Kiểm định mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 79 - 82)

Sau khi tiến hành phân tích EFA và phân tích hồi quy đã tìm ra được 05 thành phần khác nhau để đo lường sự hài lòng của học sinh về chất lượng đào tạo tại Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa, để đưa ra được những kết luận và các chính sách phù hợp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tại trường, chúng ta cần thực hiện kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu (phân tích tương quan)

Theo ma trận tương quan thì các biến đều có tương quan và có ý nghĩa ở mức 0.01. Ma trận tương quan ở bảng 3.14 đã trình bày các hệ số tương quan Pearson (r) giữa các biến nghiên cứu.

Bảng 3.14: Hệ số tương quan Mô hình DV CT QT VC NL DV 1.000 -.103 -.201 -.392 -.082 CT -.103 1.000 -.159 -.128 -.309 QT -.201 -.159 1.000 -.050 -.450 VC -.392 -.128 -.050 1.000 -.233 Sự tương quan NL -.082 -.309 -.450 -.233 1.000 DV .003 .000 .000 -.001 .000 CT .000 .004 .000 .000 -.001 QT .000 .000 .004 .000 -.002 VC -.001 .000 .000 .002 .000 1 Hiệp phương sai NL .000 -.001 -.002 .000 .004 a. Biến phụ thuộc: HL

Xem xét ma trận tương quan tại Bảng 3.14 cho thấy: Giữa các thang đo sự hài lòng của học sinh (biến độc lập) trong mô hình nghiên cứu không có mối quan hệ tuyến tính với nhau do các hệ số tương quan (Pearson Correlation) đều có giá trị 0.000 (rất nhỏ). Như vậy không xảy ra tương quan chặt giữa các biến độc lập với nhau (đa cộng tuyến) trong phân tích hồi quy.

Ngoài ra, theo kết quả phân tích tại Bảng 3.13 ở phần trên ta có thêm sự nhận xét về sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:

Hệ số R chỉ ra mức độ chặt chẽ trong mối quan hệ giữa các biến độc lập (các nhân tố) và biến phụ thuộc (sự thỏa mãn). R -1,+1, khi R = +1 nghĩa là giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có liên hệ hoàn toàn chặt chẽ (cùng chiều), khi R = -1 nghĩa là giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có liên hệ hoàn toàn chặt chẽ (nghịch chiều). Theo kết quả xử lý ở Bảng 3.13 thì R = 0.785, điều này cho ta kết luận rằng cả 05 nhấn tố (biến độc lập) có mối liên hệ khá chặt chẽ với sự hài lòng của học sinh (biến phụ thuộc).

3.7 Tóm tắt:

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu: kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha; đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích tương quan và hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng

biến độc lập là: CT (Chương trình học), NL (Năng lực của giáo viên), QT (Sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh), VC (Cơ sở vật chất) và DV (Dịch vụ hỗ trợ học tập).

Chương tiếp theo đưa ra kết luận về sự hài lòng của học sinh về chất lượng đào tạo từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp áp dụng kết quả nghiên cứu và trình bày những hạn chế của nghiên cứu cũng như hướng các nghiên cứu tiếp theo.

Chương 4 - THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Trong chương này, trước hết từ kết quả nghiên cứu chúng ta sẽ đưa ra kết luận về sự hài lòng của học sinh về chất lượng đào tạo tại Trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa. Tiếp đến là đề xuất các giải pháp đối với Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa, đối với Sở GD & ĐT Khánh Hòa. Cuối chương này sẽ là một số giới hạn của nghiên cứu này và các đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)