0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

So sánh đặt NKQ theo tiêu chuẩn vàng của Herbert

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIÃN CƠ CỦA ROCURONIUM LIỀU 0,3MG_KG TRONG GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN CHO PHẪU THUẬT U NANG GIÁP TRẠNG (Trang 71 -74 )

Sử dụng máy TOF - Watch theo dõi độ giãn cơ, xác định thời điểm đặt NKQ khi đáp ứng kích thích chuỗi 4 bằng 2. Đối chiếu với lâm sàng chúng tôi thấy chất l−ợng đặt NKQ có sự khác biệt mặc dù cả hai nhóm đều chọn thời điểm đặt NKQ khi mức độ phong bế cơ ≥ 90%.

- Trong 72/100 tr−ờng hợp (26 bệnh nhân nhóm R0,3 và 46 bệnh nhân nhóm R0,6) đặt NKQ rất tốt biểu hiện giãn hoàn toàn cơ hàm dây thanh âm tách rời, bất động, không có cử động cơ hoành, không ho, không có cử động bất th−ờng chi, ống NKQ qua thanh môn dễ dàng.

- Trong 23/100 tr−ờng hợp đặt NKQ tốt có:

ƒ 17 bệnh nhân nhóm R0,3 và 4 bệnh nhân nhóm R0,6 lúc đặt NKQ qua thanh âm xuất hiện ho nhẹ tuy nhiên dây thanh âm vẫn mở và bất động.

ƒ 2 bệnh nhân nhóm R0,3 lúc đặt ống NKQ dây thanh âm mở và bất động khi đ−a ống qua thanh môn thì có vài cử động cơ hoành. - Trong 5/100 bệnh nhân đặt NKQ ở mức độ trung bình đều ở nhóm R0,3 trong đó:

ƒ 3 bệnh nhân có biểu hiện dây thanh âm di động.

ƒ 2 bệnh nhân sau khi đặt ống xong bơm cuff thì có biểu hiện ho mạnh

ƒ Cả 5 bệnh nhân này đều rơi vào tr−ờng hợp TOF = 2 sớm trong nhóm R0,3.

Tổng kết các tiêu chí lâm sàng, đánh giá theo tiêu chuẩn vàng của Herbert tại bảng 3.9 cho thấy có sự khác nhaụ

- Rất tốt: nhóm R0,6 là 46 (chiếm 92%). Nhóm R0,3 là 26 (chiếm 52%) - Tốt: nhóm R0,6 là 4 (chiếm 8%). Nhóm R0,3 là 19 (chiếm 38%) - Trung bình: nhóm R0,6 là 0 và nhóm R0,3 là 5 (chiếm 10%).

Tác giả Nguyễn Quang Bình [2] nghiên cứu 33 bệnh nhân sử dụng propofol 2,5mg/kg và rocuronium 0,6mg/kg đặt NKQ ở 60 giâỵ Kết quả rất tốt 28/33 (84,8%) và tốt 5/33 (chiếm 15,2%). Không có tr−ờng hợp nào trung bình và không đặt đ−ợc.

Nguyễn Tr−ờng Sơn [13] nghiên cứu đặt NKQ bằng propofol 2,5mg/kg đơn thuần cho kết quả rất tốt 50%, tốt là 48% và trung bình chiếm 2%.

Hoàng Thị Xuân [17] nghiên cứu sử dụng rocuronium 0,45mg/kg kết hợp với thiopentan và fentanyl ở thời điểm 60 giây trên 38 bệnh nhân kết quả 10 bệnh nhân rất tốt (26%), 27 bệnh nhân tốt (chiếm 71%), 1 bệnh nhân trung bình (chiếm 2,9%).

Qua các kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy liều khởi mê rocuronium ảnh h−ởng rất lớn đến chất l−ợng đặt NKQ. Nhìn chung ở hầu hết các nghiên cứu của các tác giả rocuronium đem lại hiệu quả cao trong gây mê NKQ, nó giúp khởi mê nhanh và an toàn. Đối với liều càng cao thì thời gian tác dụng càng mạnh và nhanh. Ngoài ra có một số nghiên cứu thấy rằng tình trạng khởi mê còn chịu ảnh h−ởng của tình trạng huyết động. Đối với các thuốc dẫn mê nhanh và đạt độ mê sâu trong thời gian ngắn đồng thời gây tăng cung l−ợng tim sẽ giúp cho quá trình t−ới máu của cơ hoành và cơ thanh quản tốt hơn, làm cho sự vận chuyển thuốc giãn cơ từ vị trí tiêm đến vị trí tác dụng nhanh, rút ngắn thời gian khởi phát của cơ vùng hầu họng và cơ hoành.

Nguyễn Thị Tuyết Dung [4] đánh giá đặt NKQ bằng rocuronium 0,6mg/kg tại 60 giây sau khởi mê bằng ketamin hoặc thiopentan. Kết quả nhóm khởi mê bằng ketamin có tình trạng đặt NKQ rất tốt 90%, tốt là 10%. Trong khi nhóm khởi mê bằng thiopentan rất tốt chiếm 63,3%, tốt chiếm 23,3% và trung bình chiếm 13,4%. ở nhóm dùng ketamin không có bệnh nhân nào ho, trong khi ở nhóm dùng thiopentan có 13,3% ho nhẹ. Điều này đ−ợc lý giải là khi khởi mê bằng ketamin thì cung l−ợng tim tăng còn thiopentan lại làm giảm cung l−ợng tim… Nghiên cứu của C.H. Tan [51] kết hợp thuốc mê propofol - ephedrin cho thấy khi khởi mê nhóm propofol - ephedrin duy trì đ−ợc huyết áp động mạch trung bình nh− tr−ớc lúc khởi mê trong khi đó nhóm dùng propofol đơn thuần huyết áp trung bình động mạch

giảm đáng kể. Đồng thời kết quả đặt NKQ giữa 2 nhóm cũng rất khác nhau: tỷ lệ rất tốt là 84% ở nhóm propofol - ephedrin và tỷ lệ rất tốt là 32% ở nhóm dùng propofol đơn thuần.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIÃN CƠ CỦA ROCURONIUM LIỀU 0,3MG_KG TRONG GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN CHO PHẪU THUẬT U NANG GIÁP TRẠNG (Trang 71 -74 )

×