- Tôm lột vỏ lấy phần thịt (lấy cả 2 con mắt tôm) giã nhỏ, cho vào xào với hành tím phi thơm, cho cải thảo bằm nhuyễn và xào chung Cho cháo vào nấu chung, nêm gia vị vừa ăn Đừng nấu quá lâu, cải sẽ
Cá Quả 'thần dược' của trẻ suy dinh dưỡng
Để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, một số bài thuốc hay sẽ giúp các bậc phụ huynh vơi bớt nỗi lo.
Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ như: trẻ không được nuôi đúng phương pháp khi thiếu hoặc không có sữa mẹ; ăn sam (ăn bổ sung) chưa đúng; thời gian ăn bổ sung quá muộn hoặc quá sớm; cai sữa mẹ sớm... Nhưng dù nguyên nhân nào thì hậu quả cũng làm trẻ bị thiếu năng lượng, thấp bé, tăng cân chậm và giảm trí thông minh.
Để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, một số bài thuốc hay dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh vơi bớt nỗi lo:
1. Cháo chim cút
Nguyên liệu: Chim cút 1 con (250 - 300g), gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ.
Chế biến: Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân), ướp mắm muối trong 20 phút. Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo.
Lưu ý: Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày. 2. Cá quả hấp
Nguyên liệu: Cá quả 1 con (khoảng 250g), tỏi 2 tép vừa, bột gia vị vừa đủ.
Chế biến: Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2 - 3 nhát. Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá, sau 20 phút đem hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn.
Lưu ý: Khi ăn gỡ lấy thịt cá nạc và nước, ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày. 3. Bài thuốc với lươn
Nguyên liệu: Thịt lươn 300g; đương quy, đẳng sâm, gừng tươi mỗi thứ 15g; hành tây 25g, muối ăn vừa đủ.
Chế biến: Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng, muối, nấu thêm 1 giờ nữa là được.
Lưu ý: Cho trẻ ăn thịt lươn và nước. Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng:
- Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để.
- Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
- Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín.
- Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào... để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ.
- Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.