2.3.1. Chọn vùng nghiên cứu
Huyện Tân Hiệp - tỉnh Kiên Giang có có 10 xã và 01 thị trấn (xã Tân Hội, Tân Thành, Tân Hiệp B, Tân Hòa, Thạnh Đông B, Thạnh Đông, Tân Hiệp A, Tân An, Thạnh Đông A, Thạnh Trị và thị trấn Tân Hiệp) và 73 ấp, 02 khóm, 899 tổ Nhân dân tự quản, với 32.455 hộ, 154.825 khẩu, trong đó có 83% hộ sản xuất nông nghiệp; diện tích đất tự nhiên 41.933 ha, trong đó đất sản xuất lúa cao sản là 36.665 ha (chiếm 87% diện tích đất tự nhiên), đất thổ vườn 1.436 ha.
Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân có trồng lúa ở huyện Tân Hiệp; huyện Tân Hiệp là huyện trọng điểm về sản xuất lúa gạo của tỉnh; nhìn chung các xã trong địa bàn huyện có điều kiện về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội đều khá giống nhau, không có khác biệt lớn, nên đề tài chọn 04 xã có số hộ trồng lúa nhiều trong huyện đó là các xã: Thạnh Đông, Tân Hiệp A, Thạnh Đông A và Thạnh Trị (Tân Hiệp A là xã điểm được Trung ương chọn xây dựng “Nông thôn mới”) làm đại diện để lấy số liệu quan sát điều tra (xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Bảng thống kê số hộ trồng lúa ở huyện Tân Hiệp STT Đơn vị hành chính Số hộ trồng lúa (hộ) 1. Thị Trấn Tân Hiệp 2.546 2. Xã Tân Hội 2.431 3. Xã Tân Thành 1.950 4. Xã Tân Hiệp B 1.864 5. Xã Tân Hòa 1.350 6. Xã Thạnh Đông B 1.489 7. Xã Thạnh Đông 3.242 8. Xã Tân Hiệp A 2.266 9. Xã Tân An 1.432 10. Xã Thạnh Đông A 3.462 11. Xã Thạnh Trị 2.382
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tân Hiệp (năm 2013)
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Để đáp ứng yêu cầu mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài tiến hành thu thập các số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp và các thông tin cần thiết khác.
2.3.2.1. Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ các cơ quan có liên quan như: UBND các xã chọn nghiên cứu, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, các TCTD tại địa phương, Phòng Nông nghiệp, Hội Nông dân… Các số liệu thứ cấp bao gồm: các số liệu thống kê, báo cáo chuyên ngành có liên quan, niên giám thống kê, các tài liệu đã được nghiên cứu trước và thông tin từ sách, báo, tạp chí, Internet… có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.3.2.2. Số liệu sơ cấp
Thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi được chuẩn bị trước gồm những câu hỏi định lượng và một số câu hỏi định tính phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài và phương pháp phân tích số liệu.
Mẫu điều tra trong nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện trên địa bàn nghiên cứu ở 04 xã: Thạnh Đông, Tân Hiệp A, Thạnh Đông A và Thạnh Trị thuộc địa bàn huyện Tân Hiệp - tỉnh Kiên Giang.
Đối tượng được chọn phỏng vấn là các hộ nông dân có vay vốn đang tham gia trồng lúa.
Thời gian phỏng vấn điều tra: trong tháng 3/2014.
2.3.3. Phương pháp xác định cỡ mẫu và phân tích số liệu
Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, vấn đề kích thước cỡ mẫu là bao nhiêu, như thế nào là đủ lớn vẫn chưa được xác định rõ ràng, hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu. Theo một số nghiên cứu, tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn khảo sát sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu thu thập là trung bình và tỷ lệ mẫu ước lượng giá trị thực của tổng thể. Cụ thể hơn, nếu dựa vào lý thuyết thống kê xác định cỡ mẫu Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008) [24], ta có như sau: 2 / 2 2 [ (1p p)] n Z MOE Trong đó: n: là cỡ mẫu
P: là tỷ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu 0 p 1 MOE: là tỷ lệ sai số (margin of error)
Z: là biến chuẩn tắc trong phân phối chuẩn, giá trị bảng tra của Z phụ thuộc vào độ tin cậy.
- Xác định giá trị của p: V p(1 p) max p p2 max
Sử dụng điều kiện hàm số đạt cực trị thì đạo hàm bậc nhất phải bằng 0, ta được 1 2 p 0 p 0,5.
- Xác suất trong đề tài nghiên cứu, đề tài sử dụng mặc định độ tin cậy SPSS là 95%. Từ đó suy ra 5% Z / 2 Z 2,5% 1,96 sai số cho phép là 10%.
Vậy với giá trị p = 0,5 ta có cỡ mẫu n tối đa sẽ được xác định như sau:
2 2 [0,5(1 0,5)] (1,96) 96 (0,1) n
- Các bước thu thập dữ liệu như sau:
Bước 1: Huyện Tân Hiệp có 1 thị trấn và 10 xã (M=11), chọn đại diện 04 xã trong huyện để khảo sát nghiên cứu, đó là: Thạnh Đông, Tân Hiệp A, Thạnh Đông A và Thạnh Trị; vì đây là 04 xã có số hộ lúa nhiều trong huyện.
Bước 2: Trong 04 xã sẽ chọn ngẫu nhiên mỗi xã 50 hộ để khảo sát (50 hộ gia đình), n = 50 x 4 = 200 hộ. Vậy tổng cộng ở huyện Tân Hiệp sẽ có 200 hộ gia đình được khảo sát (xem Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu theo đơn vị hành chính
Địa bàn Số hộ Dân cư (hộ) Số hộ trồng lúa (hộ) Diện tích đất tự nhiên (ha) Số mẫu nghiên cứu (mẫu) Tỷ trọng mẫu (%) 1. Xã Thạnh Đông 4.052 3.242 5.154,11 50 25 2. Xã Tân Hiệp A 2.833 2.266 4.016,97 50 25 3. Xã Thạnh Đông A 4.327 3.462 4.665,61 50 25 4. Xã Thạnh Trị 2.978 2.382 4.315,17 50 25 Tổng 14.190 11.352 18.151,86 200 100
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Hiệp năm 2012
Bước 3: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng phần mền SPSS:
+ Nội dung dữ liệu: Dữ liệu câu hỏi được thiết kế với 33 biến quan sát để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay.
+ Mã hóa dữ liệu: Sau khi thu thập được số lượng đủ mẫu thích hợp, tác giả sử dụng công cụ SPSS để phân tích dữ liệu.
2.3.4. Phân tích hồi quy
Mục tiêu phân tích hồi quy là xét mối quan hệ tuyến tính giữa một hay nhiều biến độc lập X (biến giải thích) đến một biến phụ thuộc Y (biến được giải thích).
Mục tiêu của phân tích hồi quy trong nghiên cứu này là để giải thích biến phụ thuộc Y bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập X, phương trình có dạng:
Y= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + ……. βkXk + ε Trong đó:
Y : Biến phụ thuộc (là thu nhập từ lượng vốn vay của nông hộ sau khi lấy doanh thu trừ hết tất cả các loại chi phí, bao gồm cả chi phí lãi vay)
Xk : Các biến độc lập (là các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ)
β0 : Hằng số
βk : Các hệ số hồi quy (i> 0)
ε : Thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu
Hệ số xác định R2 được định nghĩa là tỷ lệ biến động của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập X (0 ≤ R2 ≤ 1).
Hệ số tương quan bội R nói lên tính chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X.
R = 2
R
Hệ số xác định điều chỉnh R2 : Ý nghĩa R2 giống như R2, đây là chỉ số giúp ta biết được có nên thêm một biến độc lập mới vào phương trình hồi quy hay không.
Tỷ số F trong bảng kết quả dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F với mức ý nghĩa α. Tuy nhiên, trong bảng kết quả ta có giá trị significan F, giá trị này cho biết ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào đó, đây cũng là cơ sở để quyết định bác bỏ hay nhận giả thuyết của kiểm định.
H0 : tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0. H: có ít nhất 1 tham số hồi quy khác 0.
Sau khi thực hiện kiểm định ta mới đưa ra phương trình hồi quy. Đối với phương trình hồi quy đa biến ta phải thực hiện kiểm định trên tất cả tham số của mô hình hồi quy. Cách kiểm định cũng căn cứ vào significan F trong bảng kết quả.
Dùng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS): Mục đích phân tích của phương pháp này là xem mối quan hệ giữa một hay nhiều biến độc lập X (biến giải thích) đến biến phụ thuộc Y (biến được giải thích).
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số thông tin chung về hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu
Qua thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối với 200 hộ nông dân có vay vốn để sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là sản xuất lúa) ở 04 xã: Thạnh Đông, Tân Hiệp A, Thạnh Đông A và Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp - tỉnh Kiên Giang, thu được các thông tin cơ bản về nông hộ trên địa bàn nghiên cứu như sau:
Bảng 3.1: Tuổi đời và số năm kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi đời 20 64 41,97 9,201
Số năm kinh nghiệm
sản xuất nông nghiệp 3 42 19,22 9,021
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Theo kết quả điều tra cho thấy, người có tuổi đời thấp nhất là 20 tuổi, cao nhất là 64 tuổi, độ tuổi trung bình của chủ hộ là 42 tuổi. Đây là độ tuổi có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, số năm kinh nghiệm trung bình là 19 năm. Điều này đã giúp hộ rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp, vì hộ có thể tận dụng kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập gia đình. Tuy nhiên, độ tuổi chênh lệch giữa người lớn tuổi nhất và người nhỏ tuổi nhất là khá lớn; kể cả số năm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cũng là chênh lệch khá lớn: người nhiều năm kinh nghiệm nhất là 42 năm, người thấp nhất là 3 năm. Trên thực tế, người lớn tuổi thì có nhiều kinh nghiệm hơn, người nhỏ tuổi thì có nhiều sức khoẻ hơn; cả hai yết tố này đều có thể tác động đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ.
Bảng 3.2: Cơ cấu giới tính
Số quan sát Tỷ trọng (%)
Nam 174 87
Nữ 26 13
Tổng cộng 200 100
Theo số liệu thống kê: nam có 174 người, nữ có 26 người. Về cơ cấu giới tính của chủ hộ thì nam giới vẫn chiếm tỷ khá cao, 87% trên tổng số 200 hộ, trong khi đó tỷ lệ nữ chỉ chiếm khoảng 13%. Như vậy, người nam vẫn giữ vai trò trụ cột trong gia đình hộ sản xuất nông nghiệp. Đây là nét khá đặc trưng của nông thôn miền Nam, người đàn ông lúc nào cũng là trụ cột, là lao động chính và có trách nhiệm gánh vác gia đình rất lớn. Bảng 3.3: Trình độ học vấn Số quan sát Tỷ trọng (%) Cấp 1 27 13,5 Cấp 2 80 40 Cấp 3 56 28 Trung cấp và cao đẳng 28 14 Đại học 9 4,5 Sau Đại học 0 0 Tổng cộng 200 100
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Theo số liệu thống kê, chủ hộ có trình độ cấp 2 là cao nhất, chiếm 40%; cấp 3, chiếm 28% và cấp 1, chiếm 13,5%; Bên cạnh đó, hộ có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 14%; riêng số hộ có trình độ đại học là 4,5%. Số liệu thống kê cho thấy, trình độ học vấn của hộ nông dân trên địa bàn nhìn cung khá cao. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi trong sản xuất, vì với trình độ học vấn cao sẽ giúp họ có điều kiện để nghiên cứu ứng dụng KHKT vào sản xuất để giảm chi phí, giúp họ biết cách tổ chức sản xuất bài bản, tránh được nhiều rủi ro trong sản xuất.
Bảng 3.4: Tình trạng hôn nhân
Số quan sát Tỷ trọng (%)
Chưa kết hôn 9 4,5
Đã kết hôn 191 95,5
Tổng cộng 200 100
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Về tình trạng hôn nhân, theo thống kê có 95,5% chủ hộ đã có gia đình, chỉ có 4,5% chủ hộ còn độc thân. Điều này cũng có ảnh hưởng khá lớn đến sản xuất nông nghiệp, vì đối với những người đã kết hôn thì trách nhiệm họ với gia đình rất lớn; họ phải cố gắng nhiều trong sản xuất để chăm lo cuộc sống cho gia đình; phần lớn họ là những người có tuổi, có tài sản và có kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong sản xuất, đã từng va chạm, nên họ rất có sự cân nhắc trong sản xuất, bảo vệ thành quả lao động của họ. Ngược lại đối với những người chưa kết hôn, phần lớn là trẻ tuổi, mặc dù có sức khoẻ, nhạy bén trong việc nắm bắt các cơ hội nhưng thiếu kinh nghiệm, chưa có nhiều ràng buộc, ít nhiều cũng còn có sự ỷ lại, nên dễ vấp ngã và chán nản.
Bảng 3.5: Công việc hiện tại
Số quan sát Tỷ trọng (%)
Làm thuần nông 154 77
Thuần nông kết hợp với nghề khác 46 23
Tổng cộng 200 100
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Công việc hiện tại theo thống kê, có 77% hộ làm thuần nông, 23% hộ làm nông nghiệp kết hợp với nghề khác. Đây là đặc điểm của nông thôn ngày nay, nhiều hộ có điều kiện cũng mở rộng sang các lĩnh vực khác để tăng thêm thu nhập, hoặc tham gia
công tác tại các cơ quan, đơn vị cấp huyện, xã; còn phần lớn là duy trì hoạt động sản xuất truyền thống, bám đất để sản xuất nông nghiệp nuôi sống gia đình.
Bảng 3.6: Phân loại theo tình trạng kinh tế
Số quan sát Tỷ trọng (%) Nghèo 8 4 Trung bình 158 79 Khá 34 17 Giàu 0 0 Tổng cộng 200 100
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Về tình trạng kinh tế, theo thống kê cho thấy: có 4% hộ nghèo, 79% hộ trung bình và 17% hộ khá. Điều này cho thấy, phần lớn hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu là có mức sống trung bình. Trên thực tế, hộ có mức sống trung bình phần lớn là các hộ có đời sống ổn định và hoạt động sản xuất của họ cũng khá ổn định. Riêng hộ khá giả thì thường có điều kiện nhiều hơn trong sản xuất xuất, vì họ có nhiều đất sản xuất hơn, có tiền nhiều để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất, ít bị túng thiếu về vốn trong quá trình sản xuất, nên yên tâm hơn trong sản xuất; tuy nhiên, đối tượng này chiếm tỷ lệ không cao, chỉ có 17%. Còn hộ nghèo thì họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên chưa yên tâm sản xuất; theo thống kê thì số đối tượng này là rất thấp, chỉ có 4%.
Bảng 3.7: Hoàn cảnh sống
Số quan sát Tỷ trọng (%)
Sống với nhiều người 195 97,5
Sống một mình 5 2,5
Tổng cộng 200 100
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Về hoàn cảnh gia đình, thì có 97,5% hộ trả lời là đang sống với nhiều người trong gia đình; 2,5% là sống một mình. Điều này có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của hộ. Vì trong gia đình có nhiều người thì xem như có lực lượng lao động sẵn có phục vụ sản xuất, giảm chi phí thuê mướn lao động bên ngoài. Ngược lại, nếu chỉ sống một mình thì gặp rất nhiều khó khăn, nếu những công việc cần từ 2 người trở lên là phải
thuê mướn lao động sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, hơn nữa khi gặp khó khăn, nhất là những lúc bệnh tật sẽ không có người để san sẻ công việc, nên cũng thiếu phần an tâm trong sản xuất; tuy nhiên, số đối tượng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên địa bàn nghiên cứu, chỉ có 5 người chiếm 2,5%.
3.2. Thông tin về hoạt động sản xuất của nông hộ
Bảng 3.8: Loại hình hoạt động nông nghiệp chính
Số quan sát Tỷ trọng (%)
Trồng lúa 191 95,5
Trồng rau màu 0 0
Chăn nuôi 8 4
Nuôi trồng thủy sản 0 0
Buôn bán vật tư nông nghiệp 0 0
Khác 1 0,5
Tổng cộng 200 100
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)