Xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 93 - 122)

Từ hạn chế của đề tài đã chỉ ra một số điểm cần khắc phục và gợi ý cho quá trình nghiên cứu tiếp theo, vì điều kiện hạn chế và trong phạm vi, mục tiêu của đề tài mặc dù nghiên cứu cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên để những nghiên cứu tiếp theo có những đóng góp thiết thực hơn cần:

­ Về các tiêu chí và thang đo đánh giá: Vận dụng kết quả nghiên cứu đã hoàn thành của đề tài và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu định tính, nghiên cứu sơ bộ theo các phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm… nhằm đưa ra các thang đo hoàn thiện và sát với thực tế hơn.

­ Về phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tiếp sau nên mở rộng các đối tượng nghiên cứu như: mở rộng các đối tượng được tham gia phỏng vấn là học sinh tốt nghiệp THCS, học sinh hệ vừa làm vừa học, học sinh đã tốt nghiệp ra trường, doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn các tỉnh Khánh Hòa để thu thập được nhiều thông tin hơn và có cơ sở để hoàn thiện mô hình nghiên cứu mang tính khái quát chung về vấn đề đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo của Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa nói riêng và các trường TCCN trong khu vực tỉnh Khánh Hòa nói chung.

Nếu thực hiện tốt các vấn đề này trong nghiên cứu tiếp theo sẽ đem lại kết quả tốt và sát thực với thực tiễn hơn. Từ đó có những gợi ý về chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo của các trường TCCN nói riêng và của hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu đã giúp hình thành và khẳng định mô hình nghiên cứu lý thuyết dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu, mô hình nghiên cứu này gồm những thang đo tin cậy giúp đo lường thành phần chất lượng đào tạo và sự hài lòng của học sinh khi học tại Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đưa ra những kết luận về sự đánh giá của học sinh đối với chất lượng đào tại trường. Tất cả những kết quả trên là căn cứ hết sức quan trọng để đưa ra những đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo và đề xuất đóng góp cho sự phát triển giáo dục đào tạo tại Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa cũng như của Tỉnh nhà.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài cũng còn một số điểm hạn chế (đã nêu rõ) cần được lưu ý. Việc khắc phục những hạn chế này là cơ sở tiền đề cho những nghiên cứu ở những lần sau, góp phần xây dựng mô hình nghiên cứu hoàn thiện có tính khái quát, cũng như có thể đưa ra được những giải pháp, kiến nghị cụ thể, xác đáng chứ không chỉ dừng lại ở tính định hướng như đề tài này.

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã hướng dẫn, giúp đỡ về mặt kiến thức để làm căn cứ cho việc thực hiện đề tài. Cảm ơn Ban giám hiệu và các Phòng, Khoa Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa, các em học sinh học tập tại trường đã giúp đỡ về mặt số liệu để viết đề tài. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cùng chia sẽ thông tin, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, tháng 5 năm 2013

Người thực hiện Lê Thị Ngọc Hân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn số: 5412/BGDĐT-GDCN ngày 20/8/2012, Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với Giáo dục

chuyên nghiệp.

2. Nguyễn Thị Cành (2007), Phương pháp & phương pháp luận nghiên cứu khoa

học kinh tế, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại trường Đại học An Giang, Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp trường, Trường Đại học An Giang, An Giang.

4. Phạm Thị Cúc Phương (2008), Đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng

đào tại tại Học viện hàng không Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

5. Sở GD & ĐT Khánh Hòa (2013), Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo trung

cấp chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội.

6. Lê Văn Nhanh (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn công việc của

người lao động trong Công ty TNHH May mặc ALLIANCE ONE. Luận văn

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.

7. Lê Đức Tâm (2012), Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Xây dựng miền Trung. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.

8. Lê Thị Thuỷ (2009), Khảo sát và đo lường mức độ hài lòng của sinh viên khoa

kinh tế - trường Đại học Nha Trang về chất lượng khoá học đại học. Khoá luận

tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nha Trang.

9. Lưu Thiên Tú (2009), Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo được cảm nhận và sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Luận

văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

10.Phạm Xuân Thanh (2004), Xây Dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong,

Tạp chí Giáo dục số 98.

11.Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

12.Nguyễn Quang Thu (2007), Đánh giá chất lượng các môn học thuộc bộ môn QTDA-TC Khoa QTKD trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên

cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

13.Nguyễn Hữu Thái Thịnh (2012), Tác động của chất lượng đào tạo đến sự cảm nhận của sinh viên đối với trường Cao đẳng Văn Hoá Nghệ Thuật và Du Lịch Nha Trang. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.

14.Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh, Hà Nội: NXB Thống kê.

15.Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Hà Nội: NXB Lao động xã hội.

16.Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.

17.Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, TP. Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức.

Tiếng Anh

18.Gronroos, C, A, (1984), Service Quality Model and Its Marketing Implications, European, Journal of Marketing, 18 (4): 36-44.

19.Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L. (1985), A Conceptual Model of Service Quality and Its Implications for Future Research, Journal of Maketing,

49 (fall): 41-50.

20.Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L. (1988), SERVQUAL: A Multiple- Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing, 64 (1): 12-40.

Website:

http://tcktkhanhhoa.edu.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC SỐ 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM

Chào các bạn!

Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu mức độ hài lòng của học sinh về chất lượng đào tạo tại trường. Chúng tôi rất hân hạnh được cùng các bạn thảo luận về các yêu cầu của các bạn đối với môi trường mà các bạn đang tham gia học tập nhằm giúp cho chúng tôi hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của các bạn.

Xin vui lòng đánh dấu chọn những yêu cầu của bạn đối với khóa học mà bạn đang tham dự

1. Chương trình và nội dung chương trình đào tạo

- Thông tin về chương trình học được thông báo đầy đủ - Chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn - Mục đích các môn học được giới thiệu rõ ràng - Các môn học được phân bố hợp lý

- Các môn học bổ sung kiến thức cho nhau - Thời lượng cho các môn học hợp lý

- Nội dung các môn học thường được cập nhật đổi mới - Cách đánh giá môn học và cho điểm hợp lý

2. Đội ngũ giáo viên

- Giáo viên nắm vững kiến thức chuyên môn - Giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tế

- Phương pháp giảng dạy của giáo viên sinh động, thu hút - Giáo viên biết ứng dụng kinh nghiệm thực tiễn vào bài giảng

- Giáo viên sử dụng và phát triển nhiều loại công cụ truyền thông trong giảng dạy - Giáo viên biết động viên học sinh

- Giáo viên sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của học sinh - Giáo viên biết tiếp thu ý kiến của học sinh

3. Cơ sở vật chất

- Cơ sở vật chất nhà trường (Phòng học, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy, phòng thí nghiệm, thực hành,…) đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy và học tập

- Cơ sở vật chất thư viện: Số lượng và chất lượng sách báo, giáo trình, tài liệu đầy đủ

4. Các dịch vụ hỗ trợ đào tạo

- Nhà trường và Khoa thường xuyên lắng nghe và thu thập ý kiến của học sinh - Nhân viên, giáo vụ, giám thị nhiệt tình phục vụ khi học viên cần

- Hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu, chọn lựa và học tập của học sinh

- Hoạt động xã hội, đoàn thể được tổ chức thường xuyên và có hiệu quả cao - Dịch vụ phục vụ ký túc xá đáp ứng tốt nhu cầu của học sinh

- Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe đáp ứng tốt nhu cầu của học sinh

- Dịch vụ ăn uống, giải khát (căng tin) trong trường phù hợp với nhu cầu của học sinh

Các bạn hãy liệt kê thêm chi tiết những yêu cầu đối nhà trường khi các bạn tham gia học tập tại trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa.

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Trân trọng cảm ơn.

PHỤ LỤC S 2: BẢNG CÂU HỎI (Chính thức)

Xin chào bạn….

Chúng tôi là nhóm nghiên cứu chuyên ngành Quản trị kinh doanh thuộc Trường Đại học Nha Trang. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh về chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa, thông qua các phát biểu phía sau. Những đóng góp của bạn không có quan điểm nào là đúng hay sai. Tất cả đều là những thông tin rất quý báu giúp Tôi hoàn thiện việc đo lường này và phục vụ cho nhà trường trong việc hoàn thiện chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, các dịch vụ hỗ trợ đào tạo tại trường. Vì sự phát triển bền vững của trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa nói riêng và sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà nói chung, mong các bạn dành ít thời gian thảo luận với tôi về vấn đề này.

Điền thông tin như thế nào …

Bạn vui lòng cố gắng tìm và chọn một ô mà bạn cho rằng thích hợp nhất trên mỗi hàng, và khoanh tròn (hoặc đánh dấu “X”) vào ô đó, tương ứng với mức độ đánh giá của bạn cho từng câu hỏi.

Ví dụ, phát biểu: Phương pháp giảng dạy của giáo viên sinh động, thu hút.

Để trả lời phát biểu này, bạn hãy suy nghĩ và chọn mức độ đồng ý của bạn và khoanh tròn (hoặc đánh dấu chéo “X”) vào ô tương ứng. Ví dụ, nếu bạn Rất đồng ý với phát biểu trên, thì hãy chọn ô số 5 như sau:

Phát biểu Rất không Rất đồng ý đồng ý

Phương pháp giảng dạy của giáo viên sinh động, thu hút

1 2 3 4

Chúng tôi cam kết rằng, khảo sát này chỉ đơn thuần mang tính chất nghiên cứu khoa học và chỉ duy nhất phục vụ cho nghiên cứu này, hoàn toàn không mang một ý nghĩa đánh giá cá nhân nào khác.

Xin chân thành cám ơn các bạn.

Phần I:PHẦN ĐÁNH GIÁ

Bạn vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với mỗi phát biểu dưới đây. Mức độ đánh giá của bạn sẽ được biểu hiện bằng các con số (từ 1: Rất không đồng ý, đến 5: Rất đồng ý). Cụ thể như sau :

1 = “Rất không đồng ý”. 2 = “Không đồng ý”.

3 = “Không có ý kiến (trung lập)”.

4 = “Đồng ý”. 5 = “Rất đồng ý”.

Xin hãy khoanh tròn (hoặc đánh dấu “X”) vào ô phù hợp, theo quy ước trên, trong mỗi lựa chọn của bạn đối với từng phát biểu.

Chương trình học Mức độ đồng ý

1 Thông tin về khóa học được thông báo đầy đủ cho học sinh 1 2 3 4 5 2 Chương trình khóa học phù hợp với yêu cầu thực tiễn 1 2 3 4 5 3 Nội dung chương trình luôn được cập nhật đổi mới 1 2 3 4 5 4 Các môn học được phân bố hợp lý 1 2 3 4 5 5 Các môn học bổ sung kiến thức lẫn nhau 1 2 3 4 5 6 Nội dung các môn học phong phú 1 2 3 4 5 7 Cách đánh giá môn học và cho điểm hợp lý 1 2 3 4 5 8 Nội dung các môn học theo sát chương trình đào tạo 1 2 3 4 5

Năng lực của giáo viên Mức độ đồng ý

9 Giáo viên nắm vững kiến thức chuyên môn 1 2 3 4 5 10 Giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tế 1 2 3 4 5 11 Giáo viên biết ứng dụng kinh nghiệm thực tiễn vào bài giảng 1 2 3 4 5 12 Giáo viên có phương pháp giảng dạysinh động, thu hút 1 2 3 4 5 13 Giáo viên có kỹ năng truyền đạt kiến thức tốt 1 2 3 4 5 14 Giáo viên luôn khuyến khích học sinh thảo luận 1 2 3 4 5

15

Giáo viên giúp học sinh được rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết (suy nghĩ độc lập, sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, ...)

1 2 3 4 5

16 Giáo viên trình bày bài giảng rõ ràng 1 2 3 4 5

17 Vấn đề giáo viên truyền đạt học sinh hoàn toàn có thể

hiểu được 1 2 3 4 5

18 Giáo viên sử dụng tốt các phương tiện, thiết bị hỗ trợ

giảng dạy 1 2 3 4 5

Sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh Mức độ đồng ý

20 Giáo viên sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của học sinh 1 2 3 4 5 21 Giáo viên sẵn sàng tư vấn cho học sinh khi cần 1 2 3 4 5 22 Giáo viên sẵn sàng giúp đỡ khi học sinh cần 1 2 3 4 5 23 Giáo viên sẵn sàng tiếp thu ý kiến của học sinh 1 2 3 4 5 24 Giáo viên gần gũi, dễ tiếp cận 1 2 3 4 5 25 Nhìn chung, bạn hài lòng với các giáo viên của trường 1 2 3 4 5

Cơ sở vật chất Mức độ đồng ý

26 Nguồn tài liệu, sách, báo trong thư viện đáp ứng tốt nhu

cầu học tập, nghiên cứu của học sinh 1 2 3 4 5

27 Bạn dễ dàng tiếp cận các tài liệu học tập và tham khảo tại

thư viện 1 2 3 4 5

28 Cơ sở giảng đường khang trang, sạch sẽ 1 2 3 4 5 29 Phòng học đảm bảo âm thanh, ánh sáng và độ thông thoáng 1 2 3 4 5 30 Thiết bị thực hành, phòng thí nghiệm phục vụ tốt 1 2 3 4 5

31 Nhà trường có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ

giảng dạy và học tập 1 2 3 4 5

32 Bạn hài lòng với cơ sở vật chất tại trường 1 2 3 4 5

Dịch vụ hỗ trợ học tập Mức độ đồng ý

33 Hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu

cầu tìm hiểu, chọn lựa và học tập của học sinh 1 2 3 4 5

34 Nhà trường và Khoa thường xuyên lắng nghe và lấy ý

kiến từ phía học sinh 1 2 3 4 5

35 Nhân viên, giáo vụ, giám thị có thái độ phục vụ tốt 1 2 3 4 5 36 Hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe tốt 1 2 3 4 5

37 Hoạt động xã hội, đoàn thể được tổ chức thường xuyên và

có hiệu quả cao 1 2 3 4 5

38 Dịch vụ ăn ở đáp ứng tốt nhu cầu của học sinh 1 2 3 4 5 39 Bạn hài lòng với dịch vụ hỗ trợ đào tạo tại trường 1 2 3 4 5

Mức độ hài lòng chung về chất lượng đào tạo Mức độ đồng ý

40 Bạn hài lòng về chất lượng đào tạo tại trường 1 2 3 4 5 41 Bạn hài lòng với các kiến thức/ kỹ năng mà bạn nhận được 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 93 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)