tin trong công tác quản lý đào tạo
Ứng dụng CNTT vào nền giáo dục nói chung và vào QLĐT nói riêng đã có chủ trương khuyến khích nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cũng như thay đổi phương pháp dạy học. Các chủ trương này thể hiện chiến lược đúng đắn trong việc đưa CNTT vào trường TC, CĐ, ĐH Việt Nam. Chỉ thị 58-CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nghị quyết 07/2000/NQ - CP của Chính phủ.
Trong giải pháp đổi mới quản lý giáo dục của “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010” đã được ghi rõ: “Sử dụng các phương tiện thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục khai thác nguồn thông tin quốc tế về giáo dục hỗ trợ việc đánh giá tình hình và ra quyết định” [25, tr.35]
Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số 29/2001/BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giai đoạn 2001-2005. Ban chỉ đạo CNTT của Bộ đã thành lập với chức năng giúp Bộ trưởng hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển CNTT trong ngành theo chỉ thị 58 – CT - TW của Bộ chính trị và nghị quyết 07/2000/NQ - CP của Chính phủ. Đề án dạy tin học và ứng dụng CNTT trong dạy học và QLGD trong phổ thông, TC, CĐ, ĐH đã được triển khai từ cuối năm 2004. Tất cả các cơ sở giáo dục đều có chủ trương và chính sách cụ thể nhằm khuyến khích ứng dụng CNTT&TT trong dạy học.
Hoạt động ứng dụng nổi bật là các biện pháp khuyến khích xây dựng cơ sở vật chất (lắp đặt máy tính, máy chiếu), khuyến khích sử dụng máy tính điện tử trong các tiết thi giáo viên giỏi, xây dựng các bài giảng điện tử. Ban giám hiệu các trường đều khuyến khích sử dụng CNTT&TT trong dạy học, quản lý. Việc triển khai các chính sách, chủ trương ứng dụng CNTT&TT bị hạn chế, chưa đặt ra các thể chế phù hợp, chưa đầu tư thích đáng cho việc xây dựng cơ sở vật chất như mua sắm máy, lắp đặt mạng LAN, kết nối Internet, hệ thống PMDH.
- Chương trình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã đề ra mục tiêu hiện đại hoá nền hành chính nhà nước, theo đó, đến năm 2010, xây dựng và vận hành mạng điện tử - tin học thống nhất của Chính phủ với hai giai đoạn 2000 - 2005; 2006 - 2010.
- Quyết định số 112/2001/QĐ - TTg ngày 25 tháng 7 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2005 đã nêu các mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng các hệ thống tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, quản lý đào tạo phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Hoàn thiện thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành (thư tín điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, quản lý hồ sơ công việc, quản lý cán bộ đào tạo…)
- Tổ chức xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia ở những Bộ ngành trọng điểm : Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng, Thương mại, Hải quan, lao động, Tư pháp, Giáo dục, y tế … để sử dụng chung.
- Tin học hoá các dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh gọn và bảo đảm chất lượng.
- Đào tạo Tin học: Phổ cập CNTT cho cán bộ đào tạo lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ đào tạo nghiệp vụ của các cơ quan hành chính cấp huyện trở lên để có đủ khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính trong xử lý công việc thường xuyên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cải - cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ trên cơ sở gắn mục tiêu tin học hoá quản lý hành chính nhà nước với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ.
- Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58/CT - TW đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT & TT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT & TT trong công tác GD - ĐT ở mọi cấp học, bậc học, ngành học. Đến năm 2010, CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục tiêu cơ bản sau đây:
- CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng
- Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới.
- Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.
* Quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển ứng dụng CNTT, ngay từ thời kì chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận dụng CNTT trong một số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ.
* Bộ GD - ĐT có Chỉ thị số 29/2001/CT - BGD&ĐT đã chỉ rõ việc xây dựng mạng nội bộ, nối mạng Internet, xây dựng mạng giáo dục ứng dụng vào quản lý giáo dục, QLĐT … là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
*Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII về giáo dục - đào tạo: "Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo theo quan điểm “là quốc sách hàng đầu” để tiếp tục thực hiện toàn diện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... đẩy mạnh giảng dạy các môn môn tin học và ngoại ngữ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và QLGD...”
Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Sở giáo dục - đào tạo Nghệ An: "tiếp tục thực hiện chỉ thị 29/CT - BGD&ĐT (ngày 30/7/2001) về việc tăng cường giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2010 nhằm tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp trong giảng dạy và quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng việc giảng dạy và học tập tin học trong trường các cấp học. Coi việc ứng dụng công nghệ tin học trong dạy học và QLGD là khâu đột phá của giáo dục - đào tạo Nghệ An”.
Mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước về ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo được thể hiện
- Tin học hoá một số công việc trong quản lý giáo dục theo hướng chính phủ điện tử với chương trình QLĐT nói chung, đưa các chương trình phần mềm vào ứng dụng trong công tác quản lý đào tạo và đổi mới QLĐT bằng CNTT.
- Thiết lập hệ thống thông tin QLDG phục vụ trực tiếp công tác quản lý chỉ đạo điều hành các chương trình học, đồng thời phục vụ nhu cầu về thông tin QLĐT cho giáo viên, chuyên viên.
Trong giai đoạn hiện nay và nói chung của tiến trình phát triển ngành CNTT tại Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung đều có một định hướng rõ rệt là ngày càng hiện đại hoá và mang lại nhiều tiện ích hiện đại hơn cho người sử dụng, góp phần vào việc phát triển xã hội và tạo ra nhiều lợi ích kinh tế. Việt phát triển ứng dụng CNTT trong QLĐT không chỉ đơn giản là dừng lại ở việc phát triển các cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, việc phát triển các phần cứng … mà vấn đề quan trọng ở đây là việc phát triển phần mềm và các ứng dụng cho người dùng trên nền tảng CNTT. Chuyển đổi việc sử dụng các ứng dụng, các chu trình quản lý … từ hình thức nhân công từ trước đến nay sang một hình thức sử dụng, hoạt động mới là tự động hoá bằng các chương trình tiêu chuẩn với hình thức quản lý ứng dụng và sử dụng hoàn toàn dựa vào các chương trình ứng dụng của CNTT. Chính điều này sẽ giúp cho người sử dụng và các nhà quản lý sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho các hoạt động của mình cũng như là nâng cao hiệu suất lao động lên gấp nhiều lần, và đây mới chính là hiệu quả lớn nhất mà CNTT mang lại cho mọi người.
Ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay, tình hình phát triển CNTT đang đi những bước rất tốt và khả quan, đang dần hoà nhập vào nền CNTT của khu vực. Tuy nhiên do tình hình khách quan, cũng như đang ở chặng đường đầu tiên của việc phát triển CNTT nên việc phát triển này vẫn chưa đồng đều để sử dụng được tất cả các lợi ích mà CNTT có thể mang lại cho người dùng. Việc phát triển CNTT tại thời gian qua đang tập trung chủ yếu vào việc phát triển các cơ sở hạ tầng CNTT cho người dùng – cơ sở hạ tầng ở đây có thể nói đến là mạng thông tin, qua đó giúp cho con người có thể trao đổi thông tin vơi nhau dễ dàng, nhanh chóng hơn và thuận tiện trong việc hoà nhập toàn cầu. Để làm được điều này là một sự cố gắng không nhỏ của Nhà nước, Đảng cũng như các trường học tại Việt Nam cho đến thời điểm này. Tuy nhiên để có thể phát triển và phát huy toàn bộ các ứng dụng cũng như lợi ích mà CNTT mang lại thì ngoài việc phát triển các hệ thống mạng CNTT, chúng ta cần tập trung vào việc phát triển các hệ thống ứng dụng CNTT và vận hành các hệ thống này.