Thành tựu:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nghệ an (Trang 83 - 85)

Trong những năm Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam-chi nhánh Nghệ An đã có những kết quả khả quan trong hoạt động của mình, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà. Các kết quả này được thể hiện ở một số mặt sau đây:

- Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam-chi nhánh Nghệ An đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường huy động cũng như thị trường tín dụng, cụ thể:

Về huy động vốn: Tăng từ 11.5% năm 2008 lên 15% năm 2009; 17.5% năm 2010 và 18% năm 2011.

Về thị trường cho vay: Năm 2008 chiếm 9% thị trường, năm 2008 chiếm 10%, năm 2010 chiếm 16% và năm 2011 chiếm 16.5% thị trường trên toàn tỉnh.

- Đã đưa ra thị trường nhiều sẩn phẩm tín dụng và kết hợp bán chéo các sản phẩm đáp ứng đủ các nhu cầu của khách,nhưng dư nợ vẩn chủ yếu vào những ngành nghề có tiềm năng của địa phương, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao trong bối cảnh những năm 2009,2010,2011 nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài;thị trường tiền tệ trong nước diễ biến phức tạp làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều tiềm ẩn rủi ro,nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua vẫn nằm ở mức độ cho phép nhất

72

trong năm 2011tỷ lệ nợ quá hạn là:0,95%, tỷ lệ nợ xấu là:0,48%;tất cả nợ quá hạn và nợ xấu về cơ bản được kiểm soát và xử lý dần, kết quả kinh doanh hàng năm đạt kế hoạch giao, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

- Hệ thống đánh giá và kiểm soát rủi ro theo thông lệ quốc tế bước đầu được xác lập: Một số công cụ quản lý RRTD được triển khai khá nề nếp như: Phân loại rủi ro theo khoản vay, xác định hạn mức vay tối đa cho từng khách hàng. Đặc biệt cuối năm 2010và năm 2011 ngân hàng đang thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh phần tín dụng để hướng tới đến năm 2013 là tách biệt hoàn toàn chức năng quản lý,quan hệ khách hàng và thẩm định.

- Chất lượng cán bộ tín dụng được nâng cao: Trong những năm gần đây, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ các Chi nhánh từ Trường đào tạo nguồn nhân lực Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, tham gia các lớp tập học trực tuyến về các quy trình quy chế khi chuyển đổi mô hình kinh doanh. Từ đó chất lượng của cán bộ tín dụng được nâng lên, đặc biệt là chất lượng về quản lý rủi ro tín dụng.

2.5.2.Hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm qua có thể nói hoạt động tín dụng chưa tương xứng với tiềm lực và uy tín của VietinBank trên địa bàn và còn số mặt hạn chế cụ thể như:

- Công tác quản lý rủi ro tín dụng còn nhiều bất cập, mới triển khai chức năng quản lý rủi ro độc lập chức năng tín dụng nhưng chưa chuyên nghiệp đang còn bị động nên chất lượng không cao có lúc chỉ là hình thức; Chất lượng CBTD còn hạn chế chưa đồng đều, số liệu báo cáo thống kê chưa đầy đủ; Việc tuân thủ các quy trình tín dụng, quy định QLRRTD bị lơ là có khi buông lỏng.

- Dư nợ tín dụng tập trung ở một số khách hàng quá lớn, một số khoản vay không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản hình thành từ vốn vay làm đảm bảo… là những dấu hiện có rủi ro, không thật sự an toàn như: Dư nợ của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp 300 tỷ đồng;nhà máy xi măng hoàng mai 250tỷ đồng;công ty nạo vét biển2…

- Sản phẩm tín dụng đã được mở rộng và đa dạng, nhưng chưa thuyết phục được khách hàng để bán chéo sản phẩm từ đó mức độ kiểm soát khách hàng chưa cao, Các loại sản phẩm thiết kế riêng theo nhu cầu khách hàng chưa mạnh dạn đầu tư khai thác.

73

- Tình trạng thiếu CBTD có năng lực xử lý công việc độc lập,cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu các ngành nghề đầu tư,hiểu biết về pháp luật do thực hiện chính sách trẻ hoá cán bộ nên cán bộ mới tuyển dụng chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đủ sự tự tin để đưa ra kết luận độc lập.

- Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro của ngân hàng chưa đầy đủ các thông tin cảnh báo chưa kịp thời và hoạt động hiệu quả chưa cao.Việc kiểm tra, định giá và giám sát biến động của tài sản chưa đảm bảo yêu cầu, các thông tin liên quan đến TSĐB, liên quan đến nợ ngoại bảng chưa được khai thác nhiều từ hệ thống, vì vậy hạn chế nhất định đến hiệu quả quản lý RRTD.

- Mô hình quản lý mới ba bộ phận: Quan hệ khách hàng – Quản lý rủi ro- Quản lý nợ chưa thật sự phát huy hiệu quả, trách nhiệm giữa các bộ phận chưa được cán bộ xác định rõ ràng, trách nhiệm độc lập nghiệp vụ chưa cao, làm kéo dài thời gian thẩm định và xử lý hồ sơ tín dụng gây phản ứng khó chịu cho khách hàng.

- Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cũng chưa được quan tâm như: chưa yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm vào quy trình cấp tín dụng, thực hiện mua bảo hiểm tiền vay chưa được chú ý đề xuất.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nghệ an (Trang 83 - 85)