Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 82 - 84)

Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 05 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh về chất lượng đào tạo tại Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa gồm: (1) Chương trình học, (2) Năng lực của giáo viên, (3) Sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh, (4) Cơ sở vật chất, (5) Dịch vụ hỗ trợ học tập với 45 biến quan sát.

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kết quả các biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy nhóm thành 05 nhân tố. Và kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định sự hài lòng của học sinh về chất lượng đào tạo tại Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa chịu sự ảnh hưởng bởi 05 nhân tố đó là: (1) “Chương trình học”, (2) Năng lực của giáo viên, (3)“ Sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh”, (4)“ Cơ sở vật chất” và (5)“ Dịch vụ hỗ trợ học tập”. Trong đó, thành phần “Dịch vụ hỗ trợ học tập” (β’=0.321) có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với sự hài lòng của học sinh, kế đến theo thứ tự là: “Sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh” (β’ = 0.216), “Chương trình học” (β’ = 0.206), “Năng lực của giáo viên” (β’ = 0.153) và cuối cùng là “Cơ sở vật chất” (β’=0.063).

Có thể khẳng định một điều rằng, kết quả nghiên cứu của các tác giả trước và của đề tài đang nghiên cứu đều đã chứng minh được rằng các yếu tố về chương trình học, dịch vụ hỗ trợ học tập, năng lực giáo viên và cơ sở vật chất …có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của học sinh đang theo học tại trường. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của các yếu tố này lại khác nhau ở mỗi nghiên cứu.

Nếu như nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2006) từ đo lường dịch vụ đào tạo theo hướng đo lường chất lượng phục vụ của các đối tượng được sinh viên tiếp xúc. Từ năm thành phần nguyên thủy của thang đo SERVPERF chuyển thành các thành phần giảng viên, cơ sở vật chất, sự tin cậy và sự cảm thông trong đó giảng viên

là thành phần quan trọng nhất tác động đến sự hài lòng của sinh viên; cơ sở vật chất, sự tin cậy xếp thứ hai và sự cảm thông của nhà trường có tác động không đáng kể.

Khác với tác giả trên thì nghiên cứu của Phạm Thị Cúc Phương (2008) thì xem xét đến 5 yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo. Đó là Chương trình học, Năng lực của giáo viên, Sự quan tâm của giáo viên đối với học viên, Cơ sở vật chất và Các dịch vụ hỗ trợ học tập. Kết quả phân tích nhân tố các thang đo lường từ nghiên cứu định lượng cho thấy thang đo chất lượng đào tạo tuy có sự thay đổi vẫn được cấu thành từ 5 yếu tố. Đó là: Sự quan tâm của giáo viên đối với học viên, Chương trình học, Năng lực của giáo viên, Cơ sở vật chất, Dịch vụ sinh hoạt. Trong đó yếu tố cơ sở vật chất có tác động nhiều nhất đến mức độ hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo. Kế đến là 03 yếu tố chương trình học, sự quan tâm của giáo viên và dịch vụ sinh hoạt. Cuối cùng là yếu tố năng lực của giáo viên có tác động thấp nhất đến mức độ hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo.

Và nghiên cứu của tác giả Lê Đức Tâm (2012) thì sử dụng mô hình đánh giá gồm 05 thành phần: Chương trình đào tạo, Đội ngũ giảng viên, Cơ sở vật chất, Hỗ trợ hành chính, Sự quan tâm của nhà trường và kết quả đạt được chung về khóa học để đánh giá sự hài lòng của sinh viên. Kết quả sau khi chạy EFA và phân tích hồi quy cho thấy sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào 05 nhân tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: Trước tiên là Đội ngũ giảng viên (β= 0,394), tiếp đến là Chương trình đào tạo (β= 0,358), Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo (β= 0,169), sự quan tâm của nhà trường tới sinh viên (β= 0,165), cuối cùng là thành phần hỗ trợ hành chính (β= 0,128).

Đi vào chi tiết, ta thấy có sự khác biệt trong việc ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của người học về chất lượng dịch vụ đào tạo. Điều này cũng dễ hiểu vì mỗi đề tài nghiên cứu theo mỗi đối tượng học sinh, sinh viên khác nhau, mỗi môi trường học tập khác nhau, mỗi vùng địa lý khác nhau do đó các yếu tố theo nhận định của mỗi đối tượng cũng sẽ khác nhau. Vì thế dẫn đến sự khác biệt giữa các nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh tốt nghiệp THPT đang theo học hệ TCCN, đây là hệ đòi hỏi cần kỹ năng thực hành nghề cao, môi trường học tập thân thiện, gắn bó… Vì thế mà họ đánh giá cao yếu tố “ Dịch vụ hỗ trợ học tập”, “ Sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh”, “Chương trình học” và “Năng lực của giáo viên”, các yếu tố này góp phần quyết định đến chất lượng dịch vụ đào tạo. Nếu nhà trường có các dịch vụ hỗ trợ học tập tốt như: hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp, các hoạt

động đoàn thể, các dịch vụ ăn ở sinh hoạt, thái độ phục vụ của nhân viên …; có đội ngũ giáo viên vừa có chuyên môn vừa có lòng yêu nghề, quan tâm đến học sinh và chương trình phù hợp, gắn kết với thực hành …thì sự hài lòng của học sinh càng gia tăng.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định một điều rằng các yếu tố trên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của học sinh về chất lượng đào tạo tại trường. Dựa vào kết quả nghiên cứu mà nhà trường cũng như các ban ngành liên quan có thể hoạch định và xây dựng các giải pháp điều chỉnh nhằm mục đích đem lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)