhất với các em là để thi và kiểm tra (với 100/263 học sinh, chiếm 38%); điểm 3 – điểm ưu tiên thấp nhất là để nâng cao và làm giàu có thêm vốn tri thức về văn học dân gian của bản thân ( với 100/263 học sinh, chiếm 38%).

Kết quả trên phản ánh thực tế là học sinh chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về ý nghĩa của việc tự học các bài ca dao, đa số các em đều hướng đến mục đích là để đạt kết quả trong các kỳ kiểm tra và thi, chứ không phải để giàu có thêm vốn tri thức và nâng cao hiểu biết của bản thân. Vì vậy mà chất lượng tự học các bài ca dao ở mức thấp. Đây có thể nói là thực trạng chung đáng báo động, không chỉ đối với các bài ca dao mà cả môn Ngữ văn nói chung. Nó đã dẫn đến hiểu biết và kĩ năng văn học của học sinh thấp kém, non yếu.

Phiếu khảo sát 3:

Câu hỏi: Trước khi học phần các bài ca dao, bạn đã chuẩn bị bài học như thế nào?

1. Không chuẩn bị 

2. Chỉ đọc lướt qua văn bản 

3. Đọc kỹ văn bản và tóm tắt nội dung 

4. Xây dựng đề cương chi tiết 

5. Cố gắng tìm hiểu nội dung và nghệ thuật, nảy sinh thắc mắc và nhờ giáo viên giải đáp khi lên lớp. 

Kết quả khảo sát:

Bảng 3: Nhận thức của học sinh về vấn đề tự học các bài ca dao

THPT LNQ THPT Gang Thép THPT Phú Bình THPT Dương Tự Minh STT Hs trường

Hoạt động của HS Phiếu % Phiếu % Phiếu % Phiếu %

1 Không chuẩn bị 50/200 25 60/200 30 58/200 29 60/200 30

2 Chỉ đọc lướt qua văn bản 85/200 42,5 80/200 25 85/200 42,5 70/200 35 3 Đọc kỹ văn bản và tóm tắt nội dung 25/200 12,5 30/200 15 30/200 15 20/200 10 4 Xây dựng đề cương chi tiết 20/200 10 15/200 7,5 15/200 7,5 25/200 12,5 5 Cố gắng tìm hiểu nội dung và nghệ thuật, nảy sinh thắc mắc và nhờ giáo viên giải đáp

khi lên lớp.

Như vậy, hoạt động tự học của học sinh trước khi lên lớp chưa được tiến hành nghiêm túc, chưa thực sự tốt (cao nhất chiếm đến 30%). Vẫn còn nhiều học sinh chưa có ý thức chuẩn bị bài, nếu có chỉ là đọc qua văn bản rồi để đấy, số ít tóm tắt được nội dung và đặt ra câu hỏi thắc mắc, hoặc cũng có em biết cố gắng tìm hiểu nội dung và nghệ thuật và xây dựng đề cương chi tiết, nhưng không nhiều (từ 3,5% đến 12,5%. Thực tế đó phải chăng do học sinh chưa có thói quen thường xuyên tự học, vẫn còn thụ động, ỷ lại vào bài giảng của giáo viên trên lớp, học theo cách chống đối. Người học sinh không chỉ là đối tượng tác động mà còn là chủ thể tác động. Cho nên cung cấp kiến thức là để từ đó học sinh tự mình ý thức về mình. Mục đích của dạy văn nói chung và dạy ca dao nói riêng không phải chỉ thông báo một số kiến thức mà còn cung cấp khả năng tự học để học sinh giải quyết các vấn đề. Do vậy để cải thiện tình trạng học chống đối, học lệch, coi thường môn văn như hiện nay không đơn giản. Nó còn đòi hỏi sự nỗ lực của ngành giáo dục, của các bậc phụ huynh và chính bản thân mỗi người học.

Phiếu khảo sát 4:

Câu hỏi: Sau khi học chùm các bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước ở trên lớp, bạn sẽ tiến hành việc tự học ở nhà như thế nào?

1. Xem và học thuộc văn bản, vở ghi 

2. Đọc kỹ và tái hiện tri thức theo cách hiểu của mình 

3. Trao đổi với bạn về nội dung bài học 

4. So sánh, đối chiếu kết quả nhận thức của mình với bài giảng của thày. 

Lựa chọn STT Đối tượng Tổng số phiếu 1 2 3 4 1 HS THPT Lương Ngọc Quyến 120 50(41,7%) 25(20,8)% 25(20,8%) 20(16,7%) 2 HS THPT Gang Thép 135 50(37%) 35(25,9%) 25(18,5%) 25(18,5%) 3 HS THPT Phú Bình 100 45(45%) 20(20%) 20(20%) 15(15%) 4 HS THPT Dương Tự Minh 120 60(50%) 20(16,7%) 25(20,8%) 15(12,5%)

Kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh vẫn còn dựa nhiều vào văn bản và vở ghi, ý thức tự học sau giờ lên lớp chưa cao, các kỹ năng tự học như tái hiện tri thức theo cách hiểu của mình, trao đổi về nội dung bài học, so sánh kết quả nhận thức với bài giảng của thày… chưa được các em vận dụng triệt để, chưa được các em quan tâm nhiều. Vậy người giáo viên phải có cách thức phù hợp để hướng các em có ý thức tự giác trong học văn, tự tìm tòi, khám phá những tri thức mới trong khi học các bài ca dao nói riêng và học văn nói chung. Người giáo viên cũng cần đổi mới phương pháp dạy trên lớp, đồng thời đổi mới cách thức ra bài tập về nhà. Bài tập không chỉ đơn giản là học thuộc lòng văn bản, xem hoặc học thuộc những kiến thức đã có trong vở ghi, điều này vô tình biến học sinh thành những cỗ máy vô hồn, không biết rung động trước cái hay, cái đẹp của bài ca dao, không có khả năng tìm tòi, khám phá những cái mới của tác phẩm. Điều này càng gây nên sự nhàm chán trong một bộ phận không nhỏ các em học sinh ở các trường THPT hiện nay.

Từ thực tế trên chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao lớp 10 của giáo viên một số trường THPT.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC CÁC BÀI CA DAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 55 -61 )

×