Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của người dân về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án đại lộ vinh – cửa lò (Trang 48 - 49)

- Kiểm định mô hình Kiểm định giả thuyết.

2.3.1. Mẫu nghiên cứu

Bảng câu hỏi tự trả lời đã đƣợc sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Việc phát bảng câu hỏi đƣợc thực hiện bởi chính tác giả.

Xác định kích thƣớc mẫu là công việc khá phức tạp bởi hiện tại có quá nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đòi hỏi có kích thƣớc mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman, 1995). Tuy nhiên, kích thƣớc mẫu bao

nhiêu là lớn thì hiện nay chƣa xác định rõ ràng. Hơn nữa, kích thƣớc mẫu còn tùy thuộc phƣơng pháp ƣớc lƣợng sử dụng. Nếu sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng ML thì kích thƣớc mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 mẫu (Hair & ctg, 1983), hay ít nhất là 200 mẫu (Hoelter). Bollen (1989) cho rằng kích thƣớc mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ƣớc lƣợng [Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007] hay 15 mẫu cho một biến [Phạm Đức Kỳ, Bùi Nguyên Hùng, 2007]. Tuy nhiên, số lƣợng mẫu cũng xác định trên số lƣợng tổng thể nghiên cứu (bằng 1/10 qui mô mẫu) [Nguyễn Viết Lâm, 2007].

Theo kinh nghiệm, nguyên tắc chọn mẫu là = số biến * 5 là số mẫu tối thiểu. Nhƣ vậy cỡ mẫu của nghiên cứu này là 170 (34 biến * 5). Tuy nhiên, xét thấy cỡ mẫu thực tế là rất lơn, nên tác giả đã phát tổng cộng 200 phiếu. Kết quả thu về có 200 phiếu đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 100%. Thông qua ý kiến chuyên gia và bản thân tác giả là một cán bộ giải quyết việc bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thì cỡ mẫu trên phù hợp với số hộ dân thuộc diện đƣợc nhận bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ dự án Đại Lộ Vinh- Cửa Lò. Do số lƣợng và danh sách các hộ là quá nhiều. Nên tác giả không ghi cụ thể tên cơ quan tổ chức thuộc diện đƣợc điều tra.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của người dân về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án đại lộ vinh – cửa lò (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)