Nhận diện rủi ro tín dụng để từ đó đề ra những giải pháp ngăn ngừa và xử lý các khoản tín dụng có rủi ro kịp thời là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, cán bộ tín và cán bộ rủi ro dụng luôn phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:
*Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng như:
- Trì hoản,gây khó khăn hoặc cung cấp thông tin không chính xác cho ngân hàng trong kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay.
- Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định của ngân hàng;
- Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục;thiếu các báo cáo hay dự đoán về lưu chuyển tiền tệ; - Khách hàng đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ;
-Xuất hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng; Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng
- Thường xuyên chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn, thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn;
- Phát sinh nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính;
- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến;
- Tài sản đảm bảo tiền vay chưa đáp ứng đủ điều kiện, giá trị tài sản bị giảm sút không đủ tỷ lệ đảm bảo đúng quy định.
66
- Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê mượn hay trao đổi bán hoặc đã biến mất, không còn tồn tại;
- Có dấu hiệu khách hàng hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng tài chính dẩn đến khả năng trả nợ ngân hàng kém.
- Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng;
- Có dấu hiệu sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn hoặc chấp nhận sừ dụng các nguồn vốn vay với giá cao, với mọi điều kiện.
*Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Nhóm các dấu hiệu này có tác động trực tiếp đến chất lượng khoản tín dụng nhưng với tốc độ chậm hơn. Các dấu hiệu này xuất phát từ chính hoạt động SXKD của khách hàng là không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ, sâu sát của cán bộ tín dụng. Nó cũng đòi hỏi phải khai thác nhiều kênh thông tin thực hiện các giải pháp và xử lý kỷ thuật có tính dài hạn hơn. Biểu hiện cụ thể là:
- Có sự biến động lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng;
- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng;
- Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như: gia tăng đột biến chi phí quảng cáo, tiếp khách, thiết bị văn phòng hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền…;
- Ban điều hành thường xuyên không ổn định, xuất hiện các mâu thuẩn, bất đồng trong quản trị điều hành hay tranh chấp trong quá trình quản lý;
- Có dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: sẳn sàng từ bỏ các hợp đồng có giá trị nhỏ và vừa có tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm hợp đồng có giá trị lớn nhưng lợi nhuận đem về đạt thấp hơn; sẳn sàng cắt giảm lợi nhuận để đạt được hợp đồng lớn, theo đuổi chiến lược “mượn thương hiệu” hoặc có quan điểm “nước nổi thuyền nổi”;
- Đầu tư dự án không hiệu quả do quá trình thẩm định và quá trình khảo sát dự án sai và không phù hợp với thực tế.
- Do quá nóng vội không nghiên cứu kỹ thị trường nên tung ra các sản phẩm, dịch vụ quá sớm khi chưa hội đủ các điều kiện chín muồi hoặc đặt ra các hạn mức thời
67
gian kinh doanh, doanh số không phù hợp thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc.
- Những tác động bất lợi đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng như: Thay đổi từ chính sách của Nhà nước;thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh ;thay đổi công nghệ sản xuất, thị hiếu tiêu dung…
- Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra, người vay (cá thể) bị bệnh kéo dài hoặc chết.
*Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng:
Ngoài các nhóm dấu hiệu thuộc về khách hàng nêu trên, trong nhận diện rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam –chi nhánh Nghệ An còn có nhóm dấu hiệu từ chính sách tín dụng của bản thân ngân hàng, cụ thể gồm:
- Sự đánh giá và phân loại khoản vay còn thiếu thông tin,số liệu cập nhật chưa kịp thời và chính xác nên chưa chính xác đúng về mức độ rủi ro của khách hàng;
- Cấp tín dụng dựa trên sự tin tưởng,uy tín của khách hàng nên còn thiếu tính đảm bảo của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hoặc các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp;
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát
- Giải ngân cho các khách hàng chưa hoàn thiện đủ hồ sơ chẳng hạn như cổ phần hóa;sáp nhập, thay đổi địa vị pháp lý, pháp nhân,hoặc thiếu chứng từ trong khi giải ngân dẩn đến khách hàng có thể sử dụng vốn sai mục đích…
- Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng chưa rỏ ràng, xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vaychưa phù hợp với dòng tiền, cố ý thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro;
- Quy trình tín dụng thực hiện chưa nghiêm có khi còn quá lỏng lẻo để kẻ hở cho khách hàng lợi dụng hoặc nới rộng các điều kiện khi cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàng không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng.
- Hồ sơ tín dụng chưa đầy đủ, đang còn thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ chưa đầy đủ các quy định hiện hành của phê duyệt tín dụng;
- Có khuynh hướng thu hút khách hàng bằng cách: giảm thấp lãi suất cho vay , phí dịch vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” khách hàng bằng các khoản tín dụng
68
mới để họ không quan hệ với các TCTD khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng sẽ cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.
Trên cơ sở các dấu hiệu để nhận diện rủi ro nêu trên, khi phát hiện thấy các
dấu hiệu này, cán bộ tín dụng phải tiến hành ngay các bước xác định mức độ nghiêm
trọng của nó và nguyên nhân gây ra rủi ro, đồng thời phải đánh giá ngay chất lượng
của khoản vay để đánh giá phân loại khoản vay cho đúng với thực tế và phù hợp
với quy định.
Tại Chi nhánh Nghệ An, do áp lực về thực hiện chỉ tiêu, trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế và hệ thống thông tin khách hàng phục vụ cảnh báo còn nhiều yếu kém nên cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng chưa sớm nhận diện được các dấu hiệu rủi ro mà thông thường khách hàng đã gặp khó khăn thật sự mới đánh giá.
69
2.4.4.3. Biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý đối với các nhóm dấu hiệu rủi ro:
Hình 6: Sơ đồ quản lý nợ xấu
Nguồn: Quản lý nợ xấu tại NHTMCPCT Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An
Ở sơ đồ quản lý nợ xấu này thì công tác kiểm tra phòng ngừa đối với khoản vay nhóm II,III là 6 tháng/lần, khoản vay nhóm IV,V là 3 tháng/lần,nhóm VI là 2 tháng/ lần. Đối với khoản vay nhóm VII,VIII khắc phục từ 1 tháng/ lần; các khoản vay nhóm
IX,X phải báo cáo kết quả xử lý hàng tuần và có đề xất các biện pháp tiếp theo.
*Biện pháp phòng ngừa: Khi hoạt động kinh doanh của khách hàng xuất hiện các dấu
hiệu cảnh báo có nguy cơ phát sinh rủi ro. Để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, trước hết ngân hàng thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát bắt buộc. Trong trường hợp
Nhóm X Nhóm VIII Nhóm IX Khắc phục Xử lý Biện pháp xử lý Khoản vay Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm VII Kiểm tra phòng ngừa Nhóm IV Nhóm V Nhóm VI
70
khoản vay bị xuống hạng, ngân hàng phải xem xét và lực chọn các biện pháp phòng ngừa gồm:
- Quản lý chặt chẽ khoản vay: Yêu cầu khách hàng gửi các báo cáo tài chính định kỳ và phải kiểm tra chi tiết các báo cáo này để giám sát tình hình, và xác định tính nghiêm trọng của nó khi xác định rõ được xu thế bất lợi trong hoạt động SXKD của khách hàng.
- Phải kiểm tra lại TSĐB nợ vay của khách hàng: Khi khoản vay bị xuống hạng, đi đôi với việc quản lý giám sát khoản vay, ngân hàng phải rà soát và đánh giá lại ngay TSĐB một cách thận trọng và sát thực tế và đánh giá việc bán TSĐB này trong điều kiện SXKD bình thường hoặc không bình thường của khách hàng nếu thấy tài sản đảm bảo giảm giá trị thì yêu cầu khách hang bổ sung tài sản hoặc giảm dư nợ.
- Hoàn thiện hồ sơ pháp lý: Ngoài ra, để phòng ngừa rủi ro, khi khoản vay bị xuống hạng ngân hàng phải rà soát lại hồ sơ pháp lý khoản vay, trường hợp chưa chặt chẽ, hoặc còn thiếu, ngân hàng cần phải yêu cầu bổ sung một cách tối đa.
*Biện pháp khắc phục: Khi các khoản nợ từ hạng 6,7 và 8 ngân hàng phải có các biện
pháp khắc phục sau:
- Yêu cầu bổ sung thêm TSĐB.
- Xác định phương án cơ cấu nợ: Biện pháp này được áp dụng cho khách hàng muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ tín dụng. Người vay phải chứng minh được khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn sau khi được cơ cấu lại nợ thì ngân hàng mới tiến hàng cơ cấu lại
- Thu hồi nợ: Khi đã rà soát và kết luận khoản vay không thể phục hồi được thì ngân hàng phải quyết định chiến lược thu hồi nợ nhằm tận thu hồi vốn nhưng vẫn giữ được thời gian thu hồi vốn ở mức tối thiểu; giảm thiểu chi phí phát sinh trong thu hồi nợ và giảm thiểu sự phản ứng của khách hàng.
*Biện pháp xử lý: Khi khoản vay bị xếp xuống hạng 9 và 10 thì ngân hàng có thể áp
dụng các biện pháp xử lý như: Phát mãi tài sản đảm bảo; Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay; Khởi kiện khách hàng ra toà; Tuỳ từng trường hợp cụ thể bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc một phần doanh nghiệp; Miễn giảm một phần lãi suất, tính lại lãi hoặc không tính lãi phạt để khuyến khích khách hàng trả nợ; Trường hợp ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp khắc phục mà vẫn không thu hồi được khoản nợ xấu thì xử lý
71
bằng quỹ dự phòng rủi ro để tài trợ các tổn thất này và đưa khoản nợ theo dõi tài khoản ngoại bảng tiếp tục trui đòi.
Tại Chi nhánh Nghệ An hầu hết cán bộ làm công tác tín dụng đang còn trẻ tuy có trình độ nhưng xử lý công việc đang còn hạn chế,kiến thức về các lĩnh vực,ngành nghề đầu tư tín dụng chưa nhiều,thiếu kinh nghiệm…nên thực hiện biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý đối với các nhóm dấu hiệu rủi ro chưa đạt hiệu quả cao.