Tình hình hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của khách hàng cán bộ nhân viên đối với chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín - chi nhánh thừa thiên huế (Trang 55 - 57)

- Ngoại tệ &Vàng (quy ra VND) 478,201 429,351 298,401 (48,

b.Tình hình hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Vì thông qua cho vay tạo ra nguồn thu nhập để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đáp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động cho vay mang lại rủi ro lớn, vì vậy ngân hàng cần phải quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

Bảng 8: Tình hình cho vay tại Sacombank Huế giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

SO SÁNH

2012/2011 2013/2012

1. Tổng dư nợ cho vay 646,059 507,255 598,210 (138,804) (21.48) 90,955 17.93 2. Nợ xấu 4,103 3,666 1,305 (437) (10.65) (2,361) (64.40) 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0.64 0.72 0.22 0.08 12.50 (0.50) (69.44)

(Nguồn: Sacombank Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Tổng dư nợ cho vay:

Năm 2012, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 507.255 triệu đồng, giảm 138.804 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tốc độ giảm là 21.48%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2012, NHNN liên tục hạ các lãi suất chính sách để hạ lãi suất thị trường và đẩy mạnh tiền ra thị trường. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để được ngân hàng cho vay nợ, còn những doanh nghiệp khỏe mạnh lại không dám vay để mở rộng sản xuất do tình trạng u ám của nền kinh tế.

Mặc dù nền kinh tế đã có những chuyển biến khá tích cực trong các tháng cuối năm 2013, nhưng chưa đủ đẩy nhu cầu tín dụng tăng cao như kỳ vọng. Tổng dư nợ cho vay năm 2013 của Chi nhánh tăng 90.955 triệu đồng so với năm 2012 (tương ứng tăng 17,93%) và đạt mức 598.210 triệu đồng. Tuy nhiên, kết quả này vẫn phản ánh phần nào nỗ lực của Chi nhánh trong việc đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Tỷ lệ nợ xấu:

Năm 2012, nợ xấu tuy có giảm so với năm 2011, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại tăng. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của nợ xấu (10.65%) thấp hơn tốc độ giảm của tổng dư nợ (21.48%). Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của năm 2012 là 0.72%, tăng 0.08% so với năm 2011 và tương ứng với tốc độ tăng là 12.5%. Tuy tỷ lệ nợ xấu có gia tăng, nhưng đây vẫn là một tỷ lệ an toàn, nằm trong mức kiểm soát.

Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 0.22%, giảm đáng kể so với năm 2013. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu năm 2013 đã giảm 0.5% so với năm 2012, tương ứng với tốc độ giảm là 69.44%. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp triệt để: tập trung nâng cao công tác ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử lý

tài sản cấn trừ nợ, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa bàn, soang hành với khách hàng, cùng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, phối hợp với Phòng Quản lý nợ chuyển đổi nợ xấu thành trái phiếu VAMC, áp dụng chính sách khen thưởng đối với các đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của khách hàng cán bộ nhân viên đối với chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín - chi nhánh thừa thiên huế (Trang 55 - 57)