Lý do khiến trẻ chán cơm

Một phần của tài liệu dinh dưỡng cho trẻ (Trang 32 - 33)

Nếu con bạn nằm trong số những trẻ biếng ăn thì đừng bao giờ bỏ qua những lý do sau.

Cho trẻ dùng đồ ngọt trước bữa cơm

Kẹo là loại đồ ăn trẻ con rất thích vì chúng có vị ngọt và màu sắc đẹp mắt. Tuy nhiên, trong kẹo có chứa hàm lượng calo cao nhưng lại không hề có lượng protein cần thiết cho cơ thể của trẻ. Không chỉ vậy, ăn kẹo trước khi ăn cơm còn tác động tới cảm giác thèm ăn khiến trẻ không muốn và không thích ăn.

Không chỉ có kẹo mà những loại đồ uống như nước cam, nước ép trái cây, mật ong cũng là những thực phẩm nên tránh cho trẻ dùng trước bữa cơm. Nếu bạn cho trẻ ăn uống những thứ này trước bữa cơm thì lượng đường trong máu đã đạt đến một mức độ nhất định. Khi đó nó sẽ truyền tín hiệu đến não tạo cảm giác no ảo, ức chế cảm giác thèm ăn khiến trẻ không thích ăn cơm nữa.

Ngoài ra, vào những hôm thời tiết nóng, trên thị trường có bán rất nhiều loại đồ uống giải khát và đa phần chúng thường khiến trẻ có cảm giác no. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, nếu cho trẻ dùng đồ uống ngọt quá nhiều sẽ khiến chức năng tiêu hóa còn non yếu của trẻ bị rối loạn và đương nhiên là trẻ sẽ biếng ăn.

Cơ thể bé bị thiếu kẽm

Theo những kết quả lâm sàng cho thấy thì một trong những nguyên nhân khiến trẻ chán ăn là do cơ thể thiếu kẽm. Ở những trẻ em chán ăn, các bác sĩ thấy rằng hàm lượng kẽm trong cơ thể thấp hơn hẳn so với những trẻ em khác. Chính sự thiếu kẽm đã làm giảm sự nhạy cảm của vị giác, gây ra cảm giác không ngon miệng.

Sở dĩ như vậy là vì trong nước bọt có chứa kẽm, nếu thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự cảm nhận hương vị và mất cảm giác thèm ăn. Thứ hai, thiếu kẽm có thể gây ra sự rối loạn chức năng vị giác của vòm miệng. Bên cạnh đó, thiếu kẽm còn gia tăng nguy cơ bị mắc bệnh viêm niêm mạc khiến trẻ không còn cảm giác với thức ăn.

Không thể bỏ qua yếu tố tâm lý

Trong trường hợp bình thường, trước bữa tối, nếu trẻ cảm thấy đói thì đường huyết trong cơ thể sẽ giảm, lúc đó não sẽ phát tín hiệu thèm ăn. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, do sự tác động của tâm lý nên quy luật này bị phá vỡ.

Có rất nhiều bậc cha mẹ không biết chức năng tiêu hóa của trẻ để điều chỉnh lịch ăn uống của con mình. Cũng có nhiều trường hợp cha mẹ không có điều kiện nấu ăn nên buộc trẻ phải ăn ở ngoài trong một thời gian dài. Điều này cũng sẽ tác động tới tâm lý và khiến trẻ không còn cảm giác thèm ăn.

Thói quen ăn uống của người lớn ảnh hưởng tới trẻ

Trẻ thường bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của người lớn. Vì thế, nếu trong gia đình có bố mẹ khảnh ăn thì đứa trẻ cũng sẽ có thói quen như vậy.

Lâu dần, thói quen đó sẽ khiến trẻ không có hứng thú với thức ăn và căn bệnh chán ăn cũng từ đó mà xuất hiện.

Một phần của tài liệu dinh dưỡng cho trẻ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w