Thực trạng về vay vốn của nông hộ

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân hiệp - tỉnh kiên giang (Trang 51 - 54)

Số liệu thống kê từ điều tra 200 hộ sản xuất nông nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn chính thức phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3.14: Cơ cấu vay vốn

Số quan sát Tỷ trọng (%)

Vay từ Ngân hàng 200 100

Vay từ Quỹ tín dụng 33 16,5

Vay tư nhân (không chính thức) 15 7,5

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)

Số liệu thống kê cho thấy, tất cả 200 hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đều có vay vốn chính thức từ ngân hàng, chiếm 100%, trong đó có 33 hộ (chiếm 16,5%) vừa vay vốn ngân hàng vừa vay vốn từ Quỹ tín dụng, 15 hộ (chiếm 7,5%) vừa vay vốn ngân hàng vừa vay tư nhân bên ngoài (nguồn không chính thức).

Nhìn chung, các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chỉ sử dụng nguồn vốn chính thức để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của mình; còn những trường hợp có vay từ nguồn không chính thức cũng không nhiều, chủ yếu là trong một số trường hợp thiếu vốn cục bộ, trong ngắn hạn hoặc trong thời gian chờ nguồn vốn chính thức của ngân hàng. Đối với những hộ này, họ cũng cho biết nguồn vay bên ngoài chủ yếu là từ người cho vay chuyên nghiệp (vay nóng với lãi suất khá cao) và các cửa hàng vật tư nông nghiệp (bằng hình thức mua chịu tính lãi theo tháng).

Bảng 3.15: Thời gian vay vốn

Số quan sát Tỷ trọng (%) Dưới 12 tháng 4 2 Từ 12 – 24 tháng 118 59 Từ 24 – 36 tháng 46 23 Từ 36 – 48 tháng 8 4 Từ 48 – 60 tháng 24 12 Tổng cộng 200 100

Vấn đề thời gian vay vốn trong nông nghiệp thường được người nông dân và cả ngân hàng hết sức quan tâm và có sự thỏa thuận thống nhất (thông qua hợp đồng tín dụng), do thời gian vay vốn người nông dân cũng phải chủ động với lịch thời vụ sản xuất để có sự sắp xếp hợp lý lịch trả nợ, nếu không sẽ trả chậm nợ vay. Qua bảng kết quả ghi nhận thời gian vay vốn của nông dân trên địa bàn phần lớn tập trung trong khoảng từ 12 tháng đến 36 tháng, cụ thể có 164 hộ (118 hộ + 46 hộ) vay, chiếm 82% (59% + 23%). Điều này cũng cho thấy, thời gian vay vốn của nông hộ khá phù hợp cho hoạt động sản xuất lúa và như thế sẽ giúp cho hộ chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho sản xuất. Qua tìm hiểu thực tế, thì lúc nào người vay cũng muốn thời gian vay được dài; song, các ngân hàng lại muốn tính thanh khoản của họ là tốt nhất và giá trị món vay là bảo đảm thu hồi nhanh nên họ thường ấn định thời gian vay vốn ngắn hơn. Do đó, những khoản vay trên 36 tháng thường được ngân hàng rất cân nhắc khi quyết định cho vay, cụ thể số hộ được vay ở trong khoảng thời gian này là không nhiều, chỉ có 8 hộ, chiếm 4% có thời gian vay từ 36 đến 48 tháng và 24 hộ, chiếm 12% có thời gian vay từ 48 đến 60 tháng.

Bảng 3.16: Tổng lượng vốn vay Đơn vị Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Lượng vốn vay triệu đồng 20 150 72,65 34,517

Các khoản vay chia theo nhóm Số quan sát Tỷ trọng (%)

< 50 triệu đồng 30 15

50 - 100 triệu đồng 131 65,5

>100 triệu đồng 39 19,5

Tổng cộng 200 100

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)

Qua số liệu điều tra cho thấy, trong tổng số 200 hộ có vay vốn thì lượng vốn vay trung bình mỗi hộ là 72,65 triệu đồng. Có thể nhận thấy, lượng vốn vay trung bình của hộ trên địa bàn là khá cao. Trong đó, hộ vay cao nhất là 150 triệu đồng, hộ vay thấp nhất là 20 triệu. Xét trên tổng thể, số hộ vay dưới 50 triệu chỉ có 15%, số hộ vay từ 50 đến 100 triệu chiếm đa số tới 65,5%, hộ vay trên 100 triệu chiếm 19,5%.

Bảng 3.17: Thông tin về lãi suất vay Đơn vị Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tiền lãi hàng tháng triệu đồng 0,15 1,20 0,61 0,22019 Tiền lãi hàng năm triệu đồng 1,76 14,40 7,32 2,64227

Lãi suất năm %/năm 8,77 18,00 10,71 1,75209

Nhận định về mức lãi suất Số quan sát Tỷ trọng (%)

Quá cao 17 8,5

Cao 105 52,5

Vừa 78 39

Thấp 0 0

Tổng cộng 200 100

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)

Từ kết quả thống kê về lượng vốn vay và số tiền lãi hộ phải trả hàng tháng, đề tài xác định được mức lãi suất tiền vay hàng năm và tổng số tiền lãi phải trả hàng năm (12 tháng) của nông hộ. Cụ thể, số tiền lãi hộ phải trả trung bình 610 ngàn đồng/tháng; trong đó, hộ trả nhiều nhất là 1,2 triệu đồng, ít nhất là 150 ngàn đồng. Nếu xét trong một năm thì lãi suất vay vốn trung bình là 10,71%, tương đương số tiền lãi hộ phải trả trung bình 7,32 triệu đồng/năm; trong đó, hộ trả nhiều nhất là 14,4 triệu đồng, ít nhất là 1,76 triệu đồng.

Sở dĩ, mức lãi suất mà các hộ phải trả có phần chênh lệch nhau, là do các hộ vay ngân hàng ở những thời điểm khác nhau và mức lãi suất cho vay được Ngân hàng Nhà nước quy định liên tục có thay đổi; cụ thể, từ ngày 01-12-2010 đến nay, lãi suất ngân hàng dao động trong khoảng 7 %/năm đến 15 %/năm (xem Phụ lục 1). Riêng trong trường hợp một số hộ phải trả lãi cao hơn 15 %/năm (xem Bảng 3.17) là do họ có vay một khoản từ nguồn phi chính thức với lãi suất cao hơn mức lãi suất quy định của ngân hàng. Chính điều này đã tác động (tăng) làm ảnh hưởng đến việc xác định mức lãi suất trung bình của hộ trên địa bàn nghiên cứu.

Theo đó, đã có 105 hộ cho rằng lãi suất ngân hàng như vậy là cao, chiếm 52,5%; 17 hộ cho rằng lãi suất là quá cao, chiếm 8,5%; còn lại 78 hộ nhìn nhận mức lãi suất như vậy là vừa phải, chiếm 39% (xem Bảng 3.17).

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân hiệp - tỉnh kiên giang (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)