Cơ sở áp dụng mô hình

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 39 - 40)

1.3.1.1 Cơ sở thực tiễn

Thang đo sự hài lòng của học sinh về chất lượng dịch vụ đào tạo được sử dụng khá đa dạng. Tuy nhiên, có thể tóm lại ba xu hướng chính như sau:

(1) Sử dụng thang đo như các dịch vụ thông thường khác, thường thấy nhất là thang đo SERVQUAL (giữ nguyên hoặc có điều chỉnh).

(2) Phát triển thang đo mới nhưng vẫn dựa trên cơ sở SERVQUAL, điển hình là mô hình “Đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo tại Học

viện hàng không Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Cúc Phương, được thực hiện vào

năm 2008.

(3) Thang đo được thiết kế theo các hoạt động của nhà trường liên quan đến giáo dục như hoạt động giảng dạy và học tập; các yếu tố hỗ trợ; môi trường; phục vụ học tập; hỗ trợ đời sống học sinh ….

Trong đề tài này, thang đo sự hài lòng của học sinh về chất lượng dịch vụ đào tạo Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa được tiếp cận dựa trên sự kết hợp của hai xu hướng (2) và (3).

1.3.1.2 Cơ sở lý luận

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ được đánh giá dựa trên rất nhiều quan điểm khác nhau. Một trong những quan điểm đó là đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ dựa trên sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Đối với giáo dục cũng vậy, có rất nhiều phương pháp để đánh giá chất lượng đào tạo của các trường, tuy nhiên phương pháp thường được sử dụng nhất vẫn là đánh giá thông qua mức độ hài lòng của sinh viên tại trường. Như vậy, để đánh giá được chất lượng đào tạo thì Nhà trường phải đánh giá được mức độ hài lòng của h ọ c sinh về

chất lượng đào tạo được cung cấp. Mà muốn đánh giá sự hài lòng của học sinh trước tiên phải xác định được những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ đến chất lượng dịch vụ đào tạo như tác giả đã đề cập ở chương 1.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 39 - 40)