Tổng quan về huyện Tân Hiệp

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân hiệp - tỉnh kiên giang (Trang 30 - 109)

2.2.1. Khái quát về huyện Tân Hiệp

Tân Hiệp là huyện thuộc tỉnh Kiên Giang: phía Bắc giáp huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; phía Nam giáp huyện Giồng Riềng; phía Đông giáp huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ; phía Tây giáp huyện Hòn Đất, thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.

Hình 2.2: Bản đồ địa giới hành chính huyện Tân Hiệp

Huyện Tân Hiệp được thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30- 04-1975) trên cơ sở tách ra từ quận Kiên Thành thời Việt Nam Cộng hòa, bao gồm thị trấn Tân Hiệp và 05 xã: Tân Hội, Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B. Tiếp đó lần lượt thêm 05 xã được thành lập (trên cơ sở chia tách xã) gồm: Thạnh Trị và Thạnh Đông (thành lập tháng 03-1997), Tân Thành (tháng 11-2011), Tân An (tháng 01-2004), Tân Hòa (tháng 01-2009). Hiện nay, huyện Tân Hiệp có 11 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Tân Hiệp và 10 xã gồm: Tân Hội, Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B, Thạnh Trị, Thạnh Đông, Tân Thành, Tân An và Tân Hòa.

Huyện Tân Hiệp có diện tích đất tự nhiên 41.933 ha, trong đó đất sản xuất lúa cao sản: 36.665 ha, đất thổ vườn: 1.436 ha, đất thổ cư: 935, 29 ha, đất chuyên dùng: 1.448,7 ha, đất chưa sử dụng: 1,85 ha. Dân số có 154.825 khẩu, với 32.455 hộ, trong đó 83% hộ sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động ở Tân Hiệp khoảng trên 79 ngàn lao động, chiếm khoảng 55,3% dân số. Trong đó, lao động có việc làm chiếm khoảng 96,85% nguồn lao động và lao động có việc làm không ổn định chiếm 3,15%. Cơ cấu lao động Tân Hiệp trong những năm qua có sự dịch chuyển theo chiều hướng tích cực nhưng còn chậm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 90,18% năm 2000 xuống còn

83,01% năm 2010, tương ứng lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 1,95% lên 4,13% và lao động thương mại - dịch vụ tăng từ 7,86% lên 12,85%.

Huyện Tân Hiệp nằm trên Quốc lộ 80, là cửa ngõ vào trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang. Vị trí địa lý này giúp Tân Hiệp có thể tận dụng lợi thế và phát huy các nguồn lực ở địa phương. Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân ba năm 2011- 2012-2013 đạt 16%. Cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng tích cực.

Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế huyện và cũng là một trong những huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh (cùng với Giồng Riềng và Hòn Đất). Thực hiện nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, những năm qua, huyện đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện các biện pháp thâm canh tổng hợp trên cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng, giảm chi phí giá thành sản phẩm. Lúa gạo là mặt hàng nông sản chính ở Tân Hiệp, diện tích canh tác lúa ổn định trên 36.655 ha (toàn bộ diện tích gieo sạ chủ yếu tập trung cho 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu); nhờ áp dụng KHKT vào sản xuất kể cả từ khâu làm đất, gieo sạ đến khâu thu hoạch và đầu tư hệ thống thủy lợi khá tốt nên toàn bộ diện tích sản xuất đạt năng suất trung bình tăng từ 13,69 tấn/ha/năm năm 2010 lên 19,24 tấn/ha/năm năm 2013, đứng đầu toàn tỉnh và khu vực ĐBSCL; sản lượng tăng tương ứng qua các năm từ 495,39 ngàn tấn năm 2010 lên 688,4 ngàn tấn năm 2013; giá trị sử dụng đất đạt trên 80 triệu đồng/ha/năm, tính ra lợi nhuận từ cây lúa mang lại từ 45-50%. Ngoài cây trồng chính là lúa, trong thời gian qua, một số hộ dân huyện Tân Hiệp đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá nước ngọt theo hướng công nghiệp - bán công nghiệp [15].

Mô hình kinh tế tổ hợp tác và HTX ngày một phổ biến ở huyện. Hiện nay, toàn huyện Tân Hiệp có 59 HTX nông nghiệp với lượng thành viên tham gia 14.009 hộ xã viên (chiếm tỷ lệ 60% hộ sản xuất nông nghiệp toàn huyện) và 145 tổ hợp tác với 2.405 tổ viên. Nội dung hoạt động của các tổ hợp tác và HTX được đổi mới đáng kể theo hướng quản lý lịch thời vụ, dịch vụ bơm tưới, tín dụng, cung ứng vật tư nông nghiệp và ứng dụng tiến bộ KHKT… theo nhu cầu của xã viên. Chính vì vậy, người nông dân ngày càng an tâm gắn bó với mô hình hợp tác này nhiều hơn. Thành công trong xây dựng tổ hợp tác và HTX ở Tân Hiệp là đã rút ra được mô hình và lộ trình

phù hợp trong phát triển tổ hợp tác và HTX. Đây cũng sẽ là cơ sở vững chắc để có thể nhân rộng mô hình trong tương lai, phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn [16].

Nằm trong vùng ngập lũ của tỉnh An Giang, hàng năm, huyện Tân Hiệp thường xuyên bị ngập nước từ tháng 8 đến tháng 11. Để có thể “sống chung với lũ”, Tân Hiệp đã xây dựng được một hệ thống kinh thủy lợi chằng chịt với 5 tuyến kinh trục (Tân Hội, Cái Sắn, Trâm Bầu, KH1 và Tân Hiệp A - Tân Hiệp B) và 49 tuyến kinh ngang thành ô bàn cờ. Trên 97% các tuyến kinh trục - kinh ngang được nâng cấp cao hơn đỉnh lũ năm 2000, trong đó có 82% phát triển thành lộ giao thông. Hầu hết các tuyến kinh cuối nguồn, kinh 600 m đã được chính quyền địa phương vận động nhân dân tiến hành nạo vét, đảm bảo tốt công tác phục vụ thủy lợi nội đồng.

Hiện nay, huyện Tân Hiệp cũng đang xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các dự án xây dựng khu đô thị mới, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhà máy chế biến thức ăn gia súc và chế biến nông, thủy sản ở địa phương [15].

2.2.2. Các loại tín dụng trên địa bàn huyện Tân Hiệp 2.2.2.1. Tín dụng nông nghiệp 2.2.2.1. Tín dụng nông nghiệp

Tín dụng nông nghiệp là khoản tín dụng được các TCTD cung cấp nhằm mục đích duy trì, mở rộng các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp và nhằm tạo lập hay mở rộng các dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Tín dụng nông nghiệp được chia làm mấy loại sau:

- Tín dụng ngắn hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn dưới 01 năm. Tín dụng ngắn hạn được cung cấp nhằm bù đắp chi phí trồng trọt, chăn nuôi như: mua hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi phí, công làm đất, con giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y và chi phí mua vật tư hàng hóa đối với hộ làm dịch vụ nông nghiệp.

- Tín dụng trung hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn từ 01 đến 05 năm. Tín dụng trung hạn được cung cấp nhằm vào các đối tượng sau:

+ Chi phí trồng mới, cây lưu gốc như: mía, khóm, cây dược liệu.

+ Thanh toán chi phí mở rộng diện tích canh tác, xây dựng cơ bản đồng ruộng (cải tạo mặt bằng, hoàn chỉnh thủy lợi nội đồng, cải tạo chất đất…) để gieo trồng cây hàng năm.

+ Chi phí đào đắp ao, đầm, bờ bao, chuồng trại chăn nuôi gà, heo cá, tôm, cua, nuôi trồng đặc sản nước ngọt, nước mặn, bè nuôi cá…

+ Chi phí mua giống, thức ăn chăn nuôi, gia cầm giống, thủy hải sản giống, chăn nuôi đại gia súc lấy thịt hoặc chuyển thành súc vật cơ bản.

+ Chi phí mua, chăn nuôi gia súc cơ bản dùng để cày, kéo, sinh sản, lấy sữa… + Chi phí mua sắm, cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, nuôi trồng nông - thủy sản. + Chi phí xây sân phơi, lò sấy, mở rộng phân xưởng sản xuất phục vụ nông nghiệp. + Chi phí thuê, mua, chuyển nhượng ruộng đất, vườn cây, ao cá… và các tài sản khác trong nông nghiệp theo khuôn khổ của pháp luật.

- Tín dụng dài hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn lớn hơn 05 năm. Tín dụng dài hạn được cung cấp nhằm vào các đối tượng sau đây:

+ Chi phí trồng và chăm sóc cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và cây lâm nghiệp (bao gồm cả chi phí mở rộng diện tích canh tác).

+ Chi phí xây dựng mới đồng ruộng, đầm, hồ nuôi trồng thủy hải sản, mua sắm máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp.

2.2.2.2. Tín dụng xóa đói giảm nghèo

Tín dụng XĐGN là khoản tín dụng ngắn hạn được Ngân hàng Chính sách xã hội và các chương trình tín dụng XĐGN của các TCTD cung cấp nhằm mục đích giúp người nghèo có vốn sản xuất, cải thiện đời sống. Đối tượng của tín dụng XĐGN được vay vốn dưới hình thức tín chấp. Lãi suất cho vay thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường. Các TCTD cung cấp những khoản tín dụng này không vì mục đích lợi nhuận, các TCTD chỉ thu lại một phần nhằm bù đắp lãi suất huy động và chi phí quản lý.

2.2.2.3. Tín dụng hỗ trợ của Chính phủ

Tín dụng hỗ trợ của Chính phủ là những khoản tín dụng ưu đãi được Chính phủ cung cấp từ Quỹ quốc gia thông qua hệ thống Kho bạc nhằm mục đích để thực hiện các chương trình mục tiêu của Chính phủ.

2.2.2.4. Tín dụng trả góp

Tín dụng trả góp là hình thức cung cấp tín dụng của các TCTD mà khách hàng được trả dần giá trị vốn vay ban đầu và lãi suất phát sinh theo một kỳ hạn đã định cho đến khi trả hết gốc và lãi. Tín dụng trả góp có tác dụng tốt trong việc giải quyết về vốn cho các hộ kinh doanh nghèo, hộ buôn bán nhỏ và tạo được một khối lượng việc làm đáng kể cho những người không có nghề nghiệp chuyên môn, không có tư liệu sản xuất (thường là đối tượng phụ nữ nông thôn) có vốn để buôn bán nhỏ, ổn định đời sống…

2.2.3. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Tân Hiệp 2.2.3.1. Các tổ chức tín dụng chính thức 2.2.3.1. Các tổ chức tín dụng chính thức

Các TCTD chính thức là các trung gian tài chính, ở đây quan hệ vay - trả tiền giữa hai chủ thể (cá nhân - cá nhân; cá nhân - tổ chức; tổ chức - tổ chức…) nhưng người cho vay là một TCTD thành lập theo quy định của pháp luật (Luật các tổ chức tín dụng).

- Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tân Hiệp là chi nhánh cấp hai trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang làm nhiệm vụ huy động vốn và cung cấp vốn cho mọi quá trình sản xuất, kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong địa bàn huyện Tân Hiệp. Để mở rộng phạm vi phục vụ khách hàng ở nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn còn thành lập thêm 02 phòng giao dịch cấp cơ sở là Phòng giao dịch Tân Hiệp A và Phòng giao dịch Kinh B nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở xa trung tâm thuận lợi hơn trong giao dịch với Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên… để làm cầu nối truyền tải vốn đến hộ nông dân trên địa bàn huyện được thuận tiện và nhanh chóng hơn.

- Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách Xã hội là tổ chức phi lợi nhuận, mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng là cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo (theo tiêu chí quy định của Chính phủ). Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thực hiện chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay chương trình nước sạch vệ sinh môi trường… Ngân hàng Chính sách Xã hội hiện có 01 chi nhánh ở huyện Tân Hiệp làm nhiệm vụ cung cấp tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN trên địa bàn huyện.

- Các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian huy động nguồn tiền nhàn rỗi ở các lĩnh vực từ tổ chức, cá nhân... để đem tái cấp vốn cho vay các tổ chức, cá nhân cần nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế (hiện nay, nông nghiệp nông thôn là mục tiêu chiến lược) nhằm mục tiêu lợi nhuận. Có thể

nói, những năm qua các ngân hàng thương mại cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, XĐGN của huyện Tân Hiệp. Hiện nay, ngoài Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách Xã hội, trên địa bàn huyện Tân Hiệp cũng có sự hiện diện và hoạt động khá tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp của một số chi nhánh, phòng giao dịch của 08 ngân hàng thương mại như: Ngân hàng Hợp tác xã, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Công thương (VietinBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank), Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongAbank).

- Quỹ Tín dụng nhân dân

Bên cạnh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội và các ngân hàng TMCP, Quỹ Tín dụng nhân dân cũng đóng một vai trò tích cực trong việc cung cấp tín dụng cho khu vực nông thôn. Huyện Tân Hiệp hiện nay có 05 tổ chức Quỹ tín dụng nhân dân đó là: Quỹ Tín dụng nhân dân Tân Hội, Đông Hòa, Thạnh An, Tân Hiệp A và thị trấn Tân Hiệp.

Quỹ Tín dụng nhân dân do hộ nông dân thành lập và tự quản lý, có quy mô nhỏ và ở cấp xã. Các quỹ này hoạt động theo Luật các TCTD và Luật HTX. Nguyên tắc hoạt động là huy động vốn để cho vay lại (huy động nguồn vốn của người dân và sau đó cho vay đối với các thành viên khác). Thủ tục cho vay và nhận tiền gửi rất đơn giản. Có thể nói, Quỹ Tín dụng nhân dân có quan hệ gần gũi với người nông dân trong xã, ấp hơn so với ngân hàng.

2.2.3.2. Các tổ chức tín dụng phi chính thức

Các TCTD phi chính thức là các trung gian tài chính mà hoạt động của họ là không theo luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước, thậm chí có khi còn trái pháp luật. Dịch vụ tài chính không chính thức ở nông thôn rất đa dạng như: cho vay bằng tiền, bằng hiện vật, các khoản vay nóng, chơi hụi, chủ cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp… Đặc điểm của dịch vụ không chính thức là cung cấp kịp thời các khoản vay trong trường hợp khẩn cấp, thủ tục vay đơn giản, không cần tài sản thế chấp, dễ tiếp cận, nhưng lãi suất thì rất cao. Có thể chia thành những nhóm sau:

- Những người cho vay chuyên nghiệp

Những người cho vay chuyên nghiệp hoạt động rất rộng và dường như là nguồn tín dụng quan trọng cho các hộ gia đình. Họ thường là những người giàu có, dư tiền

của; họ thường cho vay với lãi suất cao, trung bình khoảng 10%/tháng và thậm chí còn cao hơn. Hoạt động của những người cho vay chuyên nghiệp rất đa dạng, họ chuyên cung cấp tín dụng cho tiêu dùng trong những trường hợp khẩn cấp như: cưới hỏi, bệnh tật, ma chay… Ngoài ra, họ còn cho nông dân vay tiền hay hiện vật vào đầu mùa vụ, sau đó thu lại khi người nông dân thu hoạch với lãi suất khá cao. Điều dễ thấy và thu hút sự quan tâm của các hộ dân ở nông thôn đối với hoạt động tín dụng này là sự sẵn có mọi lúc mọi nơi, không giới hạn số lượng cho vay và những người cho vay chuyên nghiệp cũng không đòi hỏi tài sản thế chấp cũng như các thủ tục giấy tờ phiền phức. Đó chính là lý do cho sự tồn tại và phát triển của loại hình tín dụng này.

- Hội, phường hụi

Về cơ bản thì đây là những hội tín dụng nhỏ do người địa phương lập ra. Mỗi hội có từ 05 đến 20 thành viên thường là các nhóm có cùng một nghề nghiệp hoặc lợi ích, ví dụ như: nhóm chăn nuôi heo, hội làm vườn, hội buôn bán… Các thành viên của hội đóng góp tiết kiệm để gây quỹ cho vay lần lượt từng thành viên của hội. Việc cho

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân hiệp - tỉnh kiên giang (Trang 30 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)