Mối liên hệ giữa quản lý công tác sinh viên vói chất lưọng đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn biện pháp quản lỷ công tác sinh viên tại trường đại học (Trang 27 - 30)

Thế kỷ XXI tiếp tục có nhiều biến đối. Khoa học và công nghệ với bước tiến nhảy vọt. Kinh tế trí thức có vai trò ngày càng nối bật trong quá trình phát triến lực lượng sản xuất. Khoa học - Công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc và năng lực các thế hệ. Chính vì vậy đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Người ta quan tâm hơn đến chất lượng giáo dục, đến nhân cách người học, đến cách tổ chức quá trình giáo dục và hệ thống giáo dục.

Đất nước ta đang trong quá trình đối mới đế tiếp cận nền kinh tế tiên tiến của thế giới, phù họp với yêu cầu phát triến của Việt Nam. Các ngành nghề cần sử dụng đội ngũ lao động là những công nhân, kỹ thuật viên có trình độ bậc cao, những chuyên gia, trí thức trẻ đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đó chính là thời cơ cho ngành giáo dục Việt Nam tham gia vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực, thế giới, đồng thời cũng là thời cơ cho sinh viên Việt Nam rèn luyện, học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng đế hội nhập.

Quản lý công tác sinh viên là một bộ phận trọng tâm, chủ yếu hình thành nhân cách cho sinh viên trong toàn bộ quá trình tổ chức tào tạo ở các trường đại học [4, tr.3].

Làm tốt công tác quản lý sinh viên sẽ giúp cho sinh viên có cách nhìn đúng đắn về cuộc sống, về quyền lợi và nghĩa vụ của mình tò đó sinh viên chủ động tích cực học tập trau dồi kiến thức khoa học, để sau khi tốt nghiệp trở thành người lao động có phẩm chất, có năng lực giúp ích cho xã hội.

Làm tốt công tác quản lý sinh viên, đảm bảo cho sinh viên được hưởng đầy đủ quyền lợi về chế độ chính sách của nhà nước, góp phần thu hút sinh viên vào nhừng hoạt động lành mạnh và bố ích, góp phần phát triến toàn diện nhân cách cho họ.

Làm tốt công tác quản lý sinh viên giúp cho sinh viên có đời sống vật chất tinh thần tốt hơn, phong phú hơn có cái nhìn thấm mỹ hơn đế từ đó giúp cho sinh viên có động lực học tập, nâng cao được chất lượng học tập của sinh viên và chất lượng đào tạo của nhà trường.

Như vậy, mục tiêu của quản lý công tác sinh viên hướng vào mục tiêu đào tạo chung của nhà trường và hình thành nhân cách, phấm chất và năng lực công nhân, đào tạo người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có kiến thức văn hoá, khoa học, công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khoẻ, có khả năng góp phần có hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnh đưa đất nước tiến kịp thời đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặt khác, khi mục tiêu đào tạo - chất lượng đào tạo được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực nó có tác dụng ngược lại giúp cho công tác quản lý sinh viên hiệu quả hơn, phù hợp hơn với từng giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Quản lý công tác sinh viên trong trường đại học là nhiệm vụ trọng yếu trong công tác đào tạo của các trường đại học. Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả đã tổng thuật một số khái niệm liên quan đến đề tài như: Quản lý, quản lý nhà trường, quản lý giáo dục,... đồng thời xác định những nội dung cơ bản của quản lý công tác sinh viên ở trường đại

học, phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên. Những cơ sở lý luận làm nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp Quản lý công tác sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nằng trong bối cảnh hiện nay.

32

CHƯƠNG 2

THỤC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Luận văn biện pháp quản lỷ công tác sinh viên tại trường đại học (Trang 27 - 30)