Ăn 'gan trời' con vẫn cứ còi dí

Một phần của tài liệu dinh dưỡng cho trẻ (Trang 47 - 49)

- Múc súp ra ly, rắc thêm ít thì là vào, cho trứng cút và dầu ăn dinh dưỡng trộn đều Cho bé dùng ấm.

Ăn 'gan trời' con vẫn cứ còi dí

Dù được cha mẹ chăm bẵm cẩn thận, nhưng nhiều trẻ ăn nhiều vẫn hấp thu kém và còm nhom. Vậy đâu là nguyên nhân?

Nhiều phụ huynh thường nghĩ rằng, trường hợp trẻ ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng là do thể tạng, đường ruột có 'vấn đề'. Thực ra, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu. Xác định được đúng nguyên nhân thì mới tìm ra giải pháp phù hợp.

1. Nguyên nhân khiến trẻ hấp thu kém Thiếu cân bằng dưỡng chất

Khi tỷ lệ các dưỡng chất trong khẩu phần ăn của bé không hợp lý, bé dễ rơi vào tình trạng gầy yếu hoặc béo phì, sức đề kháng bị sụt giảm.

Sự thật là nhiều bé haaos thu kém không phải do bẩm sinh mà nguyên nhân chủ yếu là do khẩu phần ăn thiếu cân bằng, thừa chất này nhưng thiếu chất khác. Việc cho bé ăn theo sở thích bất hợp lý hoặc cho bé ăn theo thực đơn tùy tiện của người lớn là không nên. Vì thế, để bé có một chế độ ăn lành mạnh thì bố mẹ phải làm gương trước. Không thể nào bố mẹ ăn uống qua loa, đại khái lại 'hét hò' bé phải theo chuẩn mực.

Một bữa ăn cân đối cần để giúp bé phát triển cả thể chất và trí tuệ phải bao gồm 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt, với những bé hấp thu kém, cần phải đặc biệt chú ý đến việc điều chỉnh hàm lượng chất béo và vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Kém hấp thu là một trong những nguyên nhân khiến trẻ gầy còm, suy dinh dưỡng. (Ảnh minh họa). Vận động ít

Vận động cũng quan trọng không kém gì vấn đề ăn, ngủ của con trẻ. Nếu bạn có suy nghĩ 'Trẻ gầy còm, vận động dễ mất sức, càng gầy' thì cần gạt bỏ ngay. Thực tế, ít vận động cũng dẫn đến tình trạng hấp thu kém khiến bé chậm lớn.

Ngoài việc vận động giúp bé mau đói, có nhu cầu ăn nhiều và ăn ngon miệng, vận động còn giúp hấp thụ canxi tốt hơn để kích thích tăng trưởng chiều cao. Vận động đòi hỏi cơ thể phải nạp thêm năng lượng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa thức ăn.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân thường gặp, khiến trẻ hấp thu kém các chất dinh dưỡng. Có khá nhiều lý do làm trẻ rối loạn tiêu hóa như: ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chứa nhiều chất bảo quản và độc tố, dùng thuốc kháng sinh kéo dài, bị nhồi nhét ăn uống quá mức khi cơ thể đang mệt mỏi...

Vì vậy, 'phòng hơn chữa', hãy đảm bảo cung cấp cho bé một khẩu phần ăn sạch, đủ dưỡng chất. Cơ thể thiếu enzim kích thích tiêu hóa

Có nhiều bé do bẩm sinh, do cơ thể còn yếu ớt sau khi bệnh hay do chế độ ăn không hợp lý mà cơ thể thiếu những enzim cần thiết để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu, về lâu dài nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến chậm lớn. Enzim cũng có nhiều loại để giúp chuyển hóa tinh bột, đạm hay chất béo; thiếu hụt enzim nào đó cũng như thiếu một mắt xích quan trọng khiến bộ máy tiêu hóa bị ngừng trệ hay lệch lạc. Trong trường hợp này, cần cho bé đi khám để bác sĩ có giải pháp bổ sung men tiêu hóa hoặc kết hợp các loại men vi sinh, tiêu hóa cần thiết giúp bé tăng khả năng hấp thu.

2. Sai lầm của cha mẹ khi trẻ kém hấp thu

Thấy con chậm tăng cân, còi dí, cha mẹ nào chẳng xót xa và 'vái tứ phương' để tìm cách điều trị. Nhưng, trong quá trình bổ sung dưỡng chất cho trẻ kém hấp thu, các bậc phụ huynh cần đặc biệt tránh mắc mỗi số lỗi:

Đồng nhất men vi sinh với men tiêu hóa

Men vi sinh chỉ có tác dụng giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, ngăn chặn sự tăng sinh của các vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa. Còn men tiêu hóa là hỗn hợp các enzim khác nhau như amylase có tác dụng tiêu hóa chất bột, protease có tác dụng tiêu hóa chất đạm và lipase có tác dụng tiêu hóa chất béo từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Tăng cường bổ sung dưỡng chất bất hợp lý

Thay vì đổi chế độ ăn phù hợp như chia bữa ăn nhỏ hơn, thay đổi khẩu phần ăn, thức ăn được nấu loãng hơn... và uống thêm enzim cần thiết thì nhiều bậc cha mẹ lựa chọn giải pháp tăng cường tẩm bổ cho trẻ, bắt trẻ ăn thật nhiều các dưỡng chất...

Trẻ đã thiếu enzim tiêu hóa nên sẽ càng khó hấp thu với các chất bổ mà thành phần chủ yếu là chất béo và đạm. Trẻ lớn lên sẽ hấp thu tốt hơn

Quan niệm khi trẻ lớn hơn, cơ thể phát triển đầy đủ thì chứng bệnh kém hấp thu sẽ tự hết là hoàn toàn sai lầm. Đúng là enzim tiêu hóa là do cơ thể tự sản sinh, nhưng điều đó không có nghĩa là cơ thể có thể tự cân bằng và điều tiết, nhất là với trẻ đã có bệnh hấp thu kém vì thiếu enzim.

Một phần của tài liệu dinh dưỡng cho trẻ (Trang 47 - 49)