Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn,nợ xấu:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nghệ an (Trang 62 - 68)

Trong thời gian 04 năm gần đây Ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam-chi nhánh Nghệ An có phát sinh nợ quá hạn như: Năm 2007 Công ty hợp tác kinh tế Việt Lào có14 tỷ đồng do sử dụng vốn sai mục đích chuyển nợ quá hạn, sang năm 2008 đơn vị tự bán tài sản thế chấp thanh toán nợ. Năm 2008 xí nghiệp xây lắp và kinh doanh tổng hợp có 3,1 tỷ đồng;Năm 2009 công ty cổ phần thương mại đầu tư phát triển miền núi Nghệ An có 8,3 tỷ đồng;năm 2010 công ty cổ phần lương thực nghệ an có 9,5 tỷ đồng tất cả bị đối tác là khách hàng truyền thống lừa đảo, chiếm dụng vốn, vỡ nợ và bị khởi tố;năm 2010 công ty dịch vụ thương mại việt lào có nợ quá hạn 3 tỷ đồng do phía khách hàng không đủ năng lực tài chính trong phương án kinh doanh;năm2011 công ty TNHH xây dựng và thương mại hải vân có nợ quá hạn 5tỷ

51

đồng do thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt giảm đầu tư công...Về phía ngân hàng do năng lực thẩm địnhcòn hạn chế, thiếu thông tin về khách hàng này, bản thân cán bộ tín dụng ,cán bộ quản lý rủi ro cũng như ngân hàng không kiểm soát được. Các nguyên nhân nợ xấu tại ngân hàng bao gồm:

a. Nguyên nhân thuộc về từ bên ngoài ngân hàng: Môi trường pháp lý

- Cấp giấy phép kinh doanh, hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của các cơ quan liên quan còn nhiều sơ hở, thiếu chính xác, trong lúc đó công tác kiểm tra, theo dõi quá trình hoạt động của các doanh nghiệp này không được thường xuyên, nên nhiều doanh nghiệp đổ vỡ dẫn đến nhiều khoản nợ không trả được, hoặc thanh lý tài sản thu hồi nợ không đủ gây nên những khoản nợ có vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

- Hệ thống luật và các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động ngân hàng có sự chồng chéo,chưa hợp lý,thiếu chặt chẽ mà rõ nét nhất từ việc chính sách về xuất nhập khẩu,các quy định về an ninh lương thực, hoặc các quy định về đất đai, nhà ở và năm 2011 chính phủ có nghị quyết 11về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô,bảo đảm an sinh xã hội, đã làm cho các doanh nghiệp hoạt động gặp khó khăn,hiệu quả kinh doanh thấp làm ảnh hưởng nguồn trả nợ.Mặt khác luật kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực, nhiều doanh nghiệp hạch toán không chính xác, nhất là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhưng chưa được các cơ quan liên quan xử lý nghiêm túc hoặc có sự chấn chỉnh kịp thời. Vì vậy, ngân hàng không có cơ sở để phân tích chính xác thực trạng của doanh nghiệp.

- Các hình thức kinh doanh tiền tệ khác phát triển và hoạt động tự do như: cho vay cầm cố, nạn đề hụi hoặc dịch vụ cho vay đáo hạn nợ ngân hàng đã khá phổ biến chưa được các cơ quan có chức năng có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu nên đã để lại những hậu quả cho xã hội và ngân hàng phải gánh chịu.

Môi trường kinh tế

Nhìn chung môi trường kinh tế ở đây còn nhiều hạn chế đối với hoạt động ngân hàng, biểu hiện:

- Nghệ An hiện nay vẫn là một trong những tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước, kinh tế phát triển chậm nhưng dân số tăng nhanh.

52

- Các dự án lớn, dự án khả thi không nhiều, đặc biệt là các dự án liên doanh với nước ngoài, một số chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh kém hiệu quả như chương trình bò sữa, lợn sữa, dứa... và chưa có chính sách phù hợp tạo nguồn nguyên liệu nên hoạt động không đủ công suất, thua lỗ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng ngân hàng.

- Sự ổn định kinh tế: Lạm phát được kiềm chế là một yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự ổn định và phát triển kinh tế ở Nghệ An, cũng như cả nước đang trong quá trình chuyển đổi hội nhập kinh tế thế giới, do đó có nhiều nhân tố tác động làm cho môi trường kinh tế ổn định. Nét rõ nhất là sự biến động của thị trường giá cả ở một số mặt hàng tạo nên “cơn sốt” giả tạo hoặc sự trì trệ không tiêu thụ được hàng hoá. Cụ thể, tại Nghệ An có những cơn sốt như đất đai, xi măng, sắt thép, gạo... giá cả của những hàng hoá trên tăng đột biến làm cho nhiều người đổ xô vào kinh doanh các mặt hàng trên, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn giá cả đột nhiên giảm khiến cho nhiều nhà kinh doanh thua lỗ, thậm chí phá sản.

b. Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn:

- Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng không được thực hiện đúng; Khách hàng không thật sự nỗ lực trong việc sử dụng vốn vay có hiệu quả;

- Một bộ phận khách hàng không có thiện chí trong việc trả nợ; Công tác quản lý, điều hành của một số các doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả;Đạo đức cá nhân không tốt: cố tình lừa đảo ngân hàng Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân.

- Sự hạn chế của đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp: Nhìn chung năng lực

quản lý kinh tế của khách hàng vay vốn chưa tốt. Đối với thành phần kinh tế hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, mức vốn ít nên quản lý đơn giản hơn, nhưng đối với các doanh nghiệp do trình độ của Giám đốc còn nhiều hạn chế, phần lớn làm theo kinh nghiệm, ít được đào tạo về chuyên môn và công tác quản lý, không được cập nhật các kiến thức về pháp luật, về cơ chế chính sách, về thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức và một điều nữa là lao động lành nghề ít, nhiều doanh nghiệp tận dụng lao động gia đình chưa qua đào tạo.

- Tình hình tài chính của hầu hết các doanh nghiệp thiếu sự minh bạch, trung thực, chưa đáp ứng yêu cầu. Khách hàng chưa có thiện chí trong vấn đề cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho ngân hàng để phục vụ cho việc cấp tín dụng.

53

- Hoạt động kinh doanh không gặp thuận lợi, khả năng quản lý tình hình tài

chính yếu kém. Một thực trạng tương đối phổ biến nguồn vốn tự có của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh rất thấp, chủ yếu hoạt động từ nguồn vốn vay ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì quy mô nguồn vốn còn nhỏ bé, trình độ quản lý chưa cao, kỷ thuật công nghệ, máy móc thiết bị phần lớn đã lạc hậu, do đó sản lượng sản xuất thấp, giá thành cao; sản phẩm sản xuất ra thiếu tính cạnh tranh trên thị trường, sức tiêu thụ kém nên thường thua lỗ.

- Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất

việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động hoặc gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống, vì vậy, họ phải sử dụng một số tiền lớn nên ảnh hưởng khả năng hoàn trả cho ngân hàng.

-Tài sản thế chấp là các bất động sản và động sản. Đối với tài sản thế chấp là

bất động sản chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Đối với tài sản thế chấp là động sản là dây chuyền máy móc thiết bị, phần lớn đã cũ và lạc hậu nên rất khó chuyển nhượng và giá trị chuyển nhượng rất thấp.

- Các yếu tố phi tài chính của khách hàng tác động đến rủi ro như: Yếu tố về

đạo đức, uy tín của khách hàng, lừa đảo.

c. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

- Chính sách quản trị tín dụng của ngân hàng: Cho đến nay Tại hệ thống Ngân

hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam có ban hành chiến lược, chính sách phát triển và quản trị rủi ro tín dụng. nhưng quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh phần tín dụng là tách biệt hoàn toàn chức năng quản lý,quan hệ khách hàng và thẩm định, đang thực hiện làm nhiều gai đoạn đến hết năm 2012 mới thực hiện đồng bộ.Hiện tại các chi nhánh đang thực hiện cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng và đề xuât cấp tín dụng . Chưa làm tốt công tác dự báo và định hướng phát triển, chưa khuyến cáo những ngành nghề không nên cho vay hoặc cho vay nhưng có điều kiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chặt chẽ hơn…

- Quy trình cấp tín dụng và mô hình quản lý rủi ro: Do mô hình quản lý rủi ro

mới triển khai do đó chức năng thẩm định rủi ro thực hiện chưa tốt;măt khác năng lực cán bộ làm công tác rủi ro còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm nên công việc chưa chủ động được mà còn phụ thuộc vào phòng doanh nghiệp,phòng khách hàng cái nhân

54

- Mặc dù theo kết quả khảo sát tất cả CBTD đều có trình độ đại học đúng chuyên nghành tài chính ngân hàng và được bổ sung kiến thức hăng năm.Tuy nhiên CBTD còn khá trẻ;chưa có sự chuyên môn hoá trong công tác tín dụng cho CBTD như phân công cán bộ chuyên cho vay dự án, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh tế hộ gia đình, cá nhân;CBTD còn thiếu kinh nghiệm về các ngành nghề kinh doanh của các khách hàng;một số ít CBTD chưa thực sự gắn bó,nổ lực trong công việc mà còn lợi dụng sự buông lỏng quản lý cán bộ cố tình làm sai hoặc cấu kết với khách hàng làm sai như:làm không đúng quy trình nghiệp vụ,làm hộ dự án phương án cho khách hàng,tính cao giá trị tài sản thế chấp để đáp ứng nhu cầu vay vốn.

- Việc đánh giá tài sản thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của doanh nghiệp chưa chính xác, phù hợp về cả giá trị kinh tế lẫn giá trị pháp lý nên rủi ro tín dụng là không tránh khỏi dù các rủi ro này có thể chưa bộc lộ.

-Thu thập thông tin về khách hàng: Hiện nay nguồn thu thập thông tin chủ yếu của cán bộ tín dụng là từ Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN(CIC) và từ báo chí. Tuy nhiên các nguồn thông tin này cũng rất hạn chế, chủ yếu là thông tin thứ cấp và không được cập nhật kịp thời. Do đó, khi sử dụng thì mất đi tính thời sự và có nhiều sai lệch có thể dẫn đến rủi ro. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp thường không muốn tiết lộ thông tin, nếu có cung cấp thì các thông tin cũng đã được chỉnh sửa, nâng cấp. Chính vì vậy mà mức độ minh bạch, công khai về thông tin của các DN rất hạn chế, đây là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm nên không chỉ riêng NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An mà hầu hết các NHTM đều xẩy ra tình trạng hạ thấp lãi suất cho vay,hạ thấp điều kiện tín dụng để lôi kéo khách hàng của nhau dẫn đến việc cạnh tranh thiếu lành mạnh,công tác thẩm định thực hiện mang tính hình thức,buông lỏng khâu kiểm tra,giám sát trước sau khi cho vay, bỏ qua nhiều thủ tục kiểm tra định kỳ cũng như độ xuất; Tâm lý ỷ lại tài sản đảm bảo

- Do các thủ tục phát mãi, thanh lý tài sản đảm bảo pháp luật quy định chưa đồng bộ, chưa được quan tâm của các cơ quan liên quan, khi xử lý rất mất thời gian và phức tạp…

55

d. Kết quả khảo sát:

Tuy nhiên để nhận định một cách khách quan về các nguyên nhân củng như mức độ phổ biến của các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại NHTMCPCTVN-chi nhánh Nghệ An tác giả có tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 50 cán bộ tín dụng hiện đang công tác tại NHTMCPCTVN-chi nhánh Nghệ An theo mẫu phiếu tại phụ lục 01.

Số mẫu điều tra được phát ra là 50 mẫu thu về đều đạt yêu cầu về chất lượng Bảng khảo sát đề xuất 25 yếu tố có thể dẫn đến rủi ro tín dụng xuất phát từ phía ngân hàng, trong đó, mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng được phỏng vấn thông qua đánh giá mức độ phổ biến theo thang điểm từ 01 đến 10, với mức độ 01 là không phổ biến và mức độ 10 là rất phổ biến.

Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả phân tổ các ý kiến đánh giá đối với nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, tác giả phân chia làm ba tổ: nguyên nhân không phổ biến(thang điểm từ 1 - 4), nguyên nhân phổ biến(thang điểm từ4 - 7), nguyên nhân rất phổ biến(thang điểm từ 7 - 10).

Kết quả thống kê cho thấy có 10 nguyên nhân được đánh giá là rất phổ biến dựa trên mức điểm trung bình từ 8,00 trở lên. Theo theo đánh giá sơ bộ 10 nguyên nhân được chọn tương đối phù hợp với tình hình thực tế của NHCTVN-CNNA.(phụ lục02)

Nguồn:Phụ lục 02

Biểu đồ 2.8: 10 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng

Vậy các nguyên nhân chủ yếu của rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong những năm qua là:

56

(2)Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án SXKD khi giải ngân.

(3)Việc đánh giá tài sản thế chấp và tài sản hình thành từ vốn vay chưa chính xác.

(4)Do năng lực,kinh nghiệm cán bộ tín dụng chưa đáp ứng,chưa có sự phân công phù hợp.

(5)Thiếu sự độc lập giửa ba bộ phận:Quan hệ khách hàng – Quản lý rủi ro – Quản lý nợ.

(6)Thông tin bất cân xứng về khách hàng,môi trường kinh tế,nghành nghề đầu tư cũng như hệ thống hỗ trợ thông tin tín dụng còn nhiều bất cập.

(7)Sự thay đổi về lãi suất,tỷ giá,lạm phát…làm SXKD của khách hàng không hiệu quả ảnh hưởng đến nguồn trả nợ.

(8)Do áp lực hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nên chưa thực sự quan tâm đến chất lượng tín dụng.

(9)Có sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.

(10)Do đạo đức nghề nghiệp chưa tốt.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nghệ an (Trang 62 - 68)