Qua ghi nhận thực tế, phần lớn hộ nông dân không có sự phàn nàn về những khoản cho vay nhỏ hay lớn mà chủ yếu là do nhu cầu và và cân nhắc các điều kiện sản xuất mà hộ quyết định khoản đầu tư cho sản xuất lúa trên diện tích canh tác của mình.
Bảng 3.18: Lượng vốn vay phục vụ sản xuất
Đơn vị Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Lượng vốn vay triệu đồng 20 150 72,65 34,517
Tỷ lệ vốn vay phục
vụ sản xuất (lúa) % 50 100 87,27 15,67767
Đáp ứng nhu cầu vốn
sản xuất nông nghiệp % 30 100 72,4 17,55079
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài xét lượng vốn vay phục vụ sản xuất nông nghiệp của nông hộ chủ yếu là phục vụ việc trồng lúa. Nhìn chung, các phương án xin vay của nông dân trên địa bàn cũng với mục đích trồng lúa (khi ký hợp đồng vay với ngân hàng), nhưng thực tế qua thống kê thì trung bình hộ chỉ dành 87,27% nguồn vốn vay phục vụ cho việc trồng lúa, số còn lại (12,73%) thì sử dụng cho mục đích khác như: đầu tư vào lĩnh vực khác, đóng học phí cho con, chi tổ chức ma chay, cưới hỏi, dùng tiêu xài hoặc mua sắm phương tiện, đồ dùng gia đình… (không phục vụ cho sản xuất).
Bên cạnh đó, khi được hỏi “Nguồn vốn vay đáp ứng bao nhiêu phần trăm trong tổng nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”, thì qua các ý kiến trả lời thống kê được trung bình nguồn vốn vay chỉ đáp ứng 72,4% nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của hộ. Đây cũng là tình hình thực tế, vì các ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn trong việc xem xét các điều kiện vay vốn của nông dân để ấn định lượng vốn cho vay; còn về phía người nông dân khi xây dựng các phương án sản xuất và tổ chức sản xuất chưa được hoàn thiện nên còn để phát sinh nhiều khoản chi phí không hợp lý, nên dẫn đến thiếu hụt vốn sản xuất; mặt khác do giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao ngoài dự kiến (hộ không lường trước được) cũng làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của hộ và cũng không loại trừ có một khoản vốn vay mà hộ sử dụng sai mục đích (không đưa vào sản xuất) cũng một phần lý giải cho cách mà hộ tự nhìn nhận sự thiếu hụt về lượng vốn vay so với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của mình.
Bảng 3.19: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận sản xuất Đơn vị Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Doanh thu triệu đồng 28 300 124,03 50,9040
Chi phí sản xuất (lúa) triệu đồng 15 150 63,39 27,9891 Chi phí lãi vay triệu đồng 1,76 14,4 7,33 2,64227 Lợi nhuận triệu đồng 8,68 135,6 53,31 27,5170
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Hình 3.2: Biểu đồ doanh thu
Từ các số liệu về doanh thu, chi phí sản xuất (lúa) và số tiền lãi hộ phải trả, đề tài xác định lợi nhuận từ sản xuất của nông hộ. Kết quả thống kê như sau:
Với chi phí hộ bỏ ra để đầu tư sản xuất bình quân là 63,39 triệu đồng/năm, doanh thu bình quân của hộ đạt 124,03 triệu đồng/năm, trừ khoản tiền lãi vay hộ phải trả là 7,33 triệu đồng/năm, thì lợi nhuận hộ thu được bình quân 53,3 triệu đồng/năm, trong đó hộ có lợi nhuận cao nhất là 135,6 triệu đồng, thấp nhất là 8,68 triệu đồng.
Đây là mức thu nhập sau khi đã trừ chi phí sản xuất (bao gồm cả chi phí lãi vay) nhưng chưa trừ các chi phí khác như: chi phí nhân công của lao động gia đình, chi phí phát sinh khác trong sản xuất mà hộ không kiểm soát được... Do người dân tại nông thôn có thể tính và nhớ các chi phí sản xuất nhưng quên tính công lao động của mình, không nhớ các chi phí sinh hoạt trong gia đình, do đó các chi phí này là rất khó thu
thập được chính xác. Trong trường hợp, xét ở góc độ riêng lẻ, lợi nhuận của từng hộ không đều nhau có thể lý giải, là do điều kiện tự nhiên, dịch bệnh, sâu hại và mức độ đầu tư vào sản xuất như: giống, chi phí, kỹ thuật, nguồn vốn không đều nhau và phụ thuộc vào trạng thái đất canh tác, điều kiện chăm sóc của từng hộ…
Bên cạnh đó, để có được mức doanh thu và lợi nhuận sản xuất của hộ (như đã nêu), phải kể đến các yếu tố đầu ra tác động hết sức quan trọng, chủ yếu là: năng suất thu hoạch, giá bán và kênh tiêu thụ. Cụ thể, năng suất cao, sản phẩm có thị trường tiêu thụ và bán được giá cao thì thu nhập của hộ sản xuất sẽ tăng lên.
Qua thông tin được cung cấp từ Phòng Nông nghiệp huyện Tân Hiệp, trong năm 2013, giá lúa tương đối thuận lợi cho hộ sản xuất. Lúa Hè Thu, nông dân bán được với giá trung bình là 4.000 đồng/kg đối với lúa ướt (mua tại đồng) và trung bình 5.000 đồng/kg đối với lúa khô. Đối với vụ Đông Xuân do vật giá tăng lên, tình hình xuất khẩu lúa gạo nước ta tương đối thuận lợi đã đẩy giá lúa tăng lên rõ rệt; cụ thể, giá lúa được bán trung bình là 5.000 đồng/kg đối với lúa ướt (mua tại đồng) và trung bình 6.000 đồng/kg đối với lúa khô.
Do điều kiện khí hậu trong những năm qua không được thuận lợi, nên dịch bệnh phát tán như: dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá… ảnh hưởng xấu đến năng suất. Tuy nhiên, Phòng Nông nghiệp huyện, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã có kế hoạch tập huấn kịp thời về các biện pháp phòng chống, nên dịch bệnh cũng ít ảnh hưởng đến năng suất của các hộ sản xuất. Cụ thể theo kết quả ghi nhận về năng suất đạt được trung bình như sau:
Bảng 3.20: Năng suất lúa
Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng tấn/ha 13,93 13,64 13,72
Lúa Đông Xuân tấn/ha 8,23 8,00 7,72
Lúa Hè Thu tấn/ha 5,70 5,64 6,00
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội huyện Tân Hiệp (năm 2011, 2012, 2013)
Về kênh tiêu thụ: Đa phần sản phẩm lúa của hộ đều do thương lái đến mua (trực tiếp), có một số hộ được công ty bao tiêu sản phẩm, một số hộ bán cho cơ sở chế biến ở địa phương như các nhà máy xay xát. Phần lớn do thương lái đến mua nên việc định giá do sự thoả thuận giữa 2 bên, chủ yếu dựa trên giá cả thị trường (các hộ nắm được thông tin này qua báo, đài, mạng và bà con hàng xóm), hình thức thanh toán chủ yếu là bằng tiền mặt.
Xét về chi phí sản xuất lúa, là bao gồm các khoản chi phí cho cả 2 vụ (Đông Xuân và Hè Thu) như: Chi phí giống; chi phí phân bón; chi phí nông dược; chi phí nhiên liệu (phục vụ bơm tưới); chi phí chuẩn bị đất (mướn cày, xới, dọn đất chuẩn bị cho việc gieo sạ); chi phí sạ, cấy, dậm, phun thuốc (còn gọi là chi phí chăm sóc); chi phí thu hoạch (cắt, suốt, sấy, phơi, vận chuyển, bảo quản lúa sau thu hoạch) và một số chi phí khác liên quan như: chi phí nhân công, chi phí vận chuyển, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, chi phí lãi vay, chi phí thất thoát sau thu hoạch...
Bảng 3.21: Chi phí cao nhất trong sản xuất
Số quan sát Tỷ trọng (%)
Chi phí giống 19 9,5
Chi phí phân bón 143 71,5
Chi phí thuốc trừ sâu 38 19
Tổng cộng 200 100
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Liên quan tới các khoản chi phí hộ bỏ ra để sản xuất lúa, qua khảo sát, có 71,5% số hộ cho rằng chi phí cao nhất là chi phí mua phân bón; 19% hộ cho rằng chi phí cao nhất là chi phí mua thuốc trừ sâu; còn lại 9,5% hộ cho rằng chi phí cao nhất là chi phí mua giống.
Thực tế có thể lý giải vì sao phần lớn các hộ nông dân cho rằng chi phí phân bón là phần chiếm cao nhất trong tổng chi phí sản xuất. Theo tính toán của ngành nông nghiệp, chi phí sử dụng phân bón thường chiếm đến 30% trong tổng chi phí sản xuất. Trong điều kiện bình thường, các loại phân đạm, phân lân thường bị thất thoát đến 50% gây nên lãng phí lớn (chi phí này người nông dân phải chịu). Bên cạnh đó, là giá phân bón thường biến động theo chiều hướng tăng, có lúc tăng mạnh, nhất là trong những đợt cao điểm xuống giống. Lý giải vấn đề này, theo ông
Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) thì: Việc quản
lý mạng lưới cung ứng phân bón đến tay nông dân hiện nay còn chồng chéo, cộng với tình trạng độc quyền, liên minh độc quyền; tình trạng đầu cơ găm hàng... đã góp phần đẩy giá phân bón tăng. Trong những nguyên nhân trên, hiện tượng độc quyền, liên minh độc quyền là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giá phân bón tăng và khó kiểm soát. Cụ thể, các loại phân bón hiện nay đều phải trải qua tối thiểu 3 kênh phân phối, gồm các đại lý cấp tỉnh, cấp huyện và cửa hàng bán lẻ (cấp
xã, thôn). Còn trên thực tế, có thể còn thêm kênh phân phối cấp vùng. Do đó, giá thành phân bón đến tay nông dân, phải gánh luôn cả chi phí chiết khấu cho các đại lý hoặc lãi suất của đại lý (trả chậm). Vai trò quyết định giá cả phân bón đến tay người nông dân hiện nay không phải là nhà sản xuất, mà ở hệ thống phân phối. Và như vậy, chỉ cần qua vài kênh phân phối, giá phân bón đến tay nông dân đã cao hơn từ 10 - 12% so với giá thực tế.