Qua thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối với 200 hộ nông dân có vay vốn để sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là sản xuất lúa) ở 04 xã: Thạnh Đông, Tân Hiệp A, Thạnh Đông A và Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp - tỉnh Kiên Giang, thu được các thông tin cơ bản về nông hộ trên địa bàn nghiên cứu như sau:
Bảng 3.1: Tuổi đời và số năm kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi đời 20 64 41,97 9,201
Số năm kinh nghiệm
sản xuất nông nghiệp 3 42 19,22 9,021
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Theo kết quả điều tra cho thấy, người có tuổi đời thấp nhất là 20 tuổi, cao nhất là 64 tuổi, độ tuổi trung bình của chủ hộ là 42 tuổi. Đây là độ tuổi có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, số năm kinh nghiệm trung bình là 19 năm. Điều này đã giúp hộ rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp, vì hộ có thể tận dụng kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập gia đình. Tuy nhiên, độ tuổi chênh lệch giữa người lớn tuổi nhất và người nhỏ tuổi nhất là khá lớn; kể cả số năm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cũng là chênh lệch khá lớn: người nhiều năm kinh nghiệm nhất là 42 năm, người thấp nhất là 3 năm. Trên thực tế, người lớn tuổi thì có nhiều kinh nghiệm hơn, người nhỏ tuổi thì có nhiều sức khoẻ hơn; cả hai yết tố này đều có thể tác động đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ.
Bảng 3.2: Cơ cấu giới tính
Số quan sát Tỷ trọng (%)
Nam 174 87
Nữ 26 13
Tổng cộng 200 100
Theo số liệu thống kê: nam có 174 người, nữ có 26 người. Về cơ cấu giới tính của chủ hộ thì nam giới vẫn chiếm tỷ khá cao, 87% trên tổng số 200 hộ, trong khi đó tỷ lệ nữ chỉ chiếm khoảng 13%. Như vậy, người nam vẫn giữ vai trò trụ cột trong gia đình hộ sản xuất nông nghiệp. Đây là nét khá đặc trưng của nông thôn miền Nam, người đàn ông lúc nào cũng là trụ cột, là lao động chính và có trách nhiệm gánh vác gia đình rất lớn. Bảng 3.3: Trình độ học vấn Số quan sát Tỷ trọng (%) Cấp 1 27 13,5 Cấp 2 80 40 Cấp 3 56 28 Trung cấp và cao đẳng 28 14 Đại học 9 4,5 Sau Đại học 0 0 Tổng cộng 200 100
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Theo số liệu thống kê, chủ hộ có trình độ cấp 2 là cao nhất, chiếm 40%; cấp 3, chiếm 28% và cấp 1, chiếm 13,5%; Bên cạnh đó, hộ có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 14%; riêng số hộ có trình độ đại học là 4,5%. Số liệu thống kê cho thấy, trình độ học vấn của hộ nông dân trên địa bàn nhìn cung khá cao. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi trong sản xuất, vì với trình độ học vấn cao sẽ giúp họ có điều kiện để nghiên cứu ứng dụng KHKT vào sản xuất để giảm chi phí, giúp họ biết cách tổ chức sản xuất bài bản, tránh được nhiều rủi ro trong sản xuất.
Bảng 3.4: Tình trạng hôn nhân
Số quan sát Tỷ trọng (%)
Chưa kết hôn 9 4,5
Đã kết hôn 191 95,5
Tổng cộng 200 100
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Về tình trạng hôn nhân, theo thống kê có 95,5% chủ hộ đã có gia đình, chỉ có 4,5% chủ hộ còn độc thân. Điều này cũng có ảnh hưởng khá lớn đến sản xuất nông nghiệp, vì đối với những người đã kết hôn thì trách nhiệm họ với gia đình rất lớn; họ phải cố gắng nhiều trong sản xuất để chăm lo cuộc sống cho gia đình; phần lớn họ là những người có tuổi, có tài sản và có kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong sản xuất, đã từng va chạm, nên họ rất có sự cân nhắc trong sản xuất, bảo vệ thành quả lao động của họ. Ngược lại đối với những người chưa kết hôn, phần lớn là trẻ tuổi, mặc dù có sức khoẻ, nhạy bén trong việc nắm bắt các cơ hội nhưng thiếu kinh nghiệm, chưa có nhiều ràng buộc, ít nhiều cũng còn có sự ỷ lại, nên dễ vấp ngã và chán nản.
Bảng 3.5: Công việc hiện tại
Số quan sát Tỷ trọng (%)
Làm thuần nông 154 77
Thuần nông kết hợp với nghề khác 46 23
Tổng cộng 200 100
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Công việc hiện tại theo thống kê, có 77% hộ làm thuần nông, 23% hộ làm nông nghiệp kết hợp với nghề khác. Đây là đặc điểm của nông thôn ngày nay, nhiều hộ có điều kiện cũng mở rộng sang các lĩnh vực khác để tăng thêm thu nhập, hoặc tham gia
công tác tại các cơ quan, đơn vị cấp huyện, xã; còn phần lớn là duy trì hoạt động sản xuất truyền thống, bám đất để sản xuất nông nghiệp nuôi sống gia đình.
Bảng 3.6: Phân loại theo tình trạng kinh tế
Số quan sát Tỷ trọng (%) Nghèo 8 4 Trung bình 158 79 Khá 34 17 Giàu 0 0 Tổng cộng 200 100
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Về tình trạng kinh tế, theo thống kê cho thấy: có 4% hộ nghèo, 79% hộ trung bình và 17% hộ khá. Điều này cho thấy, phần lớn hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu là có mức sống trung bình. Trên thực tế, hộ có mức sống trung bình phần lớn là các hộ có đời sống ổn định và hoạt động sản xuất của họ cũng khá ổn định. Riêng hộ khá giả thì thường có điều kiện nhiều hơn trong sản xuất xuất, vì họ có nhiều đất sản xuất hơn, có tiền nhiều để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất, ít bị túng thiếu về vốn trong quá trình sản xuất, nên yên tâm hơn trong sản xuất; tuy nhiên, đối tượng này chiếm tỷ lệ không cao, chỉ có 17%. Còn hộ nghèo thì họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên chưa yên tâm sản xuất; theo thống kê thì số đối tượng này là rất thấp, chỉ có 4%.
Bảng 3.7: Hoàn cảnh sống
Số quan sát Tỷ trọng (%)
Sống với nhiều người 195 97,5
Sống một mình 5 2,5
Tổng cộng 200 100
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực tế (tháng 3/2014)
Về hoàn cảnh gia đình, thì có 97,5% hộ trả lời là đang sống với nhiều người trong gia đình; 2,5% là sống một mình. Điều này có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của hộ. Vì trong gia đình có nhiều người thì xem như có lực lượng lao động sẵn có phục vụ sản xuất, giảm chi phí thuê mướn lao động bên ngoài. Ngược lại, nếu chỉ sống một mình thì gặp rất nhiều khó khăn, nếu những công việc cần từ 2 người trở lên là phải
thuê mướn lao động sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, hơn nữa khi gặp khó khăn, nhất là những lúc bệnh tật sẽ không có người để san sẻ công việc, nên cũng thiếu phần an tâm trong sản xuất; tuy nhiên, số đối tượng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên địa bàn nghiên cứu, chỉ có 5 người chiếm 2,5%.