Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với một nước nông nghiệp truyền thống như nước ta. Với sự ra đời của Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, tín dụng nông nghiệp nông thôn và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đã đạt được một số kết quả. Đặc biệt, Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ với yêu cầu đầu tư tín dụng ngân hàng gắn liền với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, theo đó, các ngân hàng xem xét nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm; bổ sung thời hạn cho vay lưu vụ; bổ sung quy định lãi suất cho vay.
Theo đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn 2020 của Bộ Công thương được Chính phủ phê duyệt đầu năm 2010. Bảo hiểm Nhà nước sẽ thực hiện một số khu vực cho một số loại nông, thủy sản với 4 công ty Bảo hiểm tham gia: Bảo Việt, Bảo Minh, Groupama Việt Nam và ABIC, vào ngày 07/9/2010 bộ Tài chính đã công bố dự thảo, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm giai đoạn 2011-2013. Theo đó, hộ nghèo được hỗ trợ từ 90% - 100%, hộ không thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ từ 60%-70% phí bảo hiểm, tổ chức sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50%. Đối tượng được bảo hiểm gồm lúa, trâu bò, heo, gia cầm, cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng và các công ty bảo hiểm lựa chọn đối tác tái bảo hiểm có uy tín trên thế giới để cùng chia sẻ rủi ro, đảm bảo thiên tai dịch bệnh dù lớn đến đâu cũng nằm trong khả năng bảo hiểm. Đây chính là một hoạt động quan trọng nhằm hạn chế rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp (và cũng là cơ sở xét cho theo Nghị định 41).
Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc cung ứng các dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn đều được hưởng các chính sách theo quy định của Chính phủ sẽ có tác động thúc đẩy tích cực việc đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực và tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, thì việc mở rộng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, chủ trang trại, HTX, hộ kinh doanh, hộ gia đình vay vốn để sản xuất sẽ tác động tích cực tới việc củng cố và mở rộng các sản phẩm xuất khẩu.
4.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Hiệp Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, cơ giới hóa, điện khí hóa,