chất lượng có thể được tiến hành bởi chính các cán bộ giảng dạy, học viên sinh viên của trường. Bước kế tiếp sẽ là đánh giá từ phía ngoài, từ các cơ quan kiểm định, các doanh nghiệp sử dụng lao động.
Việc đánh giá chất lượng d ị c h vụ đào tạo vì thế sẽ dựa trên tiêu chí hoàn thành và đáp ứng các mục tiêu đào tạo mà trường đề ra. Vấn đề là ở chỗ ngay từ đầu, nhà trường cần phải định nghĩa và vạch rõ mục tiêu đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn và khả năng đáp ứng của nhà trường. Các mục tiêu được bám sát và thể hiện trong từng giai đoạn của đào tạo, từ khâu đầu vào, suốt quá trình đào tạo cho đến đầu ra, mục tiêu đào tạo cần phải được thống nhất, tuy nhiên cũng có lúc cần được điều chỉnh và linh hoạt theo yêu cầu hiện tại và xu hướng tương lai.
Tóm lại: Có nhiều cách để đánh giá chất lượng của một chương trình đào tạo, ví dụ như đánh giá thông qua kết quả học tập, đánh giá thông qua sự thay đổi về hành vi của người học trước và sau khoá học, đánh giá thông qua sự thoả mãn của người học trước và sau quá trình học, đánh giá thông qua việc so sánh giữa kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra…Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung vào đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo thông qua việc đo lường mức độ thỏa mãn từ phía các học sinh đang học tập tại trường.
1.2.4 Các quan điểm về sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo đào tạo
Quan niệm về sự hài lòng của học sinh:
Theo Kuan-Yao Chiu, 2002 (trích trong Phạm Thị Cúc Phương, 2008): Sự hài lòng của học sinh được định nghĩa như là giá trị cảm nhận của học sinh về chất lượng dịch
vụ đào tạo. Đó là sự đánh giá của họ về các dịch vụ được cung cấp bởi nhà trường, những đánh giá của học viên về kết quả và các hoạt động liên quan đến giáo dục.
Sự hài lòng của học sinh đối với chất lượng dịch vụ đào tạo có thể chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như động lực học tập, khả năng học tập, quá trình học tập, sự gắn kết và quyền lợi của người học. Điều này có nghĩa là dạy và học trên lớp không phải là điều duy nhất, thêm sự giám sát trực tiếp của trợ giảng cũng chưa đủ…, và như vậy, toàn bộ quá trình học tập trở nên vấn đề trung tâm đối với thái độ của học sinh về nhà trường.