Thông tin về hoạt động sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân hiệp - tỉnh kiên giang (Trang 47 - 51)

Bảng 3.8: Loại hình hoạt động nông nghiệp chính

Số quan sát Tỷ trọng (%)

Trồng lúa 191 95,5

Trồng rau màu 0 0

Chăn nuôi 8 4

Nuôi trồng thủy sản 0 0

Buôn bán vật tư nông nghiệp 0 0

Khác 1 0,5

Tổng cộng 200 100

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)

Theo kết quả điều tra 200 hộ nông dân thì kết quả cho thấy loại hình hoạt động nông nghiệp chính của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là trồng lúa. Cụ thể: có 191 người trả lời loại hình hoạt động nông nghiệp chính của hộ là trồng lúa, chiếm 95,5%; 8 người trả lời là chăn nuôi, chiếm 4%; chỉ có 1 người trả lời là hoạt động khác, chiếm 0,5%; còn lại các lĩnh vực như: trồng rau màu, nuôi trồng thủy sản và buôn bán vật tư nông nghiệp thì không có câu trả lời. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi được hỏi: “Ông (bà) sử dụng nguồn vốn vay đầu tư vào lĩnh vực nào?”, thì đã có tới 189 hộ, tương đương 94,5% trả lời là dùng nguồn vốn vay để đầu tư vào sản xuất lúa. (xem Phụ lục 2, Mục 2) Bảng 3.9: Tình hình lao động Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tổng số Trung bình Độ lệch chuẩn Lao động gia đình 1 6 609 3,05 1,308

Lao động thuê mướn thường xuyên

0 3 32 0,16 0,571

Lao động thuê mướn thời vụ

0 3 74 0,37 0,746

Về tình hình lao động của các thành viên nông hộ, qua khảo sát cho thấy, lao động chủ yếu là sử dụng lực lượng lao động trong gia đình. Cụ thể trong 200 hộ nông dân đã có 609 lao động là người trong gia đình, bình quân mỗi hộ có 3 lao động trực tiếp tham gia sản xuất; gia đình nhiều nhất là có 6 người, ít nhất là 1 người trực tiếp sản xuất. Còn lại lao động thuê mướn phần lớn là thuê mướn theo thời vụ, có 74 người; thuê mướn thường xuyên số lượng cũng không đáng kể, có 32 người. Đây cũng là đặc điểm chung của những hộ sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, phần lớn là các hộ làm thuần nông, chủ yếu sử dụng lao động sẵn có là người trong nhà (kể cả con gái, con rể cũng tham gia sản xuất). Với những công việc cần nhiều người mà trong hộ không có đủ lao động như: làm đất, thu hoạch… thì thường các hộ thực hiện “vần công” chứ ít khi thuê mướn bên ngoài, chủ yếu vẫn là các hộ muốn giảm bớt chi phí sản xuất. Việc phải thuê mướn lao động cũng là trong trường hợp bất khả kháng, hoặc vì tình làng nghĩa xóm nhằm giúp đỡ công ăn việc làm cho một số lao động ở địa phương (những người khó khăn không đất sản xuất nhưng có sức khoẻ, sống chủ yếu là làm thuê).

Bảng 3.10: Tình hình tham gia tập huấn

Số quan sát Tỷ trọng (%) 1 lần 21 10,5 2 lần 25 12,5 3 lần 59 29,5 4 lần 56 28 5 lần 22 11

Không tham gia tập huấn 17 8,5

Tổng cộng 200 100 Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số lần tập huấn/năm 0 5 2,91 1,426

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)

Do người dân trên địa bàn nghiên cứu sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và thực tế, bà con nông dân luôn có nhu cầu được phổ biến các thông tin về KHKT phục vụ sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nên thời gian qua việc hỗ trợ nông dân

ứng dụng các tiến bộ khoa học phù hợp với thực tiễn sản xuất và điều kiện canh tác của địa phương luôn được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, huyện quan tâm và thường xuyên mở các lớp tập huấn cho bà con nông dân. Kết quả thống kê cho thấy, trung bình số lần tập huấn của hộ tương đương 3 lần/năm (= 2,91), trong đó hộ tham gia nhiều nhất là 5 lần/năm và có hộ cũng không tham gia lần nào. Cụ thể trong năm: hộ tham gia tập huấn 5 lần có 22 hộ, chiếm 11%; 4 lần có 56 hộ, chiếm 28%; 3 lần có 59 hộ, chiếm 29,5%; 2 lần có 25 hộ, chiếm 12,5%, 1 lần có 21 hộ, chiếm 10,5% và 17 hộ không tham gia lần nào, chiếm 8,5%. Riêng với số người không tham gia tập huấn, có thể do thâm niên trong nghề của chủ hộ tương đối nhiều, bình quân 19 năm (xem Bảng 3.1) giúp hộ tự tin vào khả năng sản xuất và tự đúc kết kinh nghiệm từ quá trình trồng lúa, để cải tiến kỹ thuật trong sản xuất nhiều hơn.

Để hiểu rõ thêm, đề tài cũng tiến hành khảo sát một số thông tin mà hộ tự nhìn nhận mức độ bản thân học hỏi, nắm bắt thông tin kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như các số liệu thống kê sau:

Bảng 3.11: Tình hình nắm bắt, học hỏi thông tin kỹ thuật sản xuất nông nghiệp Số quan sát Tỷ trọng (%) Tốt 48 24 Khá 65 32,5 Trung bình 79 39,5 Yếu 8 4 Tổng cộng 200 100

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)

Về việc nắm bắt, học hỏi thông tin kỹ thuật để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, khi khảo sát 200 hộ, thì có 79 hộ trả lời ở mức độ trung bình, chiếm 39,5%; 65 hộ trả lời ở mức độ khá, chiếm 32,5%; 48 hộ cho là khả năng học hỏi, nắm bắt thông tin của họ là tốt, chiếm 24%; còn lại chỉ có 8 hộ nhìn nhận mình ở mức yếu, chiếm 4%. Như vậy, nhìn chung phần lớn hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu khá nhạy bén và quan tâm tìm hiểu, ứng dụng KHKT cho việc sản xuất của mình. Kết quả trên cũng có thể giải thích là do hiện nay việc học hỏi, nắm bắt thông tin của nông dân hết sức thuận lợi, ngoài các lớp tập huấn, thì trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, tạp chí, mạng Internet… cũng là những kênh thông tin hết sức quan trọng và người nông dân đã dần làm quen và biết khai thác để phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Bảng 3.12: Diện tích đất sản xuất Đơn vị Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng diện tích đất sản xuất của hộ 1.000m2 5 32 18,4 6,46346 Diện tích đất sử dụng sản xuất lúa 1.000m2 4 30 16,2 7,00699

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014) Ở nông thôn, vấn đề đất đai được đặc biệt quan tâm và có sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất để tạo ra thu nhập cho nông hộ. Theo số liệu điều tra được thì đa số người dân ở trên địa bàn nghiên cứu ít nhiều cũng có đất ruộng để sản xuất. Hộ có ít nhất 5.000 m2, nhiều nhất là 32.000 m2; trong đó, số đất dùng sản xuất lúa ít nhất là 4.000 m2, nhiều nhất là 30.000 m2. Như vậy, trung bình mỗi hộ có khoảng 18.400 m2 đất sản xuất, trong đó đất dùng sản xuất lúa là 16.200 m2.

Bảng 3.13: Nguồn gốc đất sản xuất

Số quan sát Tỷ trọng (%)

Đất của ông bà, cha mẹ để lại 157 78,5

Đất chuyển nhượng (mua) 40 20

Đất thuê mướn 2 1

Khác 1 0,5

Tổng cộng 200 100

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)

Trong số những hộ được điều tra thì có hộ có đất có sẵn do ông bà, cha mẹ để lại, có hộ do chuyển nhượng (mua), có những hộ thuê để sản xuất và cũng có hộ có được đất từ nguồn khác. Nếu tính trên tổng số câu trả lời thì có tới 78,5% số hộ đất đai là có sẵn do ông bà, cha mẹ để lại, 20% số hộ có được đất là từ chuyển nhượng (mua), chỉ có 1% số hộ thuê đất để sản xuất. Đây cũng là nét chung ở nông thôn, nhất là đối với những hộ làm thuần nông, cha truyền con nối; đất đai sản xuất (làm ruộng) vì thế cũng được chuyển cho con cái tiếp tục sản xuất để nuôi sống gia đình khi cha mẹ, ông bà tuổi già sức yếu không còn khả năng sản xuất hoặc khi con cái lập gia đình (tự lập).

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân hiệp - tỉnh kiên giang (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)