Giới thiệu về Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 42 - 52)

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa

Địa chỉ: 03 Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa Điện thoại: 058.3542577 , 058.3837731

Fax: 058-3833981

Email: pdt.tckinhte@gmail.com

Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa trực thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo Khánh Hòa được thành lập theo quyết định số 1304/QĐ – UB ngày 15/10/1984 của UBND Tỉnh Khánh Hòa.

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã có những bước tiến đáng khích lệ về mọi mặt, đội ngũ giáo viên không ngừng được củng cố nâng cao về số lượng lẫn chất lượng chuyên môn, năng động, nhiệt tình, yêu nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về mọi mặt. Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại phục vụ tốt yêu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trong toàn trường. Từ chỗ có 01 ngành đào tạo, đến nay nhà trường đã có đến 04 ngành đào tạo khác nhau với hàng ngàn học sinh theo học mỗi năm. Đội ngũ lãnh đạo năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới phương thức quản lý, phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể với chủ trương “Đa ngành, liên kết, liên thông, nâng cấp” đã và đang từng bước đưa nhà trường ngày càng phát triển. Trong suốt thời gian qua, chất lượng đào tạo của nhà trường luôn được các doanh nghiệ p trên địa bàn tỉnh và dư luận xã hội đánh giá cao. Nhiều anh chị em trước đây từng tham gia giảng dạy, học tập và làm việc tại trường, nay đã có được nhiều vị trí cao trong xã hội, phát huy tốt năng lực chuyên môn của mình.

Từ ngày thành lập đến nay được sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Sở Tài chính, Sở GD&ĐT, các sở ban ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương trường đã có sự lớn mạnh không ngừng, phát triển cả về qui mô và chất lượng đào tạo. Trong quá trình xây dựng và phát triển, với bề dày thành tích trong đào tạo, trường đã nhận được nhiều bằng khen, cờ thi đua và đạt được giải cao trong các cuộc thi cấp tỉnh và toàn quốc.

- Năm học 2009-2010 nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích 25 năm xây dựng và phát triển.

- Chủ tịch Hiệp hội các trường cao đẳng, trung cấp kinh tế kỹ thuật Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích đạt giải Ba trong đợt Hội giảng giáo viên dạy giỏi TCCN toàn quốc năm 2009, 2012.

- Giám đốc Sở GD&ĐT tặng Giấy khen về thành tích đạt giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi hệ TCCN tỉnh Khánh Hòa năm 2009, năm 2012.

- Năm học 2009 - 2010 Nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Chi bộ đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2009, được Đảng uỷ khối các cơ quan Tỉnh tặng giấy khen.

- Công đoàn cơ sở đạt danh hiệu “Vững mạnh xuất sắc” được Liên đoàn lao động tỉnh tặng bằng khen; Đoàn trường đạt “Vững mạnh xuất sắc” dẫn đầu cụm trường học, được Tỉnh đoàn tặng giấy khen.

- Năm học 2010-2011 nhà trường vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu được Đảng uỷ khối các cơ quan Tỉnh tặng Giấy khen; Công đoàn cơ sở đạt danh hiệu “Vững mạnh xuất sắc” được Liên đoàn lao động tỉnh tặng bằng khen; Đoàn trường đạt “Vững mạnh xuất sắc”được tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu cụm trường học, được Trung ương Đoàn tặng bằng khen.

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trường

Chức năng

Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa là cơ sở đào tạo công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường có chức năng đào tạo các nghề hệ trung cấp: Lâm nghiệp, Tin học, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong Tỉnh và khu vực Nam Trung Bộ.

Nhiệm vụ

- Đào tạo, trang bị cơ sở lý luận và thực tiễn cho học sinh hệ chính qui và hệ vừa làm, vừa học có trình độ trung cấp ở các ngành nghề thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kế toán, tin học góp phần phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho địa phương và địa bàn tỉnh nhà.

- Hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường, các cơ sở đào tạo, tổ chức hội thảo khoa học, thực hiện tư vấn, dịch vụ sản xuất, kinh doanh, thương mại cho các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh nhà.

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Trường

Sơ đồ tổ chức:

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG TC-HC PHÒNG TÀI VỤ PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG CÔNG TÁC HS-SV

KHOA CÁC KHOA CÔNG NGHỆ KHOA KẾ TOÁN KHOA TC - NH MÔN CHUNG THÔNG TIN

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức nhà trường

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa).

Chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị: - Ban giám hiệu: gồm

+ 01 Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt độngcủa nhà trường theo Điều lệ trường TCCN (ban hành theo Thông tư số 54/QĐ-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ 02 Hiệu phó: Giúp hiệu trưởng trong công tác quản lý trường, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về các nhiệm vụ được phân công. Thay mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.

- Phòng đào tạo: Phụ trách công tác tuyển sinh; phụ trách công tác đào tạo theo nội dung kế hoach chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; giúp Hiệu trưởng quản lý, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, phương thức đào tạo của các khoa, bộ môn; quản lý nền nếp dạy và học của giáo viên và học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp hiệu trưởng tổ chức quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, hành chính tổng hợp, thi đua, bảo vệ nội bộ và quản lý cán bộ, nhân viên thuộc phòng theo sự phân cấp của Hiệu trưởng. Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng theo quy định của pháp luật.

- Phòng tài vụ: Có chức năng tham mưu cho hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm; thực hiện việc thu – chi, thanh toán quyết toán; lập sổ sách chứng từ theo quy định của nhà nước; thực hiện các chế độ cho cán bộ viên chức nhân viên.

- Phòng công tác học sinh - sinh viên:

+ Phối hợp với phòng Đào tạo thực hiện công tác tuyển sinh. Tổ chức tiếp nhận học sinh trúng tuyển. Tiến hành làm mã và làm thẻ cho học sinh. Giải quyết các thủ tục hành chính cho học sinh nhập học, ra trường, chuyển trường, chuyển về địa phương.

+ Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức học tập sinh hoạt chính trị, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý các mặt về học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học cũng như đời sống vật chất và tinh thần của học sinh toàn trường.

- Ngoài ra còn có các phòng ban khác như:

+ Phòng dịch vụ y tế: Thực hiện dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ, công nhân viên, giáo viên và học sinh.

+ Ban quản lý KTX: Thực hiện nhiệm vụ quản lý học sinh, trật tự nề nếp, vệ sinh ăn uống tại ký túc xá.

+ Văn phòng đoàn trường: Thực hiện, tư vấn các hoạt động đoàn đội.

- Khoa Các môn chung: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập và các hoạt động khác thuộc phạm vi trách nhiệm chuyên môn của mình theo chương trình kế hoạch của nhà trường.

- Khoa Kế toán: Khoa là đơn vị hành chính chuyên môn trực tiếp tổ chức giảng dạy, nghiên cứu khoa học thuộc các ngành và chuyên ngành kế toán. Quản lý công tác chuyên môn, quản lý học sinh và cơ sở vật chất trang bị của khoa theo trách nhiệm và thẩm quyền. Khoa chịu sự lãnh đạo của Hiệu trưởng và hướng dẫn nghiệp vụ của các bộ phận chức năng trong trường.

- Khoa Tài chính – Ngân hàng:Khoa là đơn vị hành chính trực tiếp tổ chức giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thuộc các ngành và chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Quản lý công tác chuyên môn, quản lý học sinh và cơ sở vật chất trang thiết bị của khoa theo trách nhiệm và thẩm quyền. Khoa chịu sự lãnh đạo của Hiệu trưởng và hướng dẫn nghiệp vụ của các bộ phận chức năng trong trường.

- Khoa Công nghệ thông tin: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và quản lý qúa trình đào tạo, giảng dạy, học tập và các hoạt động khác thuộc phạm vi trách nhiệm chuyên môn của mình theo chương trình kế hoạch của nhà trường.

2.1.1.4 Tình hình hoạt động đào tạo của trường trong thời gian qua

Chương trình đào tạo

Bảng 2.1: Chương trình đào tạo tại Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa

NHÓM NGÀNH (MÃ NGÀNH)

CHUYÊN NGÀNH MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Lâm nghiệp (01) Kỹ thuật lâm sinh Đào tạo, trang bị cơ sở lý

thuyết và thực tiễn cho học sinh ở ngành nghề thuộc lĩnh vực lâm sinh.

2. Tin học (02) Tin học – Kế toán Đào tạo, trang bị cơ sở lý

thuyết và thực tiễn cho học sinh ở ngành nghề thuộc lĩnh vực tin học – kế toán.

3. Kế toán (03) Kế toán DN sản xuất Kế toán DN TMDV Kế toán HCSN

Đào tạo, trang bị cơ sở lý

thuyết và thực tiễn cho học sinh ở ngành nghề thuộc lĩnh vực kế toán doanh nghiệp.

4. Tài chính – Ngân hàng (04)

Quản lý ngân sách nhà nước Thuế

Bảo hiểm Tài chính DN Ngân hàng

Đào tạo, trang bị cơ sở lý

thuyết và thực tiễn cho học sinh ở ngành nghề thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Kế toán (05) – Hệ tuyển THCS

Kế toán DN sản xuất Đào tạo, trang bị cơ sở lý

thuyết và thực tiễn cho học sinh ở ngành nghề thuộc lĩnh vực kế toán doanh nghiệp.

6. Điện dân dụng – Công nghiệp (06)

Điện tử

Điện dân dụng

Đào tạo, trang bị cơ sở lý

thuyết và thực tiễn cho học sinh ở ngành nghề thuộc lĩnh vực điện tử.

7. Xây dựng (07) Xây dựng dân dụng – Công nghiệp

Liên kết đào tạo, trang bị cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho học sinh ở ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng.

Nhận xét: Chương trình đào tạo của trường được tổ chức theo quy trình và học chế mềm dẻo phát huy tính tích cực của người học, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo toàn diện. Trường thực hiện đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của người học theo những chuẩn mực thích hợp. Trường chú trọng đầu tư và khuyến khích nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển khả năng tự học và tự giải quyết vấn đề của học sinh, đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên. Mặc dù trường đã triển khai áp dụng một số phương pháp dạy học mới, nhưng hoạt động này vẫn chưa trở thành một phong trào rộng khắp và thường xuyên, liên tục; chưa thật sự tạo được thói quen và phong cách tự học, tự nghiên cứu, tự đặt và giải quyết vấn đề trong học tập cho đông đảo học sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức đánh giá hiệu quả các phương phương pháp giảng dạy mới chỉ thực hiện tại một số khoa và chưa thường xuyên. Trường chưa xây dựng kế hoạch định kỳ tổng kết, đánh giá hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học.

Phương pháp và quy trình kiểm tra, đánh giá được đa dạng hóa, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập, đánh giá được mức độ tích lũy của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực, giải quyết vấn đề. Công tác quản lý kết quả học tập của học sinh được cập nhật tại các khoa và phòng đào tạo bằng cả hai hệ thống song song: sổ sách và phần mềm quản lý chuyên dụng. Điều này đảm bảo tính chính xác trong quản lý, thuận lợi cho việc báo cáo, giải quyết các vấn đề liên quan đến kết quả của người học. Trường công bố công khai và đúng thời gian quy định toàn bộ kết quả học tập của học sinh.

Đội ngũ giáo viên

Bảng 2.2: Tình hình số lượng và chất lượng giáo viên tại Trường tính đến ngày 01/01/2013 TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KHOA SỐ LƯỢNG GV (Người) TỶ LỆ (%) SAU ĐH ĐH

1. Khoa Các môn chung 11 27.5 01 10

2. Khoa CNTT 04 10.0 01 03

3. Khoa Kế toán 11 27.5 02 09

4. Khoa TC-NH 14 35.0 04 10

Tổng cộng 40 100 08 32

Nhận xét: Qua bảng 2.2 có thể thấy đội ngũ giáo viên của trường có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Nhiều giáo viên là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia. Cùng với sự phát triển của trường, đội ngũ giáo viên được bổ sung và phát triển cả về số lượng và chất lượng, đang ngày càng đáp ứng tốt hơn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập và phát triển, đội ngũ giáo viên của trường cũng còn một số bất cập và hạn chế nhất định như việc cập nhật kiến thức mới, khả năng sử dụng ngoại ngữ và vi tính của một số giáo viên còn hạn chế, việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy còn bất cập, việc nghiên cứu khoa học còn chưa được chú trọng. Mặc khác thu nhập của giáo viên còn thấp, cuộc sống còn khó khăn do đó có một số giáo viên chưa có điều kiện học nâng cao trình độ. Vượt qua các khó khăn nhà trường luôn tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho giáo viên; động viên giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhiều giáo viên đi học cao học (hiện tại có 08 giáo viên đang theo học cao học), mở lớp bồi dưỡng kĩ năng biên soạn giáo trình, bài giảng cho giáo viên, cử giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và đạt kết quả tốt.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo

Bảng 2.3: Cơ sở vật chất tại Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa tính đến ngày 01/01/2013

STT Nội dung

Đơn vị tính

Tổng số

I Diện tích đất đai cơ sở đào tạo quản lý sử dụng m2 14.395

II Số cơ sở đào tạo: Cơ sở chính tại số 03 Nguyễn

Đình Chiểu, Vĩnh Phước, Nha Trang. Cơ sở 01

III Giảng đường/phòng học/ hội trường

1 Giảng đường phòng 02 2 Phòng học phòng 22 3 Hội trường phòng 01 IV Phòng máy tính 1 Phòng máy phòng 02 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số máy tính sử dụng (không bao gồm máy tính của các khoa, phòng) máy tính 60 V Thư viện 1 Phòng thư viện phòng 01 2 Số đầu sách quyển 6.071 VI Ký túc xá phòng 18

VII Căng tin phòng 01

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa).

Nhận xét: Qua bảng 2.3 có thể thấy Trường đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất như thư viện, phòng học và các trang thiết bị cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt động khác nhằm đạt được sứ mạng, mục tiêu của mình. Trường có thư viện với phòng đọc dành cho học sinh, cán bộ, giáo viên và kho sách, báo, tạp chí phục vụ nhu cầu của độc giả. Có ký túc xá đáp ứng một phần chỗ ở

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 42 - 52)