Giả định không có hiện tượng Đa cộng tuyến

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của khách hàng cán bộ nhân viên đối với chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín - chi nhánh thừa thiên huế (Trang 98 - 101)

- Factor 6: Nhóm nhân tố, có sự hiện diện của các biến quan sát là

d.Giả định không có hiện tượng Đa cộng tuyến

Bảng 38: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Mô hình Đo lường đa cộng tuyến

Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai

6 (Hằng số) F1: Thu hồi nợ 1,000 1,000 F2: Cơ sở hữu hình 1,000 1,000 F3:Năng lực phục vụ 1,000 1,000 F4: Mức độ đáp ứng 1,000 1,000 F5: Mức độ tin cậy 1,000 1,000 F6: Sự tiện lợi 1,000 1,000

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)

Với độ chấp nhận (Tolerance) lớn và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của các biến nhỏ, mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. Mô hình hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi có giá trị VIF lớn hơn hay bằng 10.

2.2.5.3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố

Bảng 39: Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá

Hệ số hồi quy

chuẩn hoá t Sig.

B Độ lệch chuẩn Beta 6 (Hằng số) 3.504 .039 90.152 .000 F5: Mức độ tin cậy .289 .039 .426 7.409 .000 F1: Thu hồi nợ .274 .039 .403 7.019 .000 F6: Sự tiện lợi .214 .039 .314 5.474 .000 F4: Mức độ đáp ứng .191 .039 .281 4.890 .000 F2: Cơ sở hữu hình .152 .039 .223 3.888 .000 F3:Năng lực phục vụ .135 .039 .199 3.465 .001

a. Biến phụ thuộc: Mức độ hài lòng của khách hàng cán bộ nhân viên

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)

Kiểm định t trong phân tích hệ số hồi quy cho ta thấy: giá trị Sig. của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05. Do đó ta có thể nói rằng tất cả các biến độc lập đều có tác động đến Mức độ hài lòng của khách hàng cán bộ nhân viên. Tất cả các nhân tố này đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến Mức độ hài lòng của khách hàng, do các hệ số hồi quy đều mang dấu dương.

Phương trình hồi quy tổng quát của mô hình được viết lại như sau:

Mức độ hài lòng của khách hàng CBNV = 3.504 + 0,289xF5 + 0,274xF1 + 0,214xF6

Mức độ hài lòng của KH CBNV 0,289 F5: Mức độ tin cậy 0,274 F1: Thu hồi nợ 0,214 F6: Sự tiện lợi 0,191 F4: Mức độ đáp ứng 0,152 F2: Cơ sở hữu hình 0,135 F3: Năng lực phục vụ

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết được mô tả qua hình như sau:

Hình 9: Kết quả xây dựng mô hình nghiên cứu

Qua các hệ số hồi quy chuẩn hoá, ta biết được mức độ quan trọng của các nhân tố tham gia vào phương trình. Cụ thể, nhân tố “Mức độ tin cậy” có ảnh hưởng nhiều nhất (β = 0,289) và nhân tố “Năng lực phục vụ” có ảnh hưởng ít nhất (β = 0,135) đến mức độ hài lòng của khách hàng cán bộ nhân viên đối với chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, nhìn chung thì tất cả 6 nhân tố đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Và bất cứ một sự thay đổi nào của một trong 6 nhân tố trên đều có thể tạo nên sự thay đổi đối với sự hài lòng của khách hàng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của khách hàng cán bộ nhân viên đối với chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín - chi nhánh thừa thiên huế (Trang 98 - 101)