0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Một số giải pháp phụ trợ khác

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN HIỆP - TỈNH KIÊN GIANG (Trang 84 -109 )

Một số giải pháp phụ trợ khác cũng tác động gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân như:

- Tổ chức nghiên cứu, dự báo và khuyến cáo về thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Xây dựng kênh cung cấp thông tin thị trường giúp người dân định hướng sản xuất theo thị trường. Tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội trợ triển lãm về nông sản... để giúp nông dân từng bước thay đổi nhận thức sản xuất theo thói quen, tâm lý, kinh nghiêm cố hữu xưa nay.

- Xây dựng, phát triển và hoàn thiện mạng lưới khuyến nông đến tận xã, ấp; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ khuyến nông và gia tăng thêm kinh phí cho công tác này.

- Khuyến khích hình thức hợp tác giữa kinh tế hộ và các thành phần kinh tế khác. Sự hợp tác giữa các nông hộ, các trang trại và các liên hiệp HTX,... Khuyến khích các hình thức liên kết giữa các nông hộ để nâng sức mạnh cạnh tranh, tránh bị ép giá, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến các hình thức liên kết như các tổ, nhóm liên kết sản xuất, HTX. Điểm thuận lợi ở đây là hiện nay, Tân Hiệp là địa phương đứng thứ 2 của tỉnh Kiên Giang về số lượng HTX (hiện có 59 HTX) nhưng lại dẫn đầu toàn tỉnh về số HTX làm ăn hiệu quả [16]. Theo ông Lê Văn Mạnh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Hiệp:

“Trong những năm qua, hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn đã đem lại hiệu quả thiết thực cho xã viên; thể hiện tính ưu việt của kinh tế tập thể, đẩy mạnh mối liên kết trong sản xuất, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ, tăng thu nhập cho xã viên, hình thành những vùng chuyên canh lúa nguyên liệu chất lượng cao với số lượng hàng hóa lớn cùng chủng loại, đáp ứng được yêu cầu thị trường, giải quyết tốt đầu ra cho nông dân. Bên cạnh đó, với mô hình HTX đã tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới, đa dạng các hình thức trong nông nghiệp như bơm tưới, sản xuất giống lúa mới chất lượng cao, quản lý dịch hại tổng hợp, làm đất, thu hoạch, tiêu thụ hàng hóa nông sản và các dịch vụ khác”.

- Hiện tại và tương lai lúa gạo chắc chắn vẫn là trụ cột chính của an ninh lương thực quốc gia, nhưng trọng trách này chỉ có thể đạt được bền vững khi những vùng trồng lúa phải trở thành những vùng phồn thịnh của nông thôn Việt Nam và người trồng lúa phải có thu nhập và lợi nhuận tương xứng. Do đó, các hộ nông dân nên bắt tay lại với nhau để xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” và xây dựng dự án khả thi để có thể vay vốn với số tiền lớn phục vụ nhu cầu sản xuất. Khi sản xuất theo “cánh đồng mẫu lớn” sẽ tạo ra sản phẩm lúa gạo với chất lượng cao, đồng đều, thực hiện theo đúng quy trình sản xuất tiên tiến, có chứng chỉ nguồn gốc rõ ràng chính là chúng ta từng bước tiến gần đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững.

Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho các hộ sản xuất nông nghiệp trên cơ sở kết quả phân tích đã đạt được nhằm nâng cao đời sống cho nông dân, tạo tâm lý cho người nông dân an tâm sản xuất, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kiên Giang trong quá trình đổi mới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sự phát triển của kinh tế nông hộ góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Các nông hộ ngày càng biết phát huy những nguồn lực sẵn có của mình để phát triển sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình. Tuy các nguồn lực của các nông hộ là khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một mục đích là phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập. Vì các nguồn lực của nông hộ là khác nhau nên việc cấp vốn tín dụng là khác nhau và lượng vốn vay được cũng khác nhau.

Đề tài tập trung nghiên cứu đo lường hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn huyện Tân Hiệp - tỉnh Kiên Giang. Bằng phương pháp thống kê mô tả và sử dụng mô hình kinh tế lượng - mô hình hồi quy đa biến nhằm đánh giá thực trạng và trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được để đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho nông hộ. Qua việc tìm hiểu về thực trạng vốn vay, tình hình sử dụng vốn vay và tác động của vốn vay đến thu nhập của hộ nông dân huyện Tân Hiệp, rút ra được một số kết luận như sau:

- Trong tổng thể nghiên cứu thì phần lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Hiệp chủ yếu là trồng lúa. Tất cả các hộ sản xuất đều có vay vốn chính thức từ ngân hàng. Lượng vốn vay trung bình mỗi hộ và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay cho nông hộ của các TCTD là khá cao. Phần lớn các hộ đã sử dụng vốn vay đúng mục đích vào việc sản xuất.

- Nhìn chung, các hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng vốn vay đều đạt hiệu quả cả về mặt kinh tế và mặt xã hội.

- Kết quả mô hình hồi quy cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay là tổng lượng vốn vay, lãi suất cho vay, chi phí sản xuất nông nghiệp, diện tích đất sản xuất và số lần tham gia tập huấn của hộ.

Hạn chế của đề tài:

- Địa bàn nghiên cứu hẹp, chỉ nghiên cứu trên địa bàn 04/11 xã, thị trấn của huyện Tân Hiệp.

- Mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn, chỉ có 200 mẫu trên địa bàn nghiên cứu.

- Xây dựng bản câu hỏi đều tra chưa chặt chẽ, còn thiếu các thông tin cần thiết nhưng lại thừa các thông không cần thiết cho yêu cầu nghiên cứu của đề tài.

- Các tài liệu tham khảo còn hạn chế, chưa cập nhật được các tài liệu có giá trị, có hàm lượng khoa học cao, đáng tin cậy; thiếu những tài liệu của các tác giả, những nhà nghiên cứu khoa học lớn, có uy tín, nhất là chưa tiếp cận được các tài liệu của nước ngoài có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Các biến độc lập đưa vào mô hình chủ yếu là kế thừa từ các nghiên cứu trước (chưa phát hiện được biến mới).

- Đề tài chưa nêu ra được các giải pháp mang tính đột phá, chỉ đề ra được những giải pháp cho các chủ trương, chính sách đã có nhưng thời gian qua vẫn chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa được tốt, chưa phát huy hiệu quả.

Hướng khắc phục:

- Mở rộng địa bàn nghiên cứu thêm một số xã khác của huyện Tân Hiệp. - Tăng số lượng mẫu nghiên cứu nhiều hơn,

- Xây dựng bản câu hỏi khoa học hơn, chặt chẽ hơn để đảm bảo tốt hơn mức độ tin cậy của các thông tin thu thập.

- Cần tăng cường bổ sung, cập nhật được nguồn tài thiệu tham khảo có giá trị, có hàm lượng khoa học cao, nhất là các tài liệu nước ngoài để củng cố thêm cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với chính quyền địa phương

- Căn cứ vào chủ trương đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện, kết hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để xây dựng các dự án phát triển mang tính chất đặc thù. Xác định ngành nghề chủ yếu, ngành mũi nhọn của địa phương là nông nghiệp để có kế hoạch khuyến khích nông dân đầu tư vốn sản xuất.

- Cần có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về tình hình buôn bán vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện vi phạm.

- Cần tăng cường công tác chỉ đạo đề phòng, ứng phó với diễn biến bất lợi của thời tiết có ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân; kịp thời động viên, giúp đỡ người dân trong việc khắc phục thiệt hại sản xuất do thiên tai, lũ lụt gây ra.

2.2. Đối với các ngân hàng

Các ngân hàng cần tính toán hạ lãi suất để hạn chế việc nông dân phải đi vay bên ngoài với lãi suất cao (kết quả nghiên cứu của đề tài đã có 52,5% số hộ cho rằng

lãi suất hiện nay là cao; 8,5% cho là quá cao và có 51,5% số hộ có mong muốn được ngân hàng hạ lãi suất); đồng thời, cần có chính sách cho vay vốn ưu đãi với hộ nông dân nghèo, những hộ sản xuất theo dự án, chương trình của Nhà nước.

2.3. Đối với hộ nông dân

- Nên thay đổi dần lối tư duy, nếp nghĩ hay những thói quen không còn phù hợp trong giai đoạn sản xuất hiện nay. Tích cực học hỏi, nâng cao kinh nghiệm trong sản xuất, hiểu biết về pháp luật, thị trường, kinh doanh. Cần thường xuyên cập nhật thông tin trên báo, đài, tivi, mạng Internet… nắm bắt những chính sách mới, quy định mới về cho vay hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

- Phải có kế hạch sản xuất cụ thể, tùy vào khả năng của mình mà vay ít hay nhiều.

- Đối với những hộ làm ăn có hiệu quả cần hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm cho các hộ kém hơn mình để cùng nhau phát triển.

- Sau mỗi vụ sản xuất, các hộ gia đình nên tiến hành hạch toán lãi lỗ để có kinh nghiệm và kế hoạch cho vụ sau./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2010), Về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

3. Kim Thị Dung (1999), Thị trường vốn tín dụng nông thôn và sử dụng vốn của

hộ nông dân huyện Gia Lâm – Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông

nghiệp I - Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Bích Đào (2008), “Vai trò tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn”, Tạp chí Công nghiệp (số 07/2008).

5. Nguyễn Trọng Đức, Đánh giá tác động vốn tín dụng đến phát triển kinh tế

trong hộ nông dân ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ kinh

tế, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

6. Âu Vi Đức (2008), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại tỉnh Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ.

7. Trương Quốc Hảo (2012), Nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng nông nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long chi nhánh Rạch Giá, Kiên Giang. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang.

8. Mai Văn Nam (2008), Kinh tế lượng (Econometric), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

9. Ngân hàng Nhà nước (2005), sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng, Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN, ngày 03/02/2005.

10.Quách Thị Khánh Ngọc (2011), Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa

học (lớp Cao học QTKD), Đại học Nha Trang.

11.Nguyễn Văn Ngọc (2011), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế và kinh

doanh (lớp Cao học QTKD), Đại học Nha Trang.

12.Niên giám thống kê huyện Tân Hiệp năm 2012, 2013. 13.Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2012.

14.Lê Khương Ninh (2010), “Các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang”, Tạp chí Ngân hàng số 9 (tháng 5- 2011).

15.Phòng Nông nghiệp huyện Tân Hiệp, Báo cáo kết quả hoạt động nông nghiệp - PTNN của huyện Tân Hiệp hàng năm (năm 2011, 2012 và 2013).

16.Phòng Nông nghiệp huyện Tân Hiệp, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể năm 2012 và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2013 của huyện Tân Hiệp.

17.Quốc Hội (2010), Luật các TCTD, Luật số 47/2010/QH12, ngày 16/6/2010. 18.Sở Nông nghiệp &PTNT Kiên Giang, Báo cáo quy hoạch phát triển nông thôn

tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2020.

19.Lê Văn Tề (2007), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.

20.Thủ tướng Chính phủ (2010), Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010.

21.Thủ tướng Chính phủ (2013), Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong

nông nghiệp, Quyết định số 68/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013.

22.Tỉnh ủy Kiên Giang, Chương trình hành động số 23-CTr/TU về củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

23.Trần Trọng Triết, Tín dụng cho tam nông: Cần đổi mới cơ chế điều hành,

Website Kinh tế nông thôn, 7/1/2013.

24.Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức.

25.Nguyễn Hoàng Thanh Trúc (2012), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bà huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Cần Thơ.

26.UBND huyện Tân Hiệp, Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội huyện Tân Hiệp giai đoạn 2010-2020.

27.UBND huyện Tân Hiệp, Báo cáo sơ kết 3 năm chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Tân Hiệp - tỉnh Kiên Giang.

28. Website:  http://www.kiengiang.gov.vn/index.jsp  http://congbao.kiengiang.gov.vn  http://sonongnghiepkiengiang.gov.vn/  http://www.mdec.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout= blog&id=117&Itemid=163  http://quantri.vn/dict/details/8328-chuc-nang-cua-tin-dung  http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_cungsuyngam/it em/21298802.html  http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/117384/Cung-Dau-trau-lam- giau/Giam-chi-phi-gia-thanh-lua-Dong-Xuan.html  http://thuonghieucongluan.com.vn/kinh-te/thi-truong-tieu-dung/19700-phan- bon-tang-kep-do-lien-minh-doc-quyen.html

PHỤ LỤC 1

QUY ĐỊNH LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN

Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng

7 %/năm 1073/QĐ-NHNN 13-05-2013 8 %/năm 643/QĐ-NHNN 25/3/2013 26-03-2013 9 %/năm 2646/QD-NHNN 24-12-2012 10 %/năm 1289/QĐ-NHNN 29/6/2012 01-07-2012 11 %/năm 1196/QĐ-NHNN 8/6/2012 11-06-2012 12 %/năm 1081/QĐ-NHNN 25/5/2012 28-05-2012 13 %/năm 693/QĐ-NHNN 10/4/2012 11-04-2012 14 %/năm 407/QĐ-NHNN 12/3/2012 13-03-2012 15 %/năm 2210/QĐNHNN 06/10/2011 10-10-2011 14 %/năm 929/QĐ-NHNN 29/4/2011 01-05-2011 13 %/năm 692/QĐ-NHNN 31/3/2011 01-04-2011 12 %/năm 379/QĐ-NHNN 8/3/2011 08-03-2011 11 %/năm 271/QĐNHNN 17/02/2011 17-02-2011 9 %/năm 447/TB-NHNN 29/11/2010 01-12-2010 9 %/năm 2620/QĐNHNN 05/11/2010 05-11-2010 8 %/năm 402/TB-NHNN 27/10/2010 01-11-2010 8 %/năm 352/TB-NHNN 27/9/2010 01-10-2010 8 %/năm 316/TB-NHNN 25/8/2010 01-09-2010 8 %/năm 259/TB-NHNN 27/7/2010 01-08-2010 8 %/năm 220/TB-NHNN 24/06/2010 01-07-2010 8 %/năm 189/TB-NHNN 31/5/2010 01-06-2010 8 %/năm 26/TB-NHNN 26/01/2010 01-02-2010 8 %/năm 2664/QĐ-NHNN 25/11/2009 01-12-2009 7 %/năm 2232/QĐ-NHNN 01-10-2009 7 %/năm 837/QĐ-NHNN ngày 10/4/2009 10-04-2009 8 %/năm 173/QĐ-NHNN 23/1/2009 01-02-2009 9.5 %/năm 3159/QĐ-NHNN 19/12/2008 22-12-2008 11 %/năm 2949/QĐ-NHNN 03/12/2008 05-12-2008 12 %/năm 2810/QĐ-NHNN 20/11/2008 21-11-2008 13 %/năm 2561/QĐ-NHNN 03/11/2008 05-11-2008 14 %/năm 2318/QĐ-NHNN 20/10/2008 21-10-2008 15 %/năm 1316/QĐ-NHNN 10/06/2008 11-06-2008

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN HIỆP - TỈNH KIÊN GIANG (Trang 84 -109 )

×