Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nghệ an (Trang 69 - 70)

Tại hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, từ năm 2010 trở về trước tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý rủi ro đã thành lập thưc hiện theo đúng chức năng hoạt động độc lập và quản lý tín dụng đảm trách ở các Chi nhánh.

Đối với chi nhánh Nghệ An đã thành lập phòng quản lý rủi ro, nợ có vấn đề đang từng bước đi vào hoạt động đúng chức năng. Cán bộ tín dụng,cán bộ làm công tác rủi ro được thi tuyển,hằng năm có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để nâng cao nghiệp vụ và thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức của cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng. Nhiệm vụ của phòng tín dụng và bộ phận quản lý tín dụng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng như sau:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp,phòng khách hàng cái nhân thường xuyên và định kỳ rà soát các danh mục tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro phát sinh và có báo cáo cụ thể. Báo cáo này là một văn bản không thể thiếu trong hồ sơ tín dụng của từng khoản vay.

58

- Khi một khoản nợ vay được Phòng khách hàng doanh nghiệp,phòng khách hàng cái nhân dụng xếp hạng là nợ xấu (từ nhóm 7 đến nhóm 10 theo bảng phân loại khoản vay nêu trên), ngay lập chuyển hồ sơ khoản nợ sang bộ phận Quản lý rủi ro để kiểm tra đánh giá mức độ rủi ro từng khoản vay. Các cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và cung cấp các thông tin cần thiết về khoản vay cho bên nhận bàn giao cùng cán bộ phòng rủi ro đề nghị những biện pháp xử lý.

- Ngay sau khi nhận bàn giao các khoản nợ xấu từ Phòng khách hàng doanh nghiệp,phòng khách hàng cái nhân, bộ phận Quản lý rủi ro tổ chức thực hiện ngay và hoàn thành các bước sau:

Bước 1: Cùng cán bộ tín dụng hoàn thiện hồ sơ pháp lý,thu thập thông tin cần

thiết tổng hợp số liệu để hoàn thiện báo cáo tình trạng và nguyên nhân xuống hạng của khoản vay (cả nguyên nhân khách quan và chủ quan)

Bước 2: Chuyển toàn bộ dư nợ hiện có sang tài khoản nợ xấu tương ứng theo

quy định, đồng thời tính toán đề xuất trích lập quỹ dự phòng rủi ro đối với khoản nợ xấu đó theo đúng quy định và quản lý chặt chẻ khoản vay.

Bước 3: Kiểm tra thực tế khách hàng về khả năng và thiện chí trả nợ của khách

hàng hoặc người bảo lãnh; Đánh giá lại tình hình tài chính của khách hàng. Rà soát toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay và tài sản đảm bảo, kiểm tra và đánh giá lại ngay TSĐB một cách thận trọng và sát thực tế và đánh giá mức độ rủi ro.

Tuy nhiên cán bộ làm công tác tín dụng và quản lý rủi ro đều đang còn trẻ làm việc độc lập còn hạn chế,am hiểu về pháp luật chưa sâu nên soan thảo văn bản chưa chặt chẽ,chưa lường trước được các rủi ro về nghành nghề đang dầu tư tín dụng và một số cán bộ thực hiện quy trình tín dụng,quy trình quản lý rủi ro chưa nghiêm.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nghệ an (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)