Ép trẻ ăn còn nguy hiểm hơn suy dinh dưỡng?

Một phần của tài liệu dinh dưỡng cho trẻ (Trang 53 - 55)

- Múc súp ra ly, rắc thêm ít thì là vào, cho trứng cút và dầu ăn dinh dưỡng trộn đều Cho bé dùng ấm.

Ép trẻ ăn còn nguy hiểm hơn suy dinh dưỡng?

Muốn dỗ cho trẻ ăn, nhiều gia đình "huy động" cả ông bà, bố mẹ bày trò, dụ dỗ, thậm chí hò hét nhưng vẫn không có hiệu quả, điều này vô tình lại là nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn của trẻ.

Con không chịu ăn là vấn đề khiến các bà mẹ đau đầu. Muốn dỗ cho trẻ ăn, nhiều gia đình "huy động" cả ông bà, bố mẹ bày trò, dụ dỗ, thậm chí hò hét nhưng vẫn không có hiệu quả, điều này vô tình lại là nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn của trẻ.

Thực tế, trẻ nhỏ cũng như người lớn, chúng chỉ ăn khi cảm thấy đói và khi cơ thể thiếu chất. Cha mẹ nên cho bé ăn vào những lúc bé thực sự có nhu cầu. Chuẩn bị đồ ăn cho con đầy đủ chất và phong phú về thực đơn để trẻ có thể thay đổi khẩu vị chứ không nên ép con ăn và biến bữa ăn như một cực hình với trẻ. Trẻ cũng không muốn ăn mãi một món.

Nếu trẻ bị ép ăn, thường có cảm giác sợ hãi khi đến bữa, sợ khi nhìn thấy thức ăn. Nguy hại hơn là trẻ có thể bị biếng ăn do tâm lý và mất đi cảm giác thèm ăn.

Trong mọi trường hợp không nên được bắt buộc trẻ em ăn vì điều này xem ra còn nguy hiểm hơn là sự suy dinh dưỡng. Vì vậy, cha mẹ không nên đưa ra số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, điều quan trọng là khuyến khích con thèm ăn chứ không phải bắt con ăn đủ số lượng.

Giải pháp cho trẻ biếng ăn

Một số người sợ con mình ăn không đủ no, thường ép bé ăn quá nhiều. Khi trẻ không muốn ăn, cơ thể không có phản ứng sinh lý đối với thức ăn, khoang miệng không tiết ra dịch tiêu hóa, nuốt thức ăn sẽ đem đến cho trẻ cảm giác khó chịu. Điều này nếu tiếp diễn từ nửa năm đến một năm sẽ hình thành thói chán ăn ở trẻ.

Theo các hướng dẫn ở nước ngoài, cha mẹ chọn đồ ăn phù hợp cho con, hướng dẫn và dẫn dắt trẻ, nhưng ăn bao nhiêu, nhiều hay ít là quyền tự do của trẻ. Họ không đồng ý thậm chí cả chuyện khuyến khích trẻ ăn, chứ không Nói đến chuyện ép ăn. Không thúc giục, gây áp lực, tạo không khí căng thẳng trẻ sẽ càng khó ăn. Bởi mỗi người có nhu cầu, sự hấp thụ thức ăn và mức độ sử dụng năng lượng khác nhau. Có người lớn ăn 2 lưng cơm vẫn béo, có người ăn 4 bát vẫn gầy. Cơ thể sẽ học cách tự cân bằng (tuy không phải ngày một ngày hai, có thể sau cả tháng mới nhận ra sự thiếu hụt và thèm ăn).

Ngoài ra, một số bậc cha mẹ thích làm riêng cho con mình một bộ bàn ăn nhỏ xinh xắn và để trẻ ngồi ăn ở đó, nhưng điều này lại khiến trẻ nghĩ mình không được chú ý, nghĩ rằng thức ăn của mình không ngon... Vì thế, tốt nhất nên để con bạn ngồi ăn chung cùng cha mẹ.

Một vài gợi ý trước khi cho trẻ ăn

Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt, uống sữa hay nước trái cây gần trước bữa ăn, điều đó sẽ làm trẻ không có sự thèm muốn với các món ăn, dẫn đến chóng chán. Nên quyết liệt khi trẻ đòi ăn thứ này mà không phải thứ khác.

Hãy thường xuyên thay đổi món ăn cho trẻ và chế biến từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Các loại thực phẩm cần được chế biến đúng cách để tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ kích thích trẻ ăn ngon hơn. Xin lưu ý là các loại thức ăn có nguồn gốc động vật đều phải được hầm nhừ thì mới tiêu hóa tốt, trong khi nhiều cha mẹ lại quan niệm là nên nấu vừa chín để giữ được độ tươi. Đối với trẻ nhỏ còn ít răng, ngay cả khi đã chuyển chế độ ăn cũng nên cắt nhỏ thức ăn để trợ giúp cho việc nhai.

Rau quả nấu quá nhừ mất hết vitamin. Nên hầm thịt, cá cho nhừ - sau đó đến gạo và các loại đỗ - sau đó đến các loại củ - rau chỉ nên cho vào trước khi đem ra cho trẻ ăn. Trong trường hợp nấu một nồi ăn cho cả ngày, cũng nên tìm cách cho rau vào trước khi cho trẻ ăn. Bạn nên rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc và khoa học. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều vào một thời điểm hay một bữa, với những trẻ nhỏ cần cho ăn ít một và chia làm nhiều bữa phụ.

Ngoài ra có thể kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ bằng sữa chua. Mỗi ngày, trẻ chỉ cần cung cấp cho cơ thể 226g sữa chua có nghĩa là đã bổ sung 20% lượng protein cần thiết và 30% - 40% nhu cầu canxi cho cơ thể - giúp trẻ tăng trưởng chiều cao. Đây là nguồn dinh dưỡng an toàn và hoàn toàn có lợi cho trẻ.

Quan trọng nhất là bạn cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ để tập thói quen ăn uống khoa học cho trẻ, tăng cường vận động nhằm kích thích tiêu hóa. Nếu cần có các can thiệp thì nhất định phải tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Một phần của tài liệu dinh dưỡng cho trẻ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w