Nội dung thể nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10 Trung học phổ thông (Trang 90 - 91)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.Nội dung thể nghiệm

- Thể nghiệm hai chùm bài ca dao trong Ngữ văn 10

Sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh tự học vào việc thể nghiệm chùm bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa và chùm bài Ca dao hài hước ở SGK Ngữ văn 10 tập 1 (NXB Giáo dục, 2010 – Chương trình chuẩn), Luận văn quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng bài ca dao về nội dung, ý nghĩa và những đặc trưng riêng về kết cấu, thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh…của ca dao. Để hiểu đúng, hiểu sâu từng bài nên đặt nó vào hệ thống những bài ca dao tương tự và trong môi trường diễn xướng.

- Sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh tự học trong việc khám phá nội dung, ý nghĩa các bài ca dao.

Thiết kế mới này nhằm tăng cường hoạt động đối thoại giữa thày và trò, giữa trò và trò. Ngoài hình thức trả lời câu hỏi, học sinh còn được trao đổi, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi mở…Vì vậy, học sinh được khám phá ca dao ở nhiều mặt chứ không chỉ là văn bản ngôn từ, xác định được việc lấy học sinh làm trung tâm, người giáo viên chỉ có vai trò hướng dẫn, gợi mở.

Dạy theo giáo án thể nghiệm đòi hỏi học sinh phải nỗ lực chuẩn bị bài ở nhà một cách kỹ lưỡng thì mới theo kịp bài trên lớp, học sinh cũng không còn ngồi nghe giáo viên thuyết trình một cách thụ động mà phải suy nghĩ, sáng tạo thì mới giải quyết được các vấn đề mà giáo viên đặt ra. Đồng thời, sau giờ lên lớp, HS phải chịu khó tìm tòi, nghiên cứu thì mới mong làm giàu có thêm vốn hiểu biết về ca dao.

Thực hiện dự định nói trên, chúng tôi tiến hành xây dựng thiết kế thể nghiệm bài “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” và “Ca dao hài hước”.

Một phần của tài liệu Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10 Trung học phổ thông (Trang 90 - 91)