Phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo trường cao đẳng nghề du lịch-thương mại nghệ an (Trang 72 - 131)

Thang đo yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào QLĐT. Giả thiết ban đầu về 27 biến giải thích và phụ thuộc, kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo đã loại bớt 1 biến giải thích (QMĐT5) không phù hợp về mặt giá trị thống kê (Như vậy còn 26 biến giải thích và phụ thuộc); Các biến đều đạt độ tin cậy trong các thành phần thang đo. Do vậy nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá để: (i) khám phá các nhân tố thành phần, (ii) xem xét tính hội tụ của thang đo. Kết quả phân tích thành phần các nhân tố được thể hiện trong bảng.

Bảng 3.13. Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Nhân tố 1 2 3 4 5 6 CT_QTĐT1 .801 CT_QTĐT2 .720 CT_QTĐT3 .695 CT_QTĐT4 .671 CT_QTĐT5 .656 CT_QTĐT6 .615 QMĐT1 .748 QMĐT2 .735 QMĐT3 .701 QMĐT4 .678 QMĐT5 .657 CN1 .719 CN2 .694 CN3 .656 CN4 .628 CN5 .615 CN6 .734. ĐKCS-HTKT1 .830

ĐKCS-HTKT2 .790 ĐKCS-HTKT3 .753 CNTT1 .752 CNTT2 .718 CNTT3 .639 CNTT4 .623 CNTT5 .621 CNTT6 .497 Kiểm định Bartlett's - Giá trị KMO 0,704 - Approx, Chi-Square 1. 008 - Df 325 - Sig, .000 Phương sai trích 59,602

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Trên kết quả cho thấy loại những biến có Factor loading < 0,5 không đạt tiêu chuẩn (CT- QTĐT 1, có Factor loading là 0,497). Thực hiện EFA tương tự sau khi loại biến cho kết quả như sau:

Bảng 3.14. Kết quả phân tích nhân tố khám phá sau khi loại biến

Nhân tố 1 2 3 4 5 6 CNTT3 .818 CNTT6 .704 CNTT4 .677 CNTT2 .675 CNTT5 .633 CNTT1 .628 CN4 .751

CN5 .735 CN2 .698 CN1 .685 CN3 .654 CN6 .578 CT – QTĐT1 .694 CT – QTĐT5 .680 CT – QTĐT4 .680 CT – QTĐT2 .672 CT – QTĐT6 .650 CT – QTĐT3 .529 ĐKCS-HTKT1 .825 ĐKCS-HTKT3 .791 ĐKCS-HTKT2 .751 QMĐT2 .765 QMĐT4 .718 QMĐT3 .648 QMĐT1 .624 Kiểm định Bartlett's - Giá trị KMO 0.702 - Approx, Chi-Square 1.0263 - Df 300 - Sig, .000 - Phương sau trích 55,272

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Từ bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy, giá trị kiểm định KMO trong phân tích nhân tố khá cao (0,702 > 0,5) và mức ý nghĩa sig =.000, thể hiện phân tích nhân tố là phù hợp. Tại các mức giá trị Engenvalue lớn hơn 1 với phương pháp rút trích Principle asxis factoring và phép quay promax, phân tích nhân tố EFA

đã trích được 5 nhân tố từ 26 biến quan sát, với phương sai trích được là 55,272% >50%. Có nghĩa là 5 nhân tố này sẽ giải thích được 52,272% biến thiên của dữ liệu.

Từ kết quả phân tích thành phân nhân tố thu được các nhân tố sau: (i) Công nghệ thông tin với 6 biến quan sát: Hệ thống server chuyên dụng; Hệ thống mạng và các thiết bị phụ trợ; Hệ thống máy tính, internet được bảo trì, nâng cấp; Hệ thống máy tính của trường được kết nối mạng LAN và kết nối Internet, Máy vi tính nối mạng phục vụ cho việc truy cập Internet nghiên cứu, tìm tài liệu, phục vụ cho công tác giáo dục; Công tác kiểm tra, theo dõi việc quản lý, sử dụng thiết bị ứng dụng vào dạy học và đào tạo; (ii) Con người với 6 biến quan sát: Cán bộ đào tạo có chuyên môn, kỹ năng; Cán bộ đào tạo gắn bó, tâm huyết với nghề; Thời gian hoàn thành và cập nhật các dữ liệu đào tạo; Trình độ ứng dụng CNTT của chuyên viên Đào tạo; Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý đào tạo; Năng lực học hỏi kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ; (iii) Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật với 3 biến quan sát: Hệ thông hạ tầng: ban Giám hiệu, trường, lớp, thư viên, khu thể thao, sân bãi….; Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: mạng internet, hệ thống thiết bị lưu trữ dữ liệu, hệ thống phần mềm mới được cập nhật....; Trang thiết bị thực hành phục vụ cho dạy và học (iv) Quy mô đào tạo với 05 biến quan sát: Đào tạo hệ cao đẳng; Đào tạo hệ trung cấp; Đào tạo liên kết; Đào tạo ngắn hạn; Quy mô đào tạo đa dạng, mở rộng. 3.3.4. Phân tích hồi quy về yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo trường CĐ Nghề Du lịch Nghệ An

Tiến hành tính nhân số của các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào QLĐT bằng cách tính trung bình cộng của các biên quan sát thuộc nhân tố. Viết phương trình hồi quy tuyến tính bội, xem xét các yếu tố từ F1 đến F5, yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào QLĐT trong nhà trường (UDCNTT). Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.15: Kết quả phân tích hồi qui về ứng dụng CNNT vào QLĐT

Giá trị thống kê

Biến Kí hiệu Hệ số hồi qui

t Sig,

Biến phụ thuộc DTU B

(Constant) 0 7,165E-17 1.446 .150

Chương trình, quy trình

Quy mô đào tạo QMĐT 0.080 .137 .891

Con người CN 0.264 3.530 .001

Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật ĐKCS – HTKT 0.561 6.166 .000 CNTT CNTT 0.291 5.056 .000 R2 .334 R2 Adjust Adjusted R Square .312 F (Sig) 15.420 (Sig. = 0.000)

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra

Biến Chương trình - quy trình đào tạo, Quy mô đào tạo và không ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào QLĐT trong nhà trường. Chạy lại hồi quy tuyến tính loại bỏ từng biến thu được kết quả cuối cùng như sau:

Bảng 3.16: Kết quả phân tích hồi qui về ứng dụng CNNT vào QLĐT khi loại bỏ biến

Giá trị thống kê

Biến Kí hiệu Hệ số hồi qui

t Sig,

Biến phụ thuộc DTU B

(Constant) 0 7,165E-17 6.019

Con người CN .280 5.061 .000

Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật ĐKCS – HTKT .264 3.672 .000 CNTT CNTT .217 5.056 .000 R2 .320 R2 Adjust Adjusted R Square .307 F (Sig) 24.451(Sig = 0.000)

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Kết quả hồi quy bằng phương pháp Enter cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp: mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, không có đa cộng tuyến, hệ số tương quan R lớn hơn R2. Kết quả cho 3 nhân tố Con người, Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Công nghệ thông tin giải thích được 32% sự thay đổi về yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào QLĐT trong nhà trường. Phương trình hồi quy được viết như sau:

UDCNTT = 0,28 * Con người + 0,264 * Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật+ 0,217* Công nghệ thông tin + 0,847

-Con người: con người có tác động lớn nhất trong các yếu tố và thuận chiều tới ứng dụng CNTT vào QLĐT, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy yếu tố con người được đánh giá rất quan trọng việc ứng dụng CNTT vào QLĐT. Yếu tố con người ở đây được hiểu là các mặt như chất lượng, số lượng, trình độ ứng dụng… CNTT vào QLĐT.

-Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Yếu tố này có tác động thuận chiều tới ứng dụng CNTT vào QLĐT. Cơ sở vật chất dược đảm bảo về trường, phòng ban nhất là các máy móc thiết bị phục vụ cho hệ thống CNTT giúp cho công tác QLĐT được nhanh chóng, thuận lợi.

-Công nghệ thông tin: Yếu tố này có tác động thuận chiều tới ứng dụng CNTT vào QLĐT. Hệ thống CNTT nhất là Hệ thống server chuyên dụng và hệ thống mạng và các thiết bị phụ trợ đồng thời hệ thống máy tính, internet được bảo trì, nâng cấp là yếu tố để giúp cho CBQL sử dụng dễ dàng và nhanh chóng tăng tính thuận tiện ứng dụng CNTT vào QLĐT góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy vậy, biến số này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%.

3.4. Đánh giá chung

Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào QLĐT cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Trong các yếu tố nghiên cứu có ba yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê .

Thứ nhất, Con người có tác động lớn nhất trong các yếu tố nghiên cứu và có tác động thuận chiều tới ứng dụng CNTT vào QLĐT trường CĐN Du lịch - Thương mại Nghệ An trong việc ứng dụng CNTT vào QLĐT có mức ý nghĩa 5%.

Thứ hai, Cơ sở vật chất kỹ thuật với những cơ sở vật chất như phòng máy, trang thiết bị phụ trợ, trường lớp, phòng ban...đã có tác động tích cực tới ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo.

Thứ ba, Công nghệ thông tin có tác động tích cực ứng dụng CNTT trong công tác QLĐT và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Đểu đánh giá mức độ chung nhất về ứng dụng CNTT vào QLĐT chúng tôi đã có có kết quả đánh giá như sau:

Bảng 3.17. Đánh giá chung về ứng dụng CNTT vào QLĐT

TT Các tiêu chí ĐTB ĐLC TB

1 Tất cả các bộ phận của nhà trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo

3.21 0.99 2

2 Các khâu trong quản lý đào tạo của nhà trường đã ứng dụng công nghệ thông tin tốt.

3.18 0.91 3

3 Nhìn chung việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo của nhà trường là tốt

3.40 0.96 1

Nhận xét

Qua đánh giá của cán bộ, nhân viên trong trường cho thấy đánh giá về ứng dụng CNTT vào QLĐT thể hiện “Nhìn chung việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo của nhà trường là tốt” có ĐTB=3.40 sau đó là “Tất cả các bộ phận của nhà trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo” có ĐTB=3.21. Tuy nhiên còn hạn chế “Các khâu trong quản lý đào tạo của nhà trường đã ứng dụng công nghệ thông tin tốt”.

3.4.1. Kết quả đạt được

Do sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm phấn đấu bền bỉ của các công tác QL đặc biệt của cán bộ QL đào tạo, chuyên viên đào tạo, thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục.

Ứng dụng CNTT vào quản lý đòi hỏi phải tiến hành đồng thời hai nhiện vụ, đó là trang bị đồng bộ và nâng cao năng lực sử dụng thiết bị của con người. Hai nhiệm vụ này thống nhất với nhau, thúc đẩy lẫn nhau phát triển.

Về năng lực sử dụng CNTT của cán bộ quản lý. Cán bộ QL có những kỹ năng nhất định trong việc ứng dụng CNTT vào QL như dúng Word, Excel, Internet.... Việc ứng dụng CNTT vào QLĐT được thực hiện ở các khâu trong đào tạo từ việc thực hiện QL chương trình, quy trình đào tạo, kế hoạch đến QL giảng dạy, thi cử và QL điểm thi đặc biệt QL công tác thi TN.

- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.

3.4.2. Những tồn tại trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An tại trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An

Nhà trường đã có những thành công bước đầu của ứng dụng CNTT vào QLĐT bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:

Ứng dụng CNNT vào QLĐT của cán bộ nhân viên còn hạn chế đặc biệt ở các khâu QL chương trình, kế hoạch dạy học, điểm chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.

- Việc đánh giá ứng dụng CNTT vào QLĐT còn lúng túng, chưa có sự kích thích đến chuyên viên ĐT. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào ĐT còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.

- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả.

- Cơ sở vật chất đặc biệt các phần mềm, tính năng của CNTT còn nghèo nàn. Ứng dụng CNTT vào QLĐT được thực hiện hạn hẹp so với tính năng của CNTT như các phần mềm QL.

Nguyên nhân của thành công hạn chế

Nguồn lực của đơn vị bao gồm con người, cụ thể hơn là năng lực của cán bộ giáo viên và hệ thống cơ sở vật chất hiện có. Cơ sở vật chất - đặc biệt là thiết bị tin học - phải tương xứng với năng lực sử dụng của cán bộ giáo viên. Nếu cơ sở vật chất đầy đủ nhưng năng lực ứng dụng, sử dụng, quản lý của cán bộ giáo viên không cao, thì sẽ lãng phí hệ thống cơ sở vật chất đó, vì không tạo ra hiệu suất cho công việc. Đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin thường khá đắt, tốn kém kinh phí mua sắm. Ngược lại, nếu hệ thống cơ sở vật chất chưa đầy đủ, cán bộ giáo viên thiếu thiết bị để ứng dụng vào dạy học, quản lý thì dẫn đến chất lượng quản lý thấp.

Một số cán bộ quản lý hạn chế về kỹ năng sử dụng CNTT vào QL, chưa khai thác hết ứng dụng CNTT vào QLĐT. Do vậy, một số cán bộ quản lý chỉ coi máy tính

như một cái máy chữ hiện đại. Trong khi CNTT là ngành khoa học phát triển nhanh, ứng dụng vào thực tế nhiều. Vì vậy, cán bộ quản lý càng ngày càn khó khăn trong việc tiếp cận.

- Công tác QLGD còn có những mặt hạn chế, một số CBQL chưa biết làm hoặc chưa thực sự tâm huyết với công việc.

- Công tác ứng dụng CNTT vào QLĐT đã có chuyển biến nhưng chưa toàn diện, đội ngũ cán bộ quản lý trước yêu cầu mới vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự chủ động sáng tạo, còn trông chờ ỷ lại, tính hiệu quả trong công tác quản lý điều hành chưa cao, do chưa tích cực học tập để nâng cao trình độ, năng lực, chưa quy tụ và khai thác được thế mạnh trong đội ngũ giáo viên.

- Sự nỗ lực cố gắng ở một số CBQL, chuyên viên còn hạn chế, chưa tâm huyết, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện. Cơ cấu tuy được cải thiện nhưng với quy mô trường lớp như hiện nay thì việc bố trí đồng bộ về đội ngũ cho mỗi chuyên viên, cán bộ về kỹ năng khai thác CNTT còn khó khăn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Như vậy, với các vấn đề được đề cập ở cơ sở lý thuyết ở chương 1 và phương pháp nghiên cứu ở chương 2, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào QLĐT trường CĐNghề du lịch – Thương mại Nghệ An thông qua bảng hỏi, phỏng vấn với mẫu nghiên cứu là 160.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào QLĐT trong đó kể đến là 5 yếu tố chính là con người, công nghệ thông tin, chương trình-quy trình đào tạo và cơ sở vật chất – kỹ thuật đồng thời quy mô đào tạo

Những kết quả trong chương 4 sẽ là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào QLĐT trường CĐ Nghề du lịch Nghệ An trong thời gian tới.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ ĐÀO

TẠO Ở TRƯỜNG CĐN DU LỊCH - THƯƠNG MẠI NGHỆ AN

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo trường cao đẳng nghề du lịch-thương mại nghệ an (Trang 72 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)